7 nỗi đau mà sản phụ sinh mổ đều phải trải qua, có khoảnh khắc nhắc tới ai cũng rùng mình

Nhiều mẹ bầu lựa chọn sinh mổ với hy vọng sẽ tránh được cơn đau dữ dội của sinh thường.

Tuy nhiên, sinh mổ không hoàn toàn là “giải pháp nhẹ nhàng” như nhiều người tưởng tượng. Dưới đây là 7 thử thách các mẹ phải chuẩn bị tâm lý đối mặt khi quyết định sinh mổ.

1. Cảm giác tê cứng phần thân dưới

Sau khi thuốc gây tê được tiêm, mẹ sẽ cảm nhận được cảm giác ấm lên từ chân rồi dần lan đến thân mình. Đây là tác dụng của thuốc gây tê tủy sống, làm mất cảm giác ở vùng cơ thể nhất định để phục vụ cho ca phẫu thuật. Cảm giác này có thể khiến nhiều mẹ lo lắng, nhưng đó là điều bình thường và cần thiết cho quá trình mổ.

7 nỗi đau mà sản phụ sinh mổ đều phải trải qua, có khoảnh khắc nhắc tới ai cũng rùng mình - 1

Sinh mổ có 7 nỗi đâu mà nhiều sản phụ phải trải qua.

2. Nỗi sợ gây tê tủy sống

Trước khi bước vào phòng mổ, một trong những thử thách đầu tiên mẹ phải đối mặt là mũi tiêm gây tê tủy sống. Đây thường là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ ngồi đúng tư thế, thường là cong lưng như “con tôm", để quá trình tiêm diễn ra suôn sẻ. Thực tế, cơn đau chỉ như một vết nhói nhẹ, và việc vượt qua nỗi sợ tâm lý là điều quan trọng nhất.

3. Cảm giác đau khi tập đi lại sau sinh mổ

Đối với nhiều mẹ, lần đầu tiên bước xuống giường sau sinh mổ là một trải nghiệm "đau đến tận cùng", chỉ cần nhắc đến thôi cũng đủ khiến ai nấy phải rùng mình. Tuy vậy, việc vận động sớm được các bác sĩ khuyến khích để tránh các biến chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục. Dù đau đớn, mẹ hãy cố gắng thực hiện để sức khỏe nhanh chóng ổn định hơn.

7 nỗi đau mà sản phụ sinh mổ đều phải trải qua, có khoảnh khắc nhắc tới ai cũng rùng mình - 2

Tập đi sau sinh mổ là nỗi ám ảnh của nhiều sản phụ.

4. Tình trạng nhịp tim nhanh

Sau khi gây tê, nhịp tim của mẹ có thể tăng nhanh, dẫn đến cảm giác chóng mặt hoặc buồn nôn. Hiện tượng này, gọi là hội chứng hạ huyết áp khi nằm ngửa, thường xảy ra trong quá trình phẫu thuật. Bác sĩ gây mê sẽ luôn theo dõi sát sao để hỗ trợ kịp thời, vì vậy mẹ không cần quá lo lắng.

5. Cơn buồn nôn và chóng mặt

Buồn nôn là phản ứng khá phổ biến khi mẹ bị tụt huyết áp hoặc thiếu oxy mô trong quá trình phẫu thuật. Để giảm nguy cơ này, bác sĩ thường yêu cầu mẹ nhịn ăn trước khi mổ. Nếu bị nôn, mẹ chỉ cần nghiêng đầu để đảm bảo an toàn.

6. Cảm giác khó thở

Trong quá trình phẫu thuật, một số mẹ có thể cảm thấy khó thở. Đây là phản ứng tự nhiên khi thuốc gây tê ảnh hưởng đến cơ hoành. Bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách thở sâu để thư giãn và giảm bớt lo lắng.

7. Cảm giác ớn lạnh

Nhiều mẹ sẽ cảm thấy ớn lạnh trong phòng mổ. Nguyên nhân là do thuốc gây mê làm giãn mạch máu, tăng tản nhiệt và khiến nhiệt độ cơ thể giảm. Nhiệt độ thấp trong phòng mổ càng làm cảm giác lạnh rõ rệt hơn. Tuy nhiên, các nhân viên y tế sẽ luôn đảm bảo mẹ được giữ ấm trong suốt quá trình.

Mặc dù sinh mổ không hề “nhẹ nhàng” như nhiều người nghĩ, nhưng mẹ có thể yên tâm rằng đội ngũ bác sĩ và y tá sẽ luôn đồng hành và bảo vệ mẹ cùng em bé. Hãy chuẩn bị tinh thần và kiến thức thật tốt để vượt qua những thử thách này, vì khoảnh khắc được ôm con trong vòng tay sẽ xóa tan mọi đau đớn.

Thy Dung

Tin liên quan

Tin mới nhất

CEO Tim Cook của Apple nhận lương bao nhiêu?

CEO Tim Cook của Apple nhận lương bao nhiêu?

Apple công bố tăng 18% lương cho CEO Tim Cook, nâng tổng thu nhập lên 74,6 triệu USD trong năm 2024, bất chấp những tranh cãi từ cổ đông. Công ty cũng từ chối đề xuất chấm dứt chương trình đa dạng nhân sự (DEI), khẳng định cam kết không phân biệt đối xử và tuân thủ các quy định pháp luật.

Bitcoin tăng cao, liên tục đạt đỉnh, sẽ đạt mốc bao nhiêu?

Bitcoin tăng cao, liên tục đạt đỉnh, sẽ đạt mốc bao nhiêu?

Bitcoin đã vượt mốc 100.000 USD vào năm 2024, đánh dấu một năm đầy biến động và thành công cho thị trường tiền điện tử. Nhìn về năm 2025, các chuyên gia dự đoán những xu hướng đột phá, từ sự phát triển mạnh mẽ của DeFi, stablecoins, đến sự rõ ràng hơn trong quản lý pháp lý. Điều gì đang chờ đợi ngành tiền điện tử trong năm mới?