Cùng nhìn lại nghi phạm làm sụp đổ tượng đài Nokia

Việc phá hoại mảng kinh doanh điện thoại di động của Nokia trong quá khứ khiến người này trở thành đối tượng tình nghi.

Stephen Elop là một doanh nhân người Canada, người trước khi dẫn dắt Nokia đã có một danh tiếng lẫy lừng. Ông là Chủ tịch Hoạt động Thực địa Toàn cầu tại Adobe. Sau đó trở thành Giám đốc vận hành (COO) của Juniper Networks. Năm 2008, ông được tuyển dụng vào vị trí trưởng bộ phận kinh doanh của Microsoft trước khi trở thành CEO Nokia vào năm 2010 nhằm thay thế cho Olli Pekka Kallasvuo. Khi nhận nhiệm vụ, Elop tiết lộ rằng chiến lược của ông là để Nokia trỗi dậy trở lại.

Cùng nhìn lại nghi phạm làm sụp đổ tượng đài Nokia - 1

Stephen Elop ngay lập tức đưa ra nhiều quyết định quyết liệt khác nhau. Trong số đó là từ bỏ Symbian và chọn sử dụng hệ điều hành Windows Phone trong dòng smartphone Nokia. Ở thời điểm đó ông tin Windows Phone sẽ leo lên như Android, đồng thời đưa ra phát biểu rằng: “Nếu bạn sử dụng Android, tất nhiên sẽ là quá muộn đối với bất cứ ai trong ngành vì đã có một nhà cung cấp thống trị và kìm hãm các nhà cung cấp khác”, vốn ám chỉ đến Samsung.

Năm 2010, vị trí nhà cung cấp điện thoại di động lớn nhất thế giới của Nokia bắt đầu bị đe dọa nghiêm trọng khi thị phần của công ty sụt giảm mạnh. Giải thích cho quyết định loại bỏ Symbian và sử dụng Windows Phone, ông Elop biết: “Chúng tôi không thể thấy làm thế nào để Symbian có thể cạnh tranh được với iPhone”.

Stephen Elop cũng tích cực quảng cáo điện thoại Nokia với Windows Phone. Ông nói: “Có một cơ hội để tạo ra một hệ sinh thái thứ ba, và đây sẽ là điều để chúng tôi phát triển về phía trước. Với Microsoft và Windows Phone, Nokia có cơ hội tạo ra tên tuổi và thiết bị của riêng họ thay vì phải tuân theo các quy tắc của Android”.

Cùng nhìn lại nghi phạm làm sụp đổ tượng đài Nokia - 2

Bên cạnh đó, Elop cũng giới thiệu dòng điện thoại Asha như một mẫu Nokia giá rẻ nhắm đến các nước đang phát triển.

Như đã biết, chiến lược sử dụng Windows Phone của Nokia đã thất bại thảm hại, và kết quả cuối cùng là Nokia đã bị Microsoft mua lại với giá rẻ mạt vào năm 2013. Năm 2015, Elop cũng bị cho nghỉ việc khi mảng kinh doanh điện thoại di động của Nokia thất bại và Microsoft không tiếp tục phát triển sản phẩm nữa.

Đến từ Microsoft, sử dụng phần mềm của Microsoft và cuối cùng Nokia đã bị Microsoft mua lại, Elop bị cáo buộc là kẻ xâm nhập, hoặc con ngựa thành Troy do Microsoft gửi đến để kết liễu Nokia. Tuy nhiên, ông đã phủ nhận điều đó với lời biện hộ rằng: “Về vấn đề con ngựa thành Troy, tôi thực sự chỉ làm việc vì lợi ích của các cổ đông Nokia. Ngoài ra, tất cả các quyết định kinh doanh và chiến lược cơ bản đều được đưa ra với sự ủng hộ và chấp thuận của ban giám đốc Nokia”.

Cùng nhìn lại nghi phạm làm sụp đổ tượng đài Nokia - 3

Sau khi rời Microsoft, Stephen Elop được bổ nhiệm làm Điều hành Nhóm Công nghệ, Đổi mới và Chiến lược tại gã khổng lồ viễn thông Telstra cua Úc vào năm 2016 trước khi bị bãi nhiệm vào năm 2018.

Cát Tường

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng vì lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, Jasmine Taylor – một TikToker từng ngập trong nợ nần – đã tìm được lối thoát nhờ phương pháp "cash stuffing" và tư duy ngân sách rõ ràng. Với doanh thu hơn 2,2 triệu USD một năm từ chính phương pháp này, cô cho rằng: “Lỗi lớn nhất là không cho đồng tiền một mục đích cụ thể.”

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.