14 điều thú vị về Cầu Tháp London: Biểu tượng của xứ sở sương mù
Cầu Tháp London là một công trình mang tính biểu tượng và là tuyệt tác kiến trúc của nước Anh.
1. Cầu Tháp London là 1 trong 50 thiết kế được đề xuất và mất tới 8 năm để mọi người lựa chọn ra thiết kế xuất sắc nhất. Cuối cùng, vào tháng 10 năm 1884, thiết kế cơ bản và hệ thống treo của kiến trúc sư Horace Jones và John Wolfe Barry đã được chọn.
2. Cây cầu này được xây dựng từ năm 1886 tới năm 1894, gồm 5 công ty và 432 công nhân mới có thể hoàn thành. 2 cầu tàu đồ sộ được xây dựng trên nền móng bị chìm dưới sống, sử dụng tới 11 tấn thép để tạo khung.
3. Vào ngày 30/6/1894, Hoàng tử xứ Wales (Vua Edward VII tương lai) và vợ mình đã tới tham dự lễ khánh thành Cầu Tháp London.
4. Cho tới năm 1974, lối đi của tháp vẫn được vận hành bằng cách sử dụng các máy bơm thủy lực khổng lồ chạy bằng động cơ hơi nước đốt than. Sau đó, nó được thay thế bằng một hệ thống điện. Một số máy hơi nước ban đầu còn được trưng bày trong Tower Bridge.
5. Lần đầu tiên Cầu Tháp London được nâng lên là vào năm 1894. Con tàu đầu tiên băng qua đây có tên Harbour Mater.
6. Vào ngày 30/12/1952, tài xế xe buýt Albert Gunter đang lái chiếc xe buýt số 78 đang băng qua cầu thì bất ngờ cổng của Cầu Tháp mở cửa. Lúc đó, người canh gác đã rung chuông cảnh báo. Albert cố gắng tăng tốc và phóng nhanh chiếc xe buýt qua khe cổng, rất may không có ai bị thương.
7. Cầu Tháp London chỉ mới đưa lối đi bằng sàn kính vào hoạt động từ năm 2014. Lối đi này cho phép bạn có một tầm nhìn tuyệt đẹp hướng về trung tâm.
8. Cầu Tháp London nâng lên 800 lần trong một năm, tương đương 2 lần một ngày để tàu thuyền qua lại. Mặc dù con số này có vẻ lớn nhưng nó chưa là gì so với năm đầu tiên hoạt động. Vào năm 1894, nó nâng lên 6194 lần, tức 17 lần một ngày.
9. Năm 1951, Frank Miller đã lái máy bay qua Cầu Tháp London do đứa con trai 13 tuổi đã thách thức ông. Điều này khiến ông bị phạt 100 bảng Anh trước tòa.
10. Cầu Tháp London thường bị nhầm với Cầu London. Đây là cây cầu nổi tiếng nhất London, đón gần 500.000 lượt khách mỗi năm.
11. Cây cầu này là một điểm nhấn đặc biệt tại Thế vận hội London năm 2012.
12. Màu ban đầu của Cầu Tháp là màu nâu socola. Chỉ đến năm 1977, Cầu Tháp mới được sơn màu đỏ, trắng và xanh lam. Từ năm 2008 đến năm 2016, cây cầu đã trải qua thêm một số lần thay đổi, cuối cùng nó có màu xanh và trắng tươi sáng như chúng ta thấy ngày nay.
13. Cầu Tháp hoạt động như một cầu vượt sông Thames quan trọng. Mỗi ngày có hơn 40.000 người và gần 21.000 phương tiện di chuyển qua cầu.
14. Một phiên bản Lego cao 13 mét đã phá kỷ lục của Cầu Tháp được xây dựng để ra mắt chiếc xe Discovery mới của hãng Land Rover. Nó được làm bằng tổng cộng 5.805.846 mảnh ghép riêng lẻ, đánh bại kỷ lục trước đó với 470.646 mảnh ghép.
Bình luận