Ba kỉ niệm với nhà văn Nguyễn Bình Phương

Gần bốn mươi năm quen biết và thân thiết, tôi và Nguyễn Bình Phương đã cùng chia sẻ không biết bao nhiêu buồn vui, kỷ niệm. Tình bạn giữa hai người đàn ông tưởng như giản dị, nhưng hóa ra lại đặc biệt đến mức khiến người ngoài phải… nghi ngại. Như cái lần ở Sài Gòn, sau bữa nhậu với ông bạn nhà văn Hoàng Đình Quang - người đồng hương Thái Nguyên, nổi tiếng với “Người thọ nạn” và “Xuân Lộc” - ông chặc lưỡi bảo: “Tao nghi hai đứa mày là xăng pha nhớt”. Tôi đùa: “Vậy bác chi tiền cho đi xét nghiệm?”. Không ai nói thêm gì, chỉ là chuyện khề khà giữa mấy người viết, nhưng tôi vẫn nhớ mãi.

Tôi chơi với Nguyễn Bình Phương không chỉ vì quý cái tính điềm đạm, hơi ngơ ngác mà sâu sắc, mà còn bởi đi cùng Phương, tôi học được nhiều điều. Trong những chuyến công tác làm sách từ Nam chí Bắc, anh thường đóng vai cố vấn chuyên môn hoặc giúp tôi xử lý các đầu việc bất ngờ. Ngược lại, tôi đoán, những chuyến đi cũng là cách để Phương nạp lại năng lượng sau những lần “rút ruột” cho sáng tác. Mà văn của Phương -- với lối viết phi thực, tưởng tượng phóng túng -- thì đâu cần quá bám sát đời sống, nhưng vẫn có lẽ, những chuyển động của thực tại cũng góp phần tạo ra những tầng vỉa ngầm trong tác phẩm của anh.

Viết bài này, tôi không định điểm lại những thành tựu mà Nguyễn Bình Phương đã có -- từ truyện ngắn, tiểu thuyết cho đến vai trò Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - mà chỉ muốn chia sẻ ba kỷ niệm nhỏ, riêng tư, nhưng với tôi, đó là những khúc ngoặt quan trọng trong hành trình nghề nghiệp của anh.

Ba kỉ niệm với nhà văn Nguyễn Bình Phương - 1

Nhà văn Nguyễn Bình Phương.

Về Nhà xuất bản Quân đội nhân dân

Tôi biết Nguyễn Bình Phương khi anh còn là một sĩ quan trẻ làm biên kịch ở Đoàn kịch Quân đội. Chúng tôi tình cờ gặp nhau trong một buổi giao ban nội bộ khối văn hóa, văn nghệ ở Tổng cục Chính trị. Giữa giờ nghỉ, thấy một sĩ quan dáng cao, gầy, đứng lặng với điếu thuốc dưới gốc sấu, tôi bước lại bắt chuyện. Người đó chính là Phương. Ấn tượng đầu tiên: ánh mắt như mơ ngủ, điệu bộ lơ đãng, nhưng khi đã trò chuyện thì cởi mở, chân thành và thông minh.

Sau lần đó, chúng tôi rủ nhau ghé qua cửa hàng sách cho thuê do vợ chồng tôi mở. Bên giá sách, Phương kể đang viết tiểu thuyết, nhưng lo sách khó bán vì kén độc giả. Tôi hứa sẽ giúp anh tìm đường ra mắt bản thảo. Quả nhiên, không lâu sau, Những đứa trẻ chết già được Nhà xuất bản Văn học in ra qua sự liên kết với Nhà sách Đông Tây.

Nhân đà thuận lợi ấy, tôi khuyên Phương chuyển về Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Lúc ấy, tôi là biên tập viên ở đó, thấy anh có tiềm năng, lại là người của văn chương, nên muốn tạo cơ hội để anh phát huy. Tôi mạnh dạn đề xuất với Trưởng phòng -- vốn là nhà văn, học viên khóa đầu Trường Viết văn Nguyễn Du -- và sau một hồi cân nhắc, anh gật đầu. Kết quả: Nguyễn Bình Phương chính thức “đầu quân” về nhà xuất bản, cùng một đồng nghiệp khác.

