Khuyến nghị dành cho tất cả mọi người khi VNeID chập chờn

Nhiều loại giấy tờ như CCCD, bằng lái xe, bảo hiểm y tế,... đều đã được tích hợp vào VNeID, nhưng ứng dụng này hiện đang rất chập chờn.

VNeID một số thời điểm khó truy cập

Ngày 1/7/2025 đánh dấu cột mốc quan trọng khi việc sáp nhập đơn vị hành chính chính thức có hiệu lực trên toàn quốc. Những thay đổi về địa giới hành chính đã được cập nhật nhanh chóng vào Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, kéo theo sự điều chỉnh thông tin trên ứng dụng VNeID - nền tảng định danh điện tử đang được người dân sử dụng phổ biến.

Tuy nhiên, từ ngày 30/6 tới tận tới trưa 2/7, nhiều người phản ánh việc truy cập VNeID vẫn rất khó khăn, ứng dụng hoạt động chập chờn, thậm chí không thể đăng nhập được trong những khung giờ cao điểm. Nguyên nhân được cho là do lượng truy cập tăng đột biến khi người dân muốn kiểm tra thông tin quê quán, nơi cư trú, địa danh trên căn cước công dân sau khi sáp nhập.

Khuyến nghị dành cho tất cả mọi người khi VNeID chập chờn - 1

Một người dùng VNeID phản ánh không thể vào ứng dụng để xem giấy phép lái xe.

Trên các diễn đàn mạng xã hội, nhiều người tỏ ra bất ngờ khi lần đầu thấy thông tin quê quán của mình thay đổi. Một số xã, phường cũ đã giải thể, sáp nhập thành tên gọi mới khiến nhiều người chưa kịp thích nghi. Chị Nguyễn Hồng Diễm (quận Gò Vấp, TP.HCM) cho biết: “Tôi vào ứng dụng để kiểm tra xem thông tin CCCD đã đổi sang tên xã mới chưa. Nhưng mở hoài không lên. Có lúc vào được thì dữ liệu cứ xoay vòng, không hiện gì cả”.

Không chỉ có chị Diễm, anh Lê Quang Vũ (TP. Đà Nẵng) cũng gặp tình trạng tương tự: “Tôi cần xác nhận thông tin để làm hồ sơ vay ngân hàng, nhưng không tra cứu được gì trên VNeID suốt buổi sáng. Cứ nghĩ là mạng yếu, ai ngờ do hệ thống quá tải”.

Nên chuẩn bị giấy tờ bản cứng khi ra đường

Thực tế, nhiều loại giấy tờ hiện nay như căn cước công dân, bằng lái xe, bảo hiểm y tế,... đều đã được tích hợp vào VNeID, cho phép người dân đi lại, khám chữa bệnh hoặc xử lý thủ tục hành chính mà không cần mang theo bản cứng. Tuy nhiên, tình trạng chập chờn của ứng dụng VNeID trong thời điểm có biến động dữ liệu lớn cho thấy việc phụ thuộc hoàn toàn vào định danh số có thể gây bất tiện.

Anh Hồ Trọng Nghĩa (ngụ tỉnh Bình Dương, giờ là TP.HCM) chia sẻ: “Tôi hay dùng VNeID khi CSGT kiểm tra hành chính, trước nay chưa từng bị hỏi giấy cứng. Nhưng sáng nay, do ứng dụng không mở được, tôi bị yêu cầu trình CCCD bản cứng. Rất may là tôi vẫn để sẵn trong ví”.

Tương tự, chị Trần Minh Thảo (phường Cát Lái, TP.HCM) từng đi khám bệnh bằng bảo hiểm tích hợp trên VNeID, nhưng hôm nay phải quay về lấy thẻ cứng do hệ thống không nhận diện được mã số.

Trong bối cảnh dữ liệu đang được đồng bộ và cập nhật theo địa danh mới, việc ứng dụng điện tử gặp trục trặc là điều không thể tránh khỏi. Người dân nên chủ động mang theo các giấy tờ vật lý, đặc biệt là thẻ CCCD gắn chip, bằng lái xe hoặc bảo hiểm y tế để đảm bảo việc đi lại, khám bệnh, làm việc không bị gián đoạn.

“Tôi chuyển toàn bộ giấy tờ sang bản PET hết rồi, vẫn để sẵn trong bóp. Dù dùng VNeID tiện thật, nhưng gặp sự cố như hôm nay thì có giấy cứng vẫn yên tâm hơn”, anh Nguyễn Quốc Huy (TP.HCM) chia sẻ kinh nghiệm cá nhân.

Qua đó có thể thấy, VNeID là bước tiến quan trọng trong hành trình chuyển đổi số quốc gia, giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo thuận lợi cho người dân trong nhiều mặt của đời sống. Tuy nhiên, để ứng dụng hiệu quả, người dân cũng cần chuẩn bị tâm thế chủ động, từ việc kiểm tra thường xuyên trạng thái dữ liệu, đến việc mang theo bản cứng các giấy tờ thiết yếu khi đi làm thủ tục để chủ động trong công việc của mình.

Ngọc Phạm

Tin liên quan

Tin mới nhất

Ba kỉ niệm với nhà văn Nguyễn Bình Phương

Ba kỉ niệm với nhà văn Nguyễn Bình Phương

Gần bốn mươi năm quen biết và thân thiết, tôi và Nguyễn Bình Phương đã cùng chia sẻ không biết bao nhiêu buồn vui, kỷ niệm. Tình bạn giữa hai người đàn ông tưởng như giản dị, nhưng hóa ra lại đặc biệt đến mức khiến người ngoài phải… nghi ngại. Như cái lần ở Sài Gòn, sau bữa nhậu với ông bạn nhà văn Hoàng Đình Quang - người đồng hương Thái Nguyên, nổi tiếng với “Người thọ n

Hành trình dạy người khiếm thị khiêu vũ của một trái tim không chọn dễ dàng

Hành trình dạy người khiếm thị khiêu vũ của một trái tim không chọn dễ dàng

“Người thầy có trái tim mặt trời” - đó là cách nhiều học trò gọi thầy Tô Văn Hòa, kiện tướng dancesport, người dạy khiêu vũ miễn phí cho người khiếm thị. Sáu năm trước, thầy bắt đầu hành trình dạy học đặc biệt của mình. Không giáo án, không giáo trình, chỉ có tiếng vỗ tay làm nhịp dẫn đường. Từ những bước chân đầu tiên, thầy thành lập nên Câu lạc bộ khiêu vũ người khi

Mô hình Chính quyền 2 cấp: Nhìn từ thế giới

Mô hình Chính quyền 2 cấp: Nhìn từ thế giới

Nhiều nước trên thế giới đã vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trong nhiều thập niên, thúc đẩy tính hiệu quả, mạnh mẽ của chính quyền cấp địa phương, theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Mở rộng kết nối, tăng cường hợp tác du lịch, thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản

Mở rộng kết nối, tăng cường hợp tác du lịch, thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản

Ngày 2/7, tại Hà Nội, Cơ quan Xúc tiến du lịch Nhật Bản (JNTO) tại Việt Nam tổ chức “Hội thảo và Kết nối kinh doanh thương mại xúc tiến du lịch Nhật Bản”. Đây là dịp để các doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan quản lý hai nước trao đổi trực tiếp, giới thiệu sản phẩm, chia sẻ thông tin thị trường, đồng thời, khởi tạo và củng cố các mối quan hệ hợp tác.