5 "công thức vàng" nuôi dạy đứa trẻ hạnh phúc, sống ở đâu cũng thành người giỏi giang

Có 5 điều bố mẹ nên áp dụng khi trò chuyện với con, thêm gắn kết gia đình, ấm áp và hạnh phúc.

Hầu hết bố mẹ đều mong muốn đơn giản, đó là hy vọng con mình tự tin, tràn đầy sức sống và có đủ sự kiên trì để bình tĩnh đối mặt với mọi thử thách.

Các chuyên gia thường khuyên bố mẹ nên dành thời gian trò chuyện với trẻ về một số điều "vô nghĩa" mỗi ngày, lắng nghe những gì con muốn nói.

Khi bàn luận về những gì trẻ thực sự muốn nói sẽ khiến bản thân cảm thấy "được tôn trọng", "được công nhận" và "có giá trị", điều này giúp xây dựng vốn tâm lý vững chắc và vượt qua những thăng trầm của cuộc sống.

5 "công thức vàng" nuôi dạy đứa trẻ hạnh phúc, sống ở đâu cũng thành người giỏi giang - 1

Lắng nghe không chỉ đơn thuần là "nghe" những gì được nói, mà là thiết lập mối liên hệ tâm linh với trẻ bằng cách "nhìn" vào cử chỉ và biểu cảm khuôn mặt, tìm hiểu lý do tại sao trẻ có những ý tưởng như vậy, qua đó truyền cảm hứng.

Vì vậy, khi bố mẹ muốn đi vào trái tim trẻ em, nên có ba thái độ.

- Hãy đặt mình vào vị trí của trẻ, đồng cảm với cảm xúc và hiểu những gì trẻ nói.

- Hãy lắng nghe  tích cực và đừng phán đoán dựa trên sở thích hay sở ghét riêng hoặc đúng hay sai. Thay vào đó, hãy cố gắng hiểu  lý do tại sao trẻ lại nghĩ như vậy.

- Nếu có điều gì không hiểu, bố mẹ nên chủ động đặt câu hỏi.

Vậy câu hỏi đặt ra là, làm sao bố mẹ mang lại chiều sâu cho những cuộc trò chuyện “vô nghĩa” và khiến trẻ cảm thấy ấm áp, hạnh phúc hơn? 

5 "công thức vàng" nuôi dạy đứa trẻ hạnh phúc, sống ở đâu cũng thành người giỏi giang - 2

Nguồn ảnh: Pinterest.

5 "công thức vàng" nuôi dạy đứa trẻ hạnh phúc, sống ở đâu cũng thành người giỏi giang - 3

Sự chấp nhận

Ví dụ, trẻ nói: "Tiểu Minh hôm nay đánh con."

Lúc này, bố mẹ có thể rất tò mò về những gì xảy ra tiếp theo, nhưng nếu ngắt lời hoặc đưa ra lời bình luận tiêu cực, trẻ sẽ có xu hướng im lặng và không muốn chia sẻ thêm. 

Điều cần làm lúc này là lắng nghe theo tốc độ và chấp nhận mọi lời trẻ nói, chẳng hạn như: "Vâng, con đã bị đánh." Khi trẻ nhận thấy rằng bố mẹ đang chú ý lắng nghe mà không phán xét, sẽ cảm thấy an toàn hơn để bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình.

Khi trẻ thấy bố đứng về phía mình, sẽ chân thành bộc lộ những suy nghĩ bên trong. Bố mẹ có thể hỏi thêm "Con cảm thấy như thế nào khi Tiểu Minh làm vậy?" hoặc "Có điều gì khác mà con muốn chia sẻ không?" Những câu hỏi mở này giúp trẻ cảm thấy được khuyến khích và không bị áp lực.

5 "công thức vàng" nuôi dạy đứa trẻ hạnh phúc, sống ở đâu cũng thành người giỏi giang - 4

Bố mẹ lắng nghe theo tốc độ và chấp nhận mọi lời trẻ nói.

Ngoài những gì trẻ nói, bố mẹ cũng có thể đọc được cảm xúc của trẻ qua ánh mắt, giọng điệu, nét mặt, và cả ngôn ngữ cơ thể. Những dấu hiệu này thường cung cấp thêm thông tin về trạng thái cảm xúc của trẻ. Hãy chú ý đến cách trẻ nhìn vào mắt bạn, sự run rẩy trong giọng nói, hoặc thậm chí là cách trẻ nắm chặt tay. Điều đó cho thấy trẻ đang cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi.

Hơn nữa, hãy chấp nhận dù trẻ vui, buồn hay mệt mỏi. Việc thể hiện sự chấp nhận giúp trẻ cảm thấy được yêu thương, tạo ra một không gian an toàn để thể hiện cảm xúc.

5 "công thức vàng" nuôi dạy đứa trẻ hạnh phúc, sống ở đâu cũng thành người giỏi giang - 5

Sự đồng cảm

Cách tốt để trẻ cởi mở là thừa nhận, hiểu cảm xúc và thể hiện sự đồng cảm.

Sau giờ học, trẻ nói "Đầu gối của con bị bầm tím."

Mặc dù bố mẹ có nhiều câu muốn hỏi, nhưng hãy giữ chúng lại. Điều quan trọng hơn là thừa nhận cảm xúc thay vì chỉ tỏ ra quan tâm bề ngoài. Hãy nói: "Chắc là đau lắm phải không?" Câu hỏi này thể hiện sự quan tâm, cho trẻ thấy rằng bố mẹ đang lắng nghe và sẵn sàng chia sẻ nỗi đau đó.

Mẹ có thể hỏi thêm "Có điều gì khác xảy ra khiến con cảm thấy không thoải mái không?" Những câu hỏi này không chỉ giúp hiểu rõ hơn về tình huống, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ cảm xúc, từ nỗi buồn đến sự lo lắng.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chia sẻ một số trải nghiệm của bản thân, chẳng hạn như: "Đúng rồi, mẹ cũng đã từng bị như vậy. Mẹ hiểu cảm giác đau đớn đó." 

5 "công thức vàng" nuôi dạy đứa trẻ hạnh phúc, sống ở đâu cũng thành người giỏi giang - 6

Điều quan trọng hơn là thừa nhận cảm xúc thay vì chỉ tỏ ra quan tâm bề ngoài.

5 "công thức vàng" nuôi dạy đứa trẻ hạnh phúc, sống ở đâu cũng thành người giỏi giang - 7

Đáp lại với thái độ chân thành

Thế giới của trẻ rất nhỏ bé. Một điều nhỏ nhặt cũng dễ khơi dậy sự quan tâm, háo hức chia sẻ với bố mẹ. Những trải nghiệm hàng ngày, từ việc tìm thấy một con bọ cho đến nhìn thấy chiếc lá lạ, đều có thể trở thành những câu chuyện thú vị trong mắt trẻ.

Nếu bố mẹ chỉ trả lời "ừm" sẽ dập tắt mong muốn chia sẻ. Trẻ cảm nhận bố mẹ không quan tâm hoặc không lắng nghe, sẽ dần thu mình lại. Theo thời gian, trẻ sẽ không muốn kể ra điều gì, và nếu sau này gặp phải tình trạng bắt nạt ở trường, rất có thể trẻ sẽ chọn cách chịu đựng một mình.

5 "công thức vàng" nuôi dạy đứa trẻ hạnh phúc, sống ở đâu cũng thành người giỏi giang - 8

Một điều nhỏ nhặt cũng dễ khơi dậy sự quan tâm, háo hức chia sẻ với bố mẹ.

Nhưng khi bố mẹ đáp lại bằng ngôn ngữ tương "Bố mẹ luôn là những người con tin tưởng nhất," việc nhận được những phản hồi tiếp theo từ trẻ sẽ trở nên dễ dàng, cởi mở chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc.

Chẳng hạn, trẻ hào hứng kể "Hôm nay con tìm thấy một con bọ!" mẹ có thể đáp lại "Ồ! con đã tìm thấy một con bọ!" Cách phản hồi này xác nhận trải nghiệm của trẻ, thể hiện sự quan tâm.

Mẹ mở rộng cuộc trò chuyện bằng cách hỏi "Con bọ ấy trông như thế nào?" hoặc "Con đã làm gì với con bọ đó?" nhằm khuyến khích trẻ phát triển khả năng miêu tả và diễn đạt ý tưởng.

5 "công thức vàng" nuôi dạy đứa trẻ hạnh phúc, sống ở đâu cũng thành người giỏi giang - 9

Cùng trẻ tóm tắt vấn đề đã xảy ra

Trẻ em có kỹ năng giao tiếp hạn chế, đôi khi dù đã cố gắng nhưng trẻ khó diễn đạt rõ ràng lời mình nói.

Lúc này, bố mẹ có thể đặt câu hỏi để hiểu toàn bộ câu chuyện từng chút một, theo cách sau:

- Ngồi xuống và nhìn trẻ ngang tầm mắt, giúp trẻ nhận biết cảm xúc “Trông con tức giận lắm, có phải vì bạn lấy mất đồ chơi của con không?”

5 "công thức vàng" nuôi dạy đứa trẻ hạnh phúc, sống ở đâu cũng thành người giỏi giang - 10

Trẻ học cách sắp xếp logic và cải thiện kỹ năng giao tiếp.

- Đặt những câu hỏi cụ thể, trước tiên tập trung vào đối tượng chính "Đồ chơi nào đã bị lấy mất? Đó có phải là con khủng long yêu thích của con không?" Sau đó, hãy thử tái hiện lại cảnh đó, "Lúc đó con có chơi với nó không, hay là đã cất đi?"

- Hướng dẫn nguyên nhân và kết quả, khuyến khích trẻ suy đoán ý định của người khác “Bạn có nói vì sao lại lấy nó không?”...

Thông qua câu hỏi có cấu trúc, trẻ được yêu cầu cung cấp thêm thông tin chi tiết, bắt đầu từ câu trả lời mơ hồ "bạn ấy giật lấy của con" và dần nói "Con đang chơi với con khủng long đỏ, và bạn ấy đột nhiên giật lấy nó, vì vậy con đã báo với giáo viên". Lúc này, trẻ học cách sắp xếp logic và cải thiện kỹ năng giao tiếp.

5 "công thức vàng" nuôi dạy đứa trẻ hạnh phúc, sống ở đâu cũng thành người giỏi giang - 11

Câu hỏi mở

Khi trẻ chỉ trả lời "có" hoặc "không", cuộc trò chuyện sẽ dễ dàng kết thúc. Tuy nhiên, câu hỏi mở giúp trẻ sắp xếp và suy nghĩ sâu sắc hơn.

Ví dụ, khi bố mẹ đến đón con ở trường mẫu giáo, ngay khi nhìn thấy, trẻ sẽ nói "Hôm nay con rất vui khi được chơi với các bạn".

"Ồ? Con chơi trò gì mà vui thế?"

Thực tế, không cần quá nhiều kiến ​​thức sâu rộng để nuôi dạy đứa trẻ thành đạt và hạnh phúc, bí quyết là nên bắt đầu lắng nghe chân thành những lời nói "vô ích" của trẻ.

5 "công thức vàng" nuôi dạy đứa trẻ hạnh phúc, sống ở đâu cũng thành người giỏi giang - 12

Câu hỏi mở giúp trẻ sắp xếp và suy nghĩ sâu sắc hơn.

Khi bố mẹ dùng tai để tiếp nhận cảm xúc, mắt để hiểu nỗi bất bình, câu hỏi để giúp trẻ sắp xếp lại suy nghĩ, đã gieo vào lòng trẻ những hạt giống mang tên "hy vọng", "tự tin", "hạnh phúc" và "kiên trì", và những vốn liếng tâm lý này sẽ hướng trẻ đến tương lai tươi sáng và triển vọng hơn.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hiểu đúng về Tiết Thanh minh trong “Truyện Kiều”

Hiểu đúng về Tiết Thanh minh trong “Truyện Kiều”

Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có đoạn miêu tả khung cảnh sinh hoạt của con người trong lễ tảo mộ và hội Đạp thanh (hội dẫm lên cỏ xanh) dịp tiết Thanh minh. Trong đoạn này có nhiều chi tiết gây tranh cãi về cách hiểu.