Trước khi trẻ 6 tuổi, hãy dạy con nói "Không" trong 3 điều, bé lớn lên thầm biết ơn bố mẹ
Theo giáo sư tâm lý Li Meijin, bố mẹ nên dạy trẻ học cách nói ''không'' trước 6 tuổi.
Nếu chú ý quan sát, những trẻ chưa hiểu được giá trị từ ''không'' thường sinh ra tâm lý nổi loạn, biểu hiện như khóc lóc ăn vạ, cãi lời.
Nếu tiếp tục bị từ chối trong giai đoạn dậy thì, trẻ có thể dùng đến những hành vi cực đoan hơn, chẳng hạn như bỏ nhà đi, kết giao với bạn xấu, xa cách bố mẹ...
Việc dạy trẻ em nói "không" giúp trẻ phát triển tính tự lập, tự kỷ luật, tôn trọng người khác và tính chính trực. Vì vậy, trước 6 tuổi, hãy dạy con nói "không" với ba điều. trẻ sẽ được hưởng lợi trong suốt cuộc đời.
Nói “Không” khi người lạ nhờ giúp đỡ
Trên thực tế, nếu người lớn gặp phải vấn đề không thể giải quyết, đa phần họ sẽ nhờ người lớn khác thay vì trẻ em.
Do đó, việc dạy trẻ biết nói “không” khi người lạ nhờ giúp đỡ là rất quan trọng để bảo vệ an toàn cho trẻ.
Trong xã hội hiện đại, trẻ thường xuyên tiếp xúc với nhiều tình huống và con người khác nhau, từ hàng xóm đến những người lạ trên đường phố. Nếu không được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết, trẻ có thể dễ dàng rơi vào những tình huống nguy hiểm.
Dạy trẻ cách phản ứng với những yêu cầu không hợp lý từ người lạ bắt đầu từ việc tạo ra một môi trường an toàn và mở.
Bố mẹ nên thường xuyên trò chuyện với trẻ về tầm quan trọng của việc từ chối những yêu cầu mà trẻ cảm thấy không thoải mái. Ví dụ, nếu một người lạ đề nghị giúp trẻ tìm đường về nhà hoặc hỏi trẻ về thông tin cá nhân, trẻ cần biết rằng có quyền từ chối và nói không.
Bên cạnh việc dạy trẻ cách nói “không”, bố mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ cách nhận biết những tình huống không an toàn. Hãy cùng trẻ thảo luận về các dấu hiệu cảnh báo, như cảm thấy không thoải mái, hay khi một người lạ yêu cầu trẻ làm điều gì đó mà trẻ không muốn.
Nói ''Không'' nếu bạn bè yêu cầu trẻ làm điều gì không phù hợp
Cậu bé Đại Bảo ấm ức kể với mẹ rằng, một bạn trong lớp thường tự làm hư bút của mình, sau đó mỗi ngày đều hỏi mượn bút của Đại Bảo nhưng chưa bao giờ trả lại. Cậu bé cảm thấy rất khó chịu và không muốn giúp nữa. Cảm giác bị lợi dụng khiến Đại Bảo băn khoăn không biết phải làm gì, trong khi cậu luôn muốn là một người bạn tốt và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
Người mẹ nghe con nói và thấu hiểu nỗi lòng của cậu. Bà nhẹ nhàng đáp lại: "Con à, giúp đỡ bạn bè là điều nên làm, nhưng nếu ai đó coi sự giúp đỡ của con là điều hiển nhiên và không biết trân trọng, thì từ chối cũng là điều bình thường." Mẹ của Đại Bảo giải thích rằng việc giúp đỡ cần phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Một mối quan hệ bạn bè tốt đẹp không chỉ dựa vào việc cho và nhận, mà còn là sự hiểu biết và cảm thông giữa hai bên.
Bà khuyên Đại Bảo nên trò chuyện trực tiếp với bạn ấy. "Hãy nói với bạn rằng con không muốn cho mượn bút nữa, vì con cảm thấy không thoải mái khi phải liên tục cho mượn mà bạn không trả lại. Có thể bạn ấy không nhận ra điều đó," người mẹ nói. Bà nhấn mạnh rằng việc giao tiếp là rất quan trọng, và đôi khi, chúng ta không biết rằng hành động của mình có thể gây khó chịu cho người khác.
Mẹ cũng đưa ra một số lời khuyên về cách nói chuyện với bạn mà không làm tổn thương cảm xúc của người đó. "Con có thể nói một cách nhẹ nhàng, chẳng hạn như: 'Mình không thể cho mượn bút nữa, nhưng mình có thể giúp bạn tìm một cái mới nếu bạn cần.'"
Câu chuyện trên cho thấy, việc dạy trẻ nói ''Không'' với những yêu cầu vô lý là bài học quý giá về sự tự tin và tôn trọng bản thân. Khi giúp đỡ người khác, điều quan trọng là biết đặt ra ranh giới và không để người khác lợi dụng lòng tốt của mình.
Nói ''Không'' nếu bạn bè yêu cầu trẻ làm điều gì không phù hợp.
Nói "Không" với nạn bắt nạt ở trường
Các đối tượng bắt nạt có xu hướng tìm kiếm nạn nhân có tính cách nhút nhát, không dám phản kháng. Những trẻ này thường trở thành mục tiêu vì dễ bị áp lực và ít có khả năng bảo vệ bản thân.
Do đó, việc dạy trẻ đủ tự tin để nói "Không" khi bị bắt nạt là rất quan trọng. Trẻ cần học cách từ chối không chỉ bằng lời nói mà còn bằng hành động, để thể hiện việc không chấp nhận những hành vi không đúng mực.
Nếu trẻ hiểu được lý do phải nói "Không" trong những tình huống trên, sẽ biết cách bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Và khi trẻ có khả năng nói "Không" một cách tự tin, sẽ tiếp thêm sự mạnh mẽ hơn trong những tình huống khó xử.
Nói "Không" với nạn bắt nạt ở trường.
Dạy trẻ em nói "Không" về cơ bản là giáo dục chống lại sự thất vọng và áp lực xã hội. Khi trẻ được trang bị những kỹ năng này, sẽ học cách đối diện với các tình huống bất lợi mà không cảm thấy yếu đuối hay thiếu tự tin.
Nếu trẻ có thể học cách chấp nhận thất bại và kiềm chế sự bướng bỉnh của mình trước 6 tuổi, khả năng phát triển trong tương lai sẽ suôn sẻ hơn. Trẻ sẽ trở nên linh hoạt hơn trong việc xử lý các tình huống phức tạp và có khả năng thích ứng tốt hơn với những thay đổi trong cuộc sống.
Bình luận