Tại sao nên để nguyên vỏ và đầu tôm khi nấu?

Trong vỏ và đầu tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng, bạn nên tận dụng các thành phần của nó.

Tôm là một trong những loại hải sản được nhiều người yêu thích. Trong khi một số người thích ăn tôm vì vị umami (vị ngọt từ thịt), những người khác lại bị thu hút bởi loài động vật có vỏ này vì thời gian nấu nhanh.

Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc tại sao một số đầu bếp không bỏ vỏ và bỏ đầu tôm khi chế biến chưa? Bí mật nằm ở một sự thật đơn giản nhưng thú vị: Việc giữ nguyên vỏ và đầu sẽ giúp tăng vị ngọt tự nhiên của tôm.

Vỏ tôm chứa một chất gọi là ribonucleotide, giúp tăng hương vị umami của tôm. Vì vậy, nấu tôm còn nguyên vỏ sẽ giúp chất này thấm vào thịt.

Tại sao nên để nguyên vỏ và đầu tôm khi nấu? - 1

Chế biến tôm nên để nguyên đầu và vỏ.

Hơn nữa, khi sử dụng các phương pháp nấu ở nhiệt độ cao để chế biến tôm, việc để nguyên vỏ sẽ tạo ra một hàng rào bảo vệ cho phần thịt mỏng manh, đảm bảo tôm vẫn mềm và mọng nước, do đó hương vị sẽ ngon hơn. Chỉ cần lưu ý không nấu tôm quá chín, nếu không tôm sẽ bị dai.

Điều đáng nói là đầu tôm cũng góp phần tăng thêm hương vị umami khi bạn cắn vào hoặc ép lấy nước, nhờ hàm lượng chất béo có trong não và mắt. Vì vậy, nếu là người yêu thích các món kem hoặc bơ, đầu tôm có thể phù hợp với bạn.

Bên cạnh giúp bữa ăn ngon hơn, việc thêm vỏ và đầu tôm vào chế độ ăn uống làm tăng giá trị dinh dưỡng.

Theo trang Healthline, lớp vỏ của tôm chứa một chất gọi là chitin, chất này có thể kích thích sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Đây là vi khuẩn trong hệ thống tiêu hóa của con người, giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Một nghiên cứu khoa học gần đây tiết lộ thêm rằng, đầu tôm chứa lipid, có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở người. Ngoài ra, đầu tôm rất giàu protein, axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa như astaxanthin và selen, giúp bảo vệ tế bào cơ thể khỏi bị hư hại, theo ghi nhận của Viện Y tế Quốc gia Mỹ.

Nấu tôm còn nguyên vỏ và đầu sẽ giữ nguyên hương vị cùng chất dinh dưỡng. Bạn cũng có thể tách và để riêng 2 phần này để làm thành loại nước dùng có vị ngọt tự nhiên. Loại nước dùng này có thể làm nước kho thịt, nước nấu canh và nhiều món ăn khác.

Phương Hạnh (Theo Tastingtable)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi