Bảng xếp hạng người thân: Sự thật khiến mẹ buồn, nhưng trong tâm trí trẻ mẹ không phải là người gần gũi nhất
Có 3 giai đoạn phát triển quan trọng và vị thế người thân trong tâm trí trẻ.
Trong chuyến đi chơi ngày lễ, chị Tiểu Vân (Quảng Châu, Trung Quốc) kể về con gái mình với vẻ mặt thất vọng. "Hôm qua khi tôi đón Awen ở trường về, thực ra con bé nói rằng muốn dành kỳ nghỉ với bà ngoại nhất, chỉ vì mẹ tôi không bao giờ la mắng con bé..."
Khi nhận ra những thay đổi của con gái, chị chợt nhớ đến cảnh tượng 4 năm trước khi đưa con đi mẫu giáo, cô bé ôm chặt lấy mẹ và khóc: "Mẹ ơi, đừng đi".
Hóa ra thứ hạng của người thân trong tâm trí trẻ không bao giờ cố định. Những "vị trí đầu tiên" mà chúng ta xem là hiển nhiên có thể đã âm thầm thay đổi trong quá trình trưởng thành của trẻ. Điều này phản ánh sự phát triển tâm lý, mối quan hệ giữa trẻ và người lớn là một hành trình liên tục, đầy biến động.
Giai đoạn "bám dính" từ 0-6 tuổi: Người chăm sóc là cả thế giới
Lúc này, “ai cho em bé bú là mẹ của bé”. Bất cứ ai thay tã, dỗ ngủ, lau nước mắt và đặc biệt là ngủ cùng vào ban đêm đều là trung tâm của vũ trụ của trẻ.
Thùy trán của não trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Khi bước vào môi trường xa lạ, trẻ sẽ bám người chăm sóc chính.
Giai đoạn này hoàn toàn tuân theo quy luật sinh tồn “ai chăm sóc trẻ nhiều hơn thì thắng”. Nếu ông bà chịu trách nhiệm chăm sóc chính, sẽ có lợi thế tuyệt đối vào thời điểm này.
Nguồn ảnh: Pinterest.
Ví dụ. Sau khi đứa trẻ chào đời, nếu người mẹ chăm sóc chính, ông bà thỉnh thoảng giúp đỡ hoặc chơi cùng, người bố thỉnh thoảng quay lại ôm con như một lữ khách, thì trong tâm trí trẻ, những người thân được xếp hạng như thế này:
Mẹ > Ông bà > Bố > Thú cưng/thú nhồi bông (hình chiếu nhân cách).
Trẻ nhỏ hiểu thế giới thông qua phản ứng cảm xúc của bố mẹ. Chỉ có những phản ứng phù hợp và sự đồng hành chất lượng mới giúp bố mẹ gần gũi hơn với con mình về mặt tâm lý.
Trên thực tế, nếu bố mẹ tập trung chơi với con hơn 10 phút, tần suất tầm 3 lần 1 ngày, có thể thiết lập được sự gắn bó an toàn.
Mức độ an toàn mà bố mẹ dành cho trẻ sẽ quyết định trực tiếp liệu trẻ có dám khám phá thế giới bên ngoài trong tương lai hay không.
Khi bước vào môi trường xa lạ