Có điều buồn cười là, từ ngày đó, sếp cũ của Phương ở đoàn kịch hình như cố ý tránh mặt tôi -- chắc có phần tiếc vì để “tuột” mất một người cộng sự tài năng.

Học máy tính từ thời còn “huyền bí”

Cuối những năm 1980, đầu 1990, khi tin học còn là khái niệm xa lạ, tôi đã có cơ hội tiếp xúc với một phòng tin học hiện đại (so với thời ấy) của Cục Tài vụ, Bộ Quốc phòng. Một người bạn kỹ sư ở đó đồng ý dạy tôi và Phương học vi tính, chủ yếu là soạn thảo văn bản, dàn trang -- những kỹ năng sẽ hữu dụng cho việc làm sách.

Tôi để Phương học trước vì anh sống độc thân, rảnh hơn tôi, lại đang cần công cụ để phục vụ viết lách. Gần một tháng, Phương đã thành thạo gõ mười ngón và cho ra những bản thảo sạch sẽ. Khi ấy, máy móc chưa phổ biến, Phương vẫn phải nhờ bạn bè in giúp, nhưng tinh thần cầu tiến, chịu học hỏi của anh khiến tôi nể phục. Có thể nói, trong giới nhà văn, Nguyễn Bình Phương là một trong những người sử dụng máy tính sớm nhất.

 “Vụ án” truyện ngắn Đi

Đây là kỷ niệm khiến tôi vẫn còn rùng mình mỗi khi nhớ lại. Truyện ngắn Đi của Nguyễn Bình Phương được một nhóm bạn thân lấy từ tập bản thảo cá nhân và đăng lên Văn nghệ Trẻ đúng dịp cưới anh. Ý tưởng là làm “quà cưới văn chương”, nhưng không ngờ lại trở thành tâm điểm một cơn bão dư luận.

Một tuần sau đám cưới, khi Phương đang tham gia tổ chức Trại viết ở Đồ Sơn, nhà xuất bản điện khẩn yêu cầu anh lập tức trở về. Không ai nói lý do, khiến chúng tôi vô cùng hoang mang. Khi về đến nơi, mới biết có “ý kiến phản ánh” về nội dung truyện Đi, cho rằng nó “ám chỉ”, “giải thiêng”, “phản cảm”...

Trong lúc nước sôi lửa bỏng, tôi lập tức hành động: mượn xe máy, đem bản báo đến nhà một sĩ quan cấp cao đã nghỉ hưu, người có quan hệ với lãnh đạo cấp trên, trình bày sự việc nhờ can thiệp. May mắn, ông hiểu chuyện, hứa sẽ giúp. Và rồi, sau nhiều cuộc họp kiểm điểm, căng như dây đàn, trong bầu không khí đặc quánh và ánh mắt dò xét, tôi đã phát biểu một câu hỏi ngắn mà dứt khoát: “Chúng ta đang kiểm điểm đồng chí Nguyễn Bình Phương nào? Một biên tập viên hay một nhà văn?”.

Rồi tôi tiếp tục phân tích: nếu là biên tập viên thì anh có nhiều thành tích, sách biên tập được trao nhiều giải thưởng. Còn nếu là nhà văn - thì truyện đó không phải do anh gửi đi, mà do bạn bè tự ý in; và nên để Hội Nhà văn đánh giá về chuyên môn.

Sau phát biểu ấy, không khí hội nghị dịu lại. Cuối cùng, Phương chỉ bị “khiển trách” - mức nhẹ nhất trong các hình thức kỷ luật. Vài hôm sau, hai chúng tôi đến cảm ơn vị sĩ quan đã giúp. Ông cười bảo: “Cậu bạn anh may mắn vì có người đồng nghiệp tử tế như chú!”.

Ba kỉ niệm với nhà văn Nguyễn Bình Phương - 2

Một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Bình Phương.

