Loại gia vị âm thầm “đánh cắp” chiều cao, mẹ cho con ăn hàng ngày nhưng không nhận ra
Bố mẹ nên chú ý điều chỉnh lượng gia vị khi chế biến thức ăn cho con, tránh ảnh hưởng đến tăng chiều cao.
Nhiều bậc phụ huynh lo lắng về vấn đề chiều cao của con, nên tìm cách để bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm hơn. Trên thực tế, những gì tưởng chừng như mang lại lợi ích có thể tác động đến chiều cao của trẻ, đặc biệt là những thực phẩm chứa nhiều gia vị.
Loại gia vị âm thầm “đánh cắp” chiều cao của trẻ
Đường
Đường là nguồn năng lượng quan trọng cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển sớm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều đường có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.
Ăn quá nhiều đường sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng, mà còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tiểu đường, bệnh tim mạch trong tương lai. Hơn nữa, đường còn có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu.
Ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ.
Hàm lượng đường trong một số món ăn nhẹ hàng ngày đã vượt quá tiêu chuẩn như bánh, kẹo ngọt... Vì vậy, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý đến lượng đường trong thực đơn hàng ngày của trẻ, tránh cung cấp quá nhiều.
Đặc biệt đối với bữa tối, không nên ăn đồ quá ngọt, sẽ dễ khiến trẻ tăng cân nhưng không tăng chiều cao.
Vậy trẻ nên ăn gì nhằm hỗ trợ tăng chiều cao tốt?
Rau bina (rau chân vịt)
Rau chân vịt là nguồn cung cấp sắt, magie, kali, canxi, vitamin A và vitamin C tuyệt vời. Caroten có trong rau bina được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể con người, có tác dụng duy trì thị lực bình thường và sức khỏe của tế bào biểu mô, tăng khả năng ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm và thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em.
Ngoài ra, rau bina rất giàu carotene, vitamin C, canxi, phốt pho và một lượng sắt, vitamin E và các thành phần có lợi khác, có thể cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng cho cơ thể con người. Chất sắt có trong nó có tác dụng điều trị phụ trợ tốt cho bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Trứng
Giá trị dinh dưỡng của trứng tương đối cao, rotein, lecithin và cholesterol chứa trong chúng rất phong phú và đa dạng. Chúng có tác dụng bổ dưỡng mạnh mẽ và bổ sung nhiều loại axit amin. Nó cũng có lợi cho cơ thể trong việc tổng hợp các globulin miễn dịch, cải thiện chức năng miễn dịch.
Ngoài ra, chất sắt trong trứng chủ yếu có trong lòng đỏ, có thể thúc đẩy xương trẻ phát triển khỏe mạnh.
Chất sắt trong trứng chủ yếu có trong lòng đỏ, có thể thúc đẩy xương trẻ phát triển khỏe mạnh.
Sản phẩm từ sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, pho mát, kem... chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho sự tăng trưởng của trẻ, đặc biệt là:
Protein: Cung cấp nguồn protein chất lượng cao, là chất xây dựng cơ bắp và tăng chiều cao.
Canxi: Là một khoáng chất quan trọng cho sự phát triển xương và răng.
Vitamin D: Hỗ trợ hấp thụ canxi, giúp xương phát triển.
Vitamin A, B, C: Các vitamin cần thiết cho sự phát triển tổng thể của cơ thể.
Kẽm, selen: Các nguyên tố vi lượng giúp tăng cường hệ miễn dịch và quá trình trao đổi chất.
Các nghiên cứu cho thấy, trẻ em uống đủ sữa và sản phẩm sữa mỗi ngày sẽ có chiều cao tốt hơn. Vì vậy, việc cung cấp đủ sữa và các sản phẩm từ sữa là rất quan trọng để hỗ trợ tăng trưởng chiều cao cho trẻ.
4 yếu tố quan trọng giúp trẻ cải thiện chiều cao tốt
Tập thể dục
Một thực tế ai cũng biết là tập thể dục có thể cải thiện chiều cao. Vận động đúng cách kích thích tiết hormone tăng trưởng trong ngày và hoạt động của các tế bào xương.
Trẻ em có thể chơi bóng rổ, tennis, cầu lông, nhảy dây, bơi lội,... điều này không chỉ giúp cao hơn mà còn giữ dáng và giảm bệnh.
Vận động đúng cách kích thích tiết hormone tăng trưởng trong ngày và hoạt động của các tế bào xương.
Ngủ đủ giấc
Đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, vai trò của giấc ngủ rất quan trọng. Thời gian ngủ đủ giấc có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và khả năng giải độc của tất cả các bộ phận trong cơ thể, thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển tốt hơn.
Trong giai đoạn phát triển, trẻ cần nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn so với người lớn. Nghiên cứu cho thấy, trẻ em ở độ tuổi từ 3 đến 12 tuổi cần khoảng 10-12 tiếng ngủ mỗi đêm, để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển tối ưu. Trong đó, giấc ngủ sâu chiếm khoảng 8 tiếng là cực kỳ quan trọng.
Khi được ngủ đủ giấc, các hoocmon tăng trưởng sẽ được tiết ra nhiều hơn, đặc biệt là hoocmon sinh trưởng (GH) và insulin-like growth factor-1 (IGF-1). Những hoocmon này đóng vai trò then chốt trong quá trình cân bằng chuyển hóa, thúc đẩy sự phát triển của các tế bào, cơ quan, xương và các mô khác trong cơ thể.
Cân bằng dinh dưỡng
Thúc đẩy quá trình phân chia tế bào đòi hỏi sự kết hợp cân bằng của nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Trẻ trong giai đoạn phát triển có tốc độ trao đổi chất nhanh nhất, ngoài việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bố mẹ nên chú ý rèn luyện cho trẻ thói quen ăn uống tốt, không nên kén chọn thức ăn, ăn uống không điều độ, cân đối...
Đồng thời, bố mẹ cũng lưu ý không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn bổ dưỡng, điều này có thể khiến trẻ tăng cân, cản trở quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng khác.
Có tinh thần tốt
Tinh thần vui vẻ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của trẻ, trong khi tinh thần suy nhược có thể ức chế sự tiết hormone tăng trưởng.
Tinh thần vui vẻ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của trẻ.
Khi trẻ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, hormone tăng trưởng sẽ được tiết ra nhiều hơn, thúc đẩy sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Ngược lại, nếu trẻ gặp lo lắng hoặc trầm cảm, quá trình tiết hormone tăng trưởng sẽ bị̣ ức chế, gây ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng.
Vì vậy, bố mẹ nên cố gắng tạo ra một môi trường yên bình cho con lớn lên hạnh phúc.
Bình luận