Tổng thuật Lễ đón nhận Bằng ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể

Tối 3/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ đón nhận Bằng ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Chương trình nghệ thuật “Để điệu Then còn mãi”, đồng thời khai mạc Lễ hội Thành Tuyên năm 2022.

Buổi lễ có sự tham dự của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đồng chí Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và đại diện 11 tỉnh có di sản Then, đại biểu Đại sứ quán một số nước tại Việt Nam.

Về phía khách quốc tế có ông Christian Manhart, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam; Đại sứ, đại diện các Đại sứ quán Philippines, Mông Cổ, Armenia, Israel và Ấn Độ; lãnh đạo tỉnh Xiangkhouang - tỉnh kết nghĩa với tỉnh Tuyên Quang.

Tổng thuật Lễ đón nhận Bằng ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể - 1

Các đại biểu tham dự buổi lễ. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Ngày 12/12/2019, tại Phiên họp Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của UNESCO diễn ra tại Bogotá, thủ đô nước Cộng hòa Colombia, “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tổng thuật Lễ đón nhận Bằng ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể - 2

“Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Then vừa là một loại hình văn nghệ dân gian, vừa là một biểu hiện của tín ngưỡng dân gian. Thực hành Then là nghi lễ không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía bắc của Tổ quốc. Một trong những điểm đặc sắc của Then là ngôn ngữ ẩn chứa chiều sâu văn hóa.

Tổng thuật Lễ đón nhận Bằng ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể - 3

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Chủ tịch nước khẳng định, việc ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” chính là thương hiệu quốc gia mà thế giới dành cho chúng ta, qua đó góp phần giới thiệu với bạn bè quốc tế về những di sản văn hóa đặc sắc miền núi phía bắc của Việt Nam, làm cho khu vực này tăng thêm sức hấp dẫn, cuốn hút đối với du khách.

Chủ tịch nước nêu rõ, đi cùng với niềm tự hào là trách nhiệm gìn giữ và bảo tồn “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” đối với các bậc tiền nhân, tổ tiên người Việt và cả trước cộng đồng quốc tế, với nền văn minh nhân loại.

Tổng thuật Lễ đón nhận Bằng ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể - 4

Biểu diễn nghệ thuật hát Then tại buổi lễ. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Chủ tịch nước đề nghị các địa phương sở hữu di sản Then quan tâm xây dựng các chương trình quảng bá, tuyên truyền để thúc đẩy sự gắn bó xã hội. Cũng như quan tâm đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi để các nghệ nhân Then truyền dạy về thực hành Then trong cộng đồng.

Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân, bằng tài năng, nỗ lực và cả máu xương, đã sáng tạo, bồi đắp và trao truyền cho con cháu tài sản qúy báu này; nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương các cấp ủy, chính quyền và nhân dân 11 tỉnh có di sản Then Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, đặc biệt là các nghệ nhân đã có nhiều nỗ lực, chung sức đồng lòng thực hành, truyền dạy, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa quý giá và độc đáo để di sản ngày càng có sức sống bền vững, lan tỏa sâu rộng như ngày hôm nay.

Tổng thuật Lễ đón nhận Bằng ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể - 5

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ các đại biểu, khách mời đến tham dự buổi lễ. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Chủ tịch nước cũng trân trọng cảm ơn UNESCO, các tổ chức quốc tế, các quốc gia bè bạn đã dành cho Việt Nam sự hợp tác, sự giúp đỡ quý báu trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa; và đặc biệt là ủng hộ, vinh danh di sản rất đặc sắc này của Việt Nam, của nhân loại.

Phát biểu tại lễ đón nhận, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam - ông Christian Manhart cam kết sẽ luôn đồng hành, sát cánh cùng Việt Nam để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng các dân tộc và giúp bảo tồn nguồn di sản văn hóa vô giá, một tài sản quý báu cho sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Tổng thuật Lễ đón nhận Bằng ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể - 6

Ông Christian Manhart, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam phát biểu. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh: Hát Then là một loại hình diễn xướng dân gian, gắn bó mật thiết trong đời sống của đồng bào Tày, Nùng, Thái. Sự kiện UNESCO chính thức ghi danh Di sản “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12/2019. Một lần nữa khẳng định thế giới đánh giá cao kho tàng văn hoá phong phú của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Tổng thuật Lễ đón nhận Bằng ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể - 7

Ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trao Bằng ghi danh "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Trong khuôn khổ Lễ đón nhận Bằng ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Lễ hội Thành Tuyên còn có các hoạt động như: Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch 11 tỉnh; trưng bày, giới thiệu không gian văn hóa, nghi lễ sinh hoạt truyền thống các dân tộc; không gian văn hóa gắn với giới thiệu quảng bá sản phẩm du lịch đặc trưng các địa phương để du khách có thể nghiên cứu, tham quan, trải nghiệm…

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất