3 công trình lớn nhất Trung Quốc, thường xuyên xuất hiện trong phim cổ trang

Nếu bạn từng nghĩ Tử Cấm Thành là lớn nhất Trung Quốc, có lẽ bạn chưa biết tới 2 công trình khác cũng rộng lớn không kém.

Cung điện nhà Minh

Ming Palace còn được gọi là Cung điện Nam Kinh hay Tử Cấm Thành Nam Kinh, là hoàng cung có từ thế kỷ 14 thuộc triều đại nhà Minh, lúc đó Nam Kinh là thủ đô của Trung Quốc.

3 công trình lớn nhất Trung Quốc, thường xuyên xuất hiện trong phim cổ trang - 1

3 công trình lớn nhất Trung Quốc, thường xuyên xuất hiện trong phim cổ trang - 2

Trong khi thành phố có diện tích 6,52 triệu m2 thì cung điện này đã chiếm 1,16 triệu m2. Nơi này từng là một quần thể cung điện lớn nhất thế giới vào thời Trung cổ, còn được mệnh danh là “cung điện đầu tiên trên thế giới”.

Sau khi Chu Nguyên Chương chinh phạt thiên hạ, ông đặt kinh đô của nhà Minh tại Nam Kinh và xây dựng Cung điện Nam Kinh. Nói cách khác, nơi này chính là cố cung của nhà Minh.

3 công trình lớn nhất Trung Quốc, thường xuyên xuất hiện trong phim cổ trang - 3

Sau đó, nhà Minh dời đô về Bắc Kinh, Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh được xây dựng theo mô hình của Cung điện Nam Kinh. Điều đáng nói là cung điện này là di tích văn hóa trọng điểm quốc gia, không cần mua vé. Điều này có thể tiết kiệm rất nhiều tiền cho khách du lịch.

Tư gia nhà họ Vương

Tư gia nhà họ Vương nằm ở thị trấn Jingsheng, phía đông huyện Linh Thạch, tỉnh Sơn Tây. Không giống như Tử Cấm Thành Bắc Kinh và Cung điện Nam Kinh, nơi này không phải hoàng cung mà là nhà ở của gia đình họ Vương.

3 công trình lớn nhất Trung Quốc, thường xuyên xuất hiện trong phim cổ trang - 4

Con cháu của gia đình Jingsheng Wang sau hơn 300 năm làm việc chăm chỉ đã xây dựng ngôi nhà của tổ tiên mình thành 1 trong 3 công trình lớn nhất Trung Quốc.

Diện tích xây dựng của tư gia này lên tới 250.000m2, có 88 sân. Một ngôi nhà lớn như vậy, các thành viên trong gia đình muốn tụ tập ăn cơm cùng nhau cũng giống như đi đường xa.

3 công trình lớn nhất Trung Quốc, thường xuyên xuất hiện trong phim cổ trang - 5

Hiện tại, tư gia nhà họ Vương không chỉ có quy mô rộng lớn mà còn là một bảo tàng nghệ thuật kiến ​​trúc mang đặc trưng văn hóa truyền thống Trung Quốc. Từ trên cao nhìn xuống, toàn bộ ngôi nhà được phân bố theo hình chữ “Vương”, mang ý nghĩa “rồng”. 

3 công trình lớn nhất Trung Quốc, thường xuyên xuất hiện trong phim cổ trang - 6

Jingsheng Wang không phải là người trong hoàng thất, nếu không có những quy định nghiêm khắc thì quy mô của tư gia này sẽ không mở rộng và đồ sộ như vậy.

Vườn họ Vương hiện đã trở thành di tích văn hóa trọng điểm cấp quốc gia và là danh lam thắng cảnh cấp 4A. Mỗi ngày nơi này có vô số du khách ghé tới, ngoài ra các đoàn phim cổ trang cũng thường xuyên tới đây ghi hình.

Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh

Tử Cấm Thành là một nơi rất nổi tiếng trong và ngoài nước, biểu tượng của kiến trúc Trung Quốc cổ đại.

3 công trình lớn nhất Trung Quốc, thường xuyên xuất hiện trong phim cổ trang - 7

Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh được thành lập từ thời nhà Minh, có lịch sử 600 năm lúc đó kinh đô của nhà Minh vẫn còn ở Nam Kinh. Sau khi nhà Minh sụp đổ, nhà Thanh tiếp tục chỉ định Bắc Kinh là thủ đô của quốc gia và sử dụng Tử Cấm Thành Bắc Kinh làm hoàng cung.

3 công trình lớn nhất Trung Quốc, thường xuyên xuất hiện trong phim cổ trang - 8

Nơi này nằm ngay trung tâm thủ đô Bắc Kinh, diện tích 720.000m2. Có hơn 70 cung điện lớn nhỏ trong Tử Cấm Thành và hơn 9.000 căn phòng. Điều gây sốc nhất là có vô số kho báu bên trong, hiện trở thành cổ vật được trưng bày trong bảo tàng. Những bộ sưu tập quý giá này đã tô thêm rất nhiều màu sắc cho Tử Cấm Thành, rất nhiều người tới để chiêm ngưỡng.

PHONG HÀ (Theo Touliao)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về