3 kiểu tính cách đứa trẻ "khó nuôi' là dấu hiệu IQ cao, được chuyên gia khoa học kiểm chứng

Dựa trên quan sát về tâm lý phát triển, các chuyên gia nhận định trẻ "nghịch ngợm" thường phát triển bộ não tích cực hơn.

Trong cuộc sống, có hai thái cực khi phụ huynh chăm con. Nhiều bố mẹ than phiền: "Con tôi rất khó chăm sóc, lúc nào cũng khóc và làm ầm ĩ, lại tò mò về mọi thứ". Trong khi số khác lại nói: "Con tôi rất ngoan. Bé không quấy khóc, ngủ khi no, rất dễ chăm."

Điều thú vị là những đứa trẻ "khó nuôi" thường có khả năng học tập, sáng tạo và tư duy độc lập tốt hơn khi lớn lên. Thậm chí, nhiều người còn truyền tai nhau rằng trẻ nghịch ngợm thường thông minh.

Thực tế, một số nghiên cứu khoa học chứng minh điều này. Những đứa trẻ tò mò và năng động thường có xu hướng khám phá thế giới xung quanh sâu sắc hơn. 

3 kiểu tính cách đứa trẻ "khó nuôi' là dấu hiệu IQ cao, được chuyên gia khoa học kiểm chứng - 1

Ví dụ, chúng ta có thể xem xét từ nghiên cứu của tiến sĩ Ellen Galinsky, Đại học Harvard, cho thấy 85% trẻ em có tính tò mò thể hiện khả năng học tập tốt hơn ở trường học, với điểm số trung bình cao hơn từ 10-15% so với trẻ ít tò mò.

Ông tin rằng, trẻ nghịch ngợm thường có khả năng học hỏi tốt hơn. Những trẻ này thường đặt ra câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời, từ đó phát triển kỹ năng tư duy phản biện. Galinsky nhấn mạnh rằng, khả năng khám phá và thử nghiệm là rất quan trọng trong việc hình thành nhận thức.

Vì vậy, các chuyên gia dẫn chứng, trẻ "khó nuôi nhưng thông minh" thường bộc lộ 3 đặc điểm khác biệt từ giai đoạn sơ sinh.

3 kiểu tính cách đứa trẻ "khó nuôi' là dấu hiệu IQ cao, được chuyên gia khoa học kiểm chứng - 2

Dấu hiệu "khác người" cho thấy trí não trẻ đang phát triển tốt

3 kiểu tính cách đứa trẻ "khó nuôi' là dấu hiệu IQ cao, được chuyên gia khoa học kiểm chứng - 3

Trẻ có nhu cầu cao hơn

Các nhà tâm lý học chia trẻ sơ sinh thành 2 nhóm: Trẻ sơ sinh có nhu cầu cao và trẻ sơ sinh có nhu cầu thấp.

Trẻ sơ sinh có nhu cầu cao thường biểu hiện:

Ít ngủ và dễ tỉnh giấc: Não hoạt động, nhạy cảm với các kích thích bên ngoài, khó đi vào giấc ngủ sâu.

Tò mò: Luôn muốn khám phá môi trường xung quanh, thích chạm, quan sát và bắt chước.

Giàu cảm xúc: Trẻ dễ khóc vì những chuyện vặt vãnh, nhưng cũng dễ vui vẻ, thể hiện cảm xúc mạnh mẽ hơn.

Ngược lại, trẻ sơ sinh ít nhu cầu dễ được đáp ứng và thích nghi hơn, nhưng có ít phản ứng với những điều mới mẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra, não của trẻ sơ sinh có nhu cầu cao phát triển nhanh hơn, vì liên tục tiếp nhận và phản hồi thông tin từ thế giới bên ngoài.

Hành vi “khó nuôi dạy” này chính là dấu hiệu của sự phát triển trí tuệ nhanh chóng.

Trẻ khóc nhiều có thể thông minh hơn

Nhiều bậc bố mẹ cho rằng trẻ sơ sinh khóc là "nghịch ngợm", nhưng thực tế, khóc là cách quan trọng để trẻ thể hiện nhu cầu. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) tuyên bố rằng trẻ sơ sinh hay khóc thường có những đặc điểm sau:

Nhận thức tốt hơn: Nhạy cảm hơn với những thay đổi về âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ,... và có khả năng phát hiện sự khác biệt trong môi trường nhanh hơn.

