3 thời điểm trẻ có bố mẹ ở bên, sẽ là sức mạnh để tiến đến tương lai, không có tiền bạc nào mua được
Bố mẹ hãy là bệ đỡ cho trẻ, để cảm thấy an toàn khi khám phá, trải nghiệm và phát triển trong cuộc sống.
Vào những thời thời điểm quan trọng, nếu trẻ biết rằng mình luôn có người ủng hộ, điều này như tiếp thêm tự tin để trẻ tiến về phía trước một cách dũng cảm. Đặc biệt là trong 3 thời điểm quan trọng này, trẻ cần sự hỗ trợ của bố mẹ nhất.
Khi đồ đạc của trẻ bị đánh cắp
Đôi khi trẻ gặp phải những tình huống khó xử như bị lấy mất đồ đạc hoặc ép buộc phải chia sẻ. Một số trẻ có phần ích kỷ, khi không có được món đồ yêu thích, sẽ giật lấy nó. Trong khi đó, một số trẻ khác lại chấp nhận thiệt thòi và từ bỏ, dẫn đến cảm giác bất công và tổn thương.
Khi đối diện với những tình huống này, nếu bố mẹ nói những câu như "Thôi bỏ đi, con phải nhường em/nhường bạn chứ," khiến trẻ cảm thấy sự hy sinh là điều bắt buộc. Bố mẹ cũng không thể yêu cầu trẻ giành lại.
Vì vậy, gợi ý từ chuyên gia là bố mẹ có thể đứng ra thay trẻ từ chối phù hợp "Đây là đồ chơi của chị, nếu con muốn chơi, hãy hỏi xem chị có đồng ý cho con chơi cùng không?'' Cách tiếp cận này giúp trẻ nhận ra quyền sở hữu và bảo vệ ranh giới của riêng mình.
Ngay cả chị em trong gia đình cũng không được phép yêu cầu trẻ chia sẻ nếu bản thân trẻ không thoải mái. Điều quan trọng là trẻ cần hiểu rằng có quyền quyết định về những gì thuộc về mình.
Khi trẻ được dạy rằng "Đồ đạc của tôi là việc của tôi, và tôi có quyền quyết định cuối cùng. Người khác không thể lấy đi nếu chỉ vì họ muốn," sẽ phát triển sự tự tin và khả năng bảo vệ bản thân.
Trẻ sẽ học cách nói "không" một cách lịch sự nhưng vững vàng, biết cách đứng lên vì chính mình mà không gây ra xung đột. Từ đó, nuôi dưỡng tự tin, biết tôn trọng bản thân và người khác.
Ngay cả chị em trong gia đình cũng không được phép yêu cầu trẻ chia sẻ nếu bản thân trẻ không thoải mái.
Khi trẻ bị từ chối hoặc chế giễu
Hầu hết chúng ta có tâm lý thích "tìm lỗi." Dù ý định ban đầu tốt hay xấu, việc chỉ trích vẫn dễ gây ra tổn thương. Đặc biệt đối với trẻ, việc bị từ chối hoặc chế giễu có thể trở thành cái bóng ám ảnh.
Trong trường hợp này, nếu bố mẹ có thể hỗ trợ kịp thời, trẻ sẽ tự tin hơn và có nhiều khả năng đạt được thành công lớn trong tương lai. Bố mẹ nên bắt đầu từ việc phát hiện và ghi nhận những điểm mạnh của con, cũng như điều chỉnh khuyết điểm. Điều này giúp trẻ cảm thấy được yêu thương, phát triển cái nhìn tích cực về bản thân.
Chẳng hạn, một số trẻ không can đảm, nhưng nếu nhìn từ góc độ khác, trẻ thận trọng khi đưa ra quyết định. Sự thận trọng này giúp trẻ ít gặp rắc rối hơn và trở thành một lợi thế trong nhiều tình huống.
Khi người khác phủ nhận con, bố mẹ không nên vội đồng tình với họ. Việc đồng ý với những nhận định tiêu cực có thể khiến trẻ trở thành kiểu người được mô tả. Thay vào đó, hãy bảo vệ và ủng hộ, giúp trẻ nhận ra giá trị bản thân và khuyến khích vươn tới mục tiêu cao hơn.
Hãy bảo vệ và ủng hộ, giúp trẻ nhận ra giá trị bản thân.
Khi trẻ bị bắt nạt
Như chúng ta đã biết, trẻ bị bắt nạt gây ra tổn thương về thể chất, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý và cảm xúc. Trong những lúc khó khăn như vậy, sự hiện diện và ủng hộ của bố mẹ có thể là nguồn động viên lớn nhất, giúp trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương.
Đầu tiên, khi bố mẹ đứng về phía trẻ, trẻ sẽ nhận ra rằng có người luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ, tạo ra một cảm giác an tâm.
Ngoài ra, sự ủng hộ từ bố mẹ giúp trẻ phát triển kỹ năng đối phó với tình huống khó khăn. Bố mẹ hướng dẫn trẻ cách ứng phó khi bị bắt nạt, chẳng hạn như dạy trẻ cách nói "không" một cách dứt khoát, tìm kiếm sự trợ giúp từ giáo viên hoặc người lớn, hoặc thậm chí là cách giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình.
Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần phải dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân và khuyến khích trẻ xây dựng các mối quan hệ tích cực với bạn bè. Việc tạo ra một mạng lưới hỗ trợ xung quanh trẻ, bao gồm bạn bè và giáo viên, tiếp thêm sức mạnh khi đối mặt với bắt nạt.
Trẻ bị bắt nạt gây ra tổn thương về thể chất, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý và cảm xúc.
Giống như khi chúng ta còn nhỏ và tập đi xe đạp, chúng ta chỉ dám đạp khi bố mẹ ngồi ở ghế sau. Đến khi biết rằng luôn có hai bàn tay phía sau đỡ mình, sẽ cảm thấy tự tin hơn để từ từ buông tay.
Sự hỗ trợ này không chỉ giới hạn ở việc giữ vững chiếc xe đạp, mà còn thể hiện trong nhiều khía cạnh khác của cuộc sống. Khi trẻ đối mặt với những thử thách mới, có bố mẹ ở bên sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc.
Vì vậy, sự ủng hộ và khuyến khích từ bố mẹ là rất quan trọng. Hãy là bệ đỡ cho trẻ, để cảm thấy an toàn khi khám phá, trải nghiệm và phát triển.
Bình luận