5 quy tắc nuôi dạy con trai có khí chất giàu sang, thành đạt khi trưởng thành
Nuôi dạy con trai là một hành trình thú vị nhưng cũng đầy thách thức.
Nhiều bậc bậc phụ huynh cho biết, họ đang rơi vào tình trạng lo lắng rằng con mình sẽ bị coi thường, lợi dụng và phát triển tính cách dễ chiều lòng người khác khi lớn lên.
Một thuật ngữ để gọi tên về điều này là "Cảm giác rẻ tiền", có nghĩa là bản thân trẻ cảm thấy giá trị của mình không đủ cao, dễ dàng bị ảnh hưởng và thiếu tự tin trong các mối quan hệ xã hội.
Nghiên cứu về tâm lý phát triển trẻ em đã phát hiện, những đứa trẻ quá chiều chuộng người khác trong thời gian dài sẽ phát triển mạch thần kinh "khó từ chối" ở vỏ não trước trán và có nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu khi trưởng thành cao gấp ba lần so với trẻ bình thường. Đặc biệt là ở các bé trai.
Vì vậy, các chuyên gia gợi ý về cách giúp các bé trai thoát khỏi "cảm giác rẻ tiền", bố mẹ có thể tham khảo.
Dạy trẻ thiết lập ranh giới và đủ can đảm để nói "không"
Thực tế, một số trẻ không đủ can đảm để nói ''Không''.
Tâm lý học cho rằng điều này thường xảy ra vì trẻ sợ xung đột và lo lắng sẽ không được chấp nhận nếu từ chối.
Nhưng sự tôn trọng thực sự không chỉ đến từ việc chiều chuộng người khác. Điều nàu còn đòi hỏi ý thức rõ ràng về ranh giới để trẻ có thể tự bảo vệ mình.
Bố mẹ có thể thử đóng vai và mô phỏng một số tình huống hàng ngày với con.
Nếu một bạn cùng lớp nhờ giúp đỡ, nhưng trẻ không thoải mái hoặc không muốn giúp, trẻ nên nói bằng giọng điệu kiên quyết nhưng lịch sự. “Tớ muốn giúp cậu, nhưng hiện tại tớ còn nhiều việc khác phải làm.”
Thông qua những mô phỏng đó, trẻ sẽ không hoảng sợ khi thực sự gặp phải những tình huống tương tự.
Thông thường, bố mẹ cũng nên hỏi ý kiến trẻ thường xuyên và để trẻ quen với việc bày tỏ sự lựa chọn riêng.
Điều quan trọng là hãy nói với con: " Từ chối người khác không có nghĩa là mất bạn, vì những người bạn thực sự sẽ tôn trọng quyết định của con!" Dần dần, trẻ sẽ hiểu rằng ý kiến của mình đáng được tôn trọng.
Rèn luyện lòng can đảm thoát khỏi tình thế khó xử khi phải chiều chuộng người khác
Nhà tâm lý học Adler từng nói: "Mọi rắc rối của con người đều bắt nguồn từ các mối quan hệ."
Trong giao tiếp, việc quá chiều chuộng người khác dễ khiến trẻ mệt mỏi và đánh mất chính mình.
Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ bằng câu chuyện thực tế, ví dụ như chuyện về Neville trong Harry Potter: Lúc đầu, anh ta luôn bị bắt nạt, nhưng đã kiên quyết đấu tranh đòi công lý và cuối cùng giành được sự tôn trọng của mọi người.
Tóm lại, hãy cho trẻ biết rằng không cần phải cố gắng để làm hài lòng người khác, chỉ cần là chính mìn .
Bố mẹ cũng nên dành thời gian khen ngợi con trước khi đi ngủ. Hãy để trẻ kể về một điều tuyệt đã làm trong ngày. Ví dụ: "Hôm nay con đã từ chối lời đề nghị giúp chép bài tập về nhà của bạn cùng bàn."
Điều này giúp trẻ củng cố lòng tự trọng và hiểu rằng bất kỳ quyết định đúng đắn nào cũng đáng được ghi nhận.
Nuôi dưỡng “cảm giác cao quý” và cải thiện hình ảnh bên ngoài
“Cảm giác rẻ tiền” không chỉ là vấn đề về tính cách, nó cũng phản ánh từ hình ảnh bên ngoài.
Ví dụ, nếu trẻ ăn mặc luộm thuộm, mọi người sẽ vô thức đánh giá thấp trẻ, điều này có thể ảnh hưởng đến cách trẻ cảm nhận về bản thân.
Giống như khi chúng ta đến trung tâm mua sắm và nhìn thấy một người ăn mặc đẹp, thường cảm giác rằng họ có tính khí tốt.
Quần áo trẻ không cần phải đắt tiền, nhưng nên vừa vặn và sạch sẽ. Bố mẹ nên xuyên sắp xếp tủ quần áo của con, bỏ đi những quần áo không phù hợp và thay thế khi cần thiết.
Việc rèn luyện cho trẻ cách cư xử cũng rất quan trọng. Trẻ cần ngồi thẳng khi viết và học, ngẩng cao đầu khi đi, và giữ vẻ mặt thân thiện khi nói chuyện... Ngoài ra, hãy cắt móng tay, cắt tóc, dọn dẹp bàn học và sắp xếp cặp sách cùng trẻ mỗi ngày
Những chi tiết nhỏ này có vẻ không đáng kể, nhưng giúp trẻ làm quen với cuộc sống tinh tế và cải thiện khí chất của bản thân.
Xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh và hiểu rằng việc cho đi có giá trị thực tế
Trong suy nghĩ của nhiều trẻ, cho đi đồng nghĩa được yêu thương. Nhưng tương tác xã hội lành mạnh nên là hai chiều. Giữa bạn bè, không thể chỉ có một bên cho đi, còn bên kia chỉ nhận lại.
Bố mẹ nên giúp trẻ thiết lập các nguyên tắc trao đổi. Ví dụ, nếu một bạn cùng lớp thường xuyên mượn đồ dùng học tập, trẻ có thể nói: "Tớ có thể cho cậu mượn đồ, nhưng nhớ trả lại vào ngày mai nhé."
Điều này giúp cả trẻ và đối phương hiểu rằng đồ đạc của mình không thể bị lấy đi một cách tùy tiện, khi có sự cho và nhận thì mối quan hệ mới có thể bền lâu.
Bố mẹ cũng có thể hỏi trẻ một cách gián tiếp vào những lúc bình thường: "Con đã giúp bạn nhiều lần, còn bạn ấy có hỗ trợ gì cho con không?" Điều này sẽ khuyến khích trẻ quan sát, suy nghĩ và đánh giá xem tình bạn có lành mạnh và bình đẳng hay không.
Tất nhiên, cũng cần cho trẻ hiểu rằng không phải tình bạn nào cũng đáng để dành tình cảm chân thành, chỉ nên tử tế với những người xứng đáng.
Khuyến khích trẻ tự bày tỏ suy nghĩ thực sự của mình
Đa phần trẻ không dám bày tỏ suy nghĩ thật là vì sợ bị từ chối hoặc chế giễu.
Nhưng nếu mãi kìm nén bản thân, trẻ dễ trở nên nhút nhát, không còn cảm giác tồn tại trong tập thể.
Khi trẻ gặp vấn đề nào đó, đừng vội vàng giúp giải quyết. Tốt hơn hết là hãy hỏi "Con muốn giải quyết vấn đề này như thế nào?"
Ví dụ, nếu bạn bè lấy mất đồ chơi của trẻ, hãy hỏi và hướng dẫn trẻ suy nghĩ, bày tỏ quan điểm của mình, cuối cùng xử lý theo ý muốn của trẻ nhiều nhất có thể.
Ngoài ra, dạy trẻ sử dụng câu "Tôi" để diễn đạt ý mình, chẳng hạn như "Tôi nghĩ rằng...", "Tôi hy vọng rằng...", "Tôi không đồng ý...",
Ví dụ, "Con nghĩ cậu ấy làm như vậy là sai. Hy vọng cậu ấy có thể trả lại đồ chơi cho con."
Nên để trẻ tham gia nhiều hơn vào các cuộc thảo luận đưa ra quyết định trong gia đình, chẳng hạn như đi đâu vào cuối tuần, ăn gì vào bữa tối,...
Dần dần, trẻ sẽ quen với ý nghĩ rằng "tiếng nói của mình xứng đáng được lắng nghe", sự tự tin cũng như khả năng diễn đạt bản thân sẽ được cải thiện một cách đáng kể.
Nhà tâm lý học trẻ em nổi tiếng Piaget đã nói: "Trí tuệ của trẻ nằm trong tầm tay trẻ, và phẩm giá nằm ở sự tự khẳng định."
Trẻ lớn lên có thể hiền lành nhưng không hèn nhát, tử tế nhưng không dễ bị bắt nạt.
Sự cao quý thực sự không nằm ở việc ăn mặc sang trọng, mà xuất phát từ ''Cảm xúc của tôi là quan trọng, sự từ chối là hợp lý và những nỗ lực của tôi là đáng quý''
Bình luận