Giờ đây, nhà văn Nguyễn Bình Phương đã là một người “lưỡng quốc tướng quân” trên cả hai mặt trận: viết văn và làm quản lý. Là Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, mới đây lại được giao kiêm nhiệm “Chỉ đạo” báo Văn nghệ - tôi biết anh vẫn vậy: điềm đạm, âm thầm, không màng danh vị. Với anh, tác phẩm vẫn là điều tối thượng.

Một người bạn gọi cho tôi từ Thành phố Hồ Chí Minh, hỏi: “Ông đã chúc mừng thằng em được làm “Chỉ đạo” báo Văn nghệ chưa?” Tôi chỉ cười: “Chúc làm gì! Tôi hiểu Phương, với nó, chức tước chẳng là gì. Chỉ tội cho vợ con, thêm việc thì thêm vắng nhà”.

Tôi viết bài này như một lời cảm ơn kỷ niệm, với một người bạn lớn. Nếu ngày ấy Phương không vượt qua được “vụ án” năm 2000, liệu hôm nay chúng ta có được một Nguyễn Bình Phương bản lĩnh, vững vàng, vẫn viết như đang sống một đời khác trong văn chương?

Lê Huy Hòa

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hé lộ nguyên nhân gã khổng lồ công nghệ Microsoft tiếp tục cắt giảm 9.000 nhân sự toàn cầu

Hé lộ nguyên nhân gã khổng lồ công nghệ Microsoft tiếp tục cắt giảm 9.000 nhân sự toàn cầu

Microsoft vừa công bố đợt cắt giảm nhân sự thứ hai chỉ trong vòng hai tháng, với khoảng 9.000 người bị ảnh hưởng. Động thái này nằm trong chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động và tổ chức lại bộ máy, trong bối cảnh công ty đang đầu tư mạnh vào trí tuệ nhân tạo và hạ tầng điện toán đám mây.

Triển lãm 80 năm hành trình Độc lập - Tự do - Hạnh phúc phải bảo đảm các yêu cầu chất lượng, để lại ấn tượng mạnh mẽ

Triển lãm 80 năm hành trình Độc lập - Tự do - Hạnh phúc phải bảo đảm các yêu cầu chất lượng, để lại ấn tượng mạnh mẽ

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, Triển lãm 80 năm hành trình Độc lập - Tự do - Hạnh phúc phải đạt các yêu cầu chất lượng, đẳng cấp quốc tế; sau Triển lãm phải để lại ấn tượng mạnh mẽ đối với người xem, không chỉ người dân trong nước mà còn cả đối với du khách quốc tế, theo Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL.

Giá hàng hóa Trung Quốc trên Amazon tăng nhanh

Giá hàng hóa Trung Quốc trên Amazon tăng nhanh

Giá hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc và bán trên Amazon.com đã tăng nhanh hơn lạm phát tổng thể, theo phân tích của 1.400 sản phẩm khác nhau do công ty phân tích DataWeave thực hiện độc quyền cho Reuters, một dấu hiệu cho thấy thuế quan đang bắt đầu ảnh hưởng đến người tiêu dùng Mỹ.

Một tỷ phú vừa vượt Jeff Bezos và Mark Zuckerberg giàu thứ hai thế giới: Khối tài sản tăng vọt 40 tỷ USD chỉ trong hai ngày

Một tỷ phú vừa vượt Jeff Bezos và Mark Zuckerberg giàu thứ hai thế giới: Khối tài sản tăng vọt 40 tỷ USD chỉ trong hai ngày

Chủ tịch Oracle – tỷ phú Larry Ellison – đã trở thành người giàu thứ hai thế giới sau Elon Musk, nhờ cổ phiếu Oracle tăng vọt kỷ lục trong tuần qua. Cú nhảy giá này phản ánh kỳ vọng lớn vào vai trò của Oracle trong làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI), đồng thời đưa Ellison vượt qua Jeff Bezos và Mark Zuckerberg trên bảng xếp hạng tỷ phú thế giới.