Phát triển ngôn ngữ sớm hơn: Do phát âm thường xuyên, các cơ miệng được rèn luyện và trẻ có thể bắt đầu nói sớm hơn so với các bạn cùng lứa.

Kỹ năng xã hội nổi bật: Khóc để thu hút sự chú ý thực chất là luyện tập cách tương tác với người khác.

Một nghiên cứu của Harvard theo dõi 1.000 trẻ sơ sinh đã phát hiện, những trẻ biểu hiện sự nhạy cảm và cường độ cảm xúc cao ở giai đoạn sơ sinh sẽ đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra nhận thức sau 5 tuổi.

3 kiểu tính cách đứa trẻ "khó nuôi' là dấu hiệu IQ cao, được chuyên gia khoa học kiểm chứng - 4

Hành vi “khó nuôi dạy” chính là dấu hiệu của sự phát triển trí tuệ nhanh chóng.

Trẻ em “bất trị” sáng tạo hơn

Nhiều bậc bố mẹ hy vọng rằng con sẽ ngoan ngoãn, nhưng những đứa trẻ quá phục tùng có thể thiếu khả năng suy nghĩ độc lập.

Ngược lại, trẻ “bất tuân” và luôn thích hỏi “tại sao” có tư duy logic và khả năng sáng tạo mạnh mẽ hơn.

Ví dụ:

Thích tháo rời đồ vật: Trẻ có xu hướng khám phá cấu trúc và chức năng của đồ vật.

Từ chối sự lặp lại máy móc: Không thích học thuộc lòng, mà tự mình tìm ra câu trả lời.

Thách thức các quy tắc: Đặt câu hỏi “tại sao chúng ta phải làm điều này?” là cơ sở của sự đổi mới.

Khi Einstein còn nhỏ, giáo viên xem ông là "kẻ vô kỷ luật" vì luôn đặt câu hỏi, không hài lòng với những câu trả lời chuẩn. Thực tế cho thấy trẻ kiểu này thường có khả năng tư duy độc lập tốt hơn.

3 kiểu tính cách đứa trẻ "khó nuôi' là dấu hiệu IQ cao, được chuyên gia khoa học kiểm chứng - 5

Làm sao hướng dẫn trẻ nghịch ngợm phát huy trí thông minh đúng đắn? 

Nếu trẻ khó chăm sóc, bố mẹ đừng vội lo lắng, có thể hướng dẫn như sau:

Cung cấp sự kích thích phong phú: Cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại đồ chơi có màu sắc, âm thanh và kết cấu khác nhau để thúc đẩy sự phát triển các giác quan.

Cho phép trẻ khám phá và thả lỏng một cách vừa phải: Trong phạm vi an toàn, hãy để trẻ tự mình thử nghiệm mọi thứ, ngay cả khi làm bẩn quần áo hoặc làm bừa bộn phòng.

3 kiểu tính cách đứa trẻ "khó nuôi' là dấu hiệu IQ cao, được chuyên gia khoa học kiểm chứng - 6

Trẻ có xu hướng khám phá cấu trúc và chức năng của đồ vật.

Phản ứng nhu cầu một cách kiên nhẫn: Trẻ sơ sinh có nhu cầu cao cần nhiều tương tác cảm xúc hơn và phản ứng kịp thời để tăng cường cảm giác an toàn.

Rèn luyện khả năng tập trung: Thông qua các trò chơi như xếp hình và lego, hãy để trẻ học cách đắm mình vào một thứ gì đó.

Dựa trên quan sát về tâm lý phát triển, trẻ hay khóc và tò mò thường có bộ não hoạt động tích cực và tiềm năng học tập cao hơn.

Vì vậy, bố mẹ nên tuân theo bản chất tự nhiên và kiên nhẫn hướng dẫn trẻ. Đôi khi tạo ra “rắc rối nhỏ” nhưng là điều kiện tốt cho trẻ phát triển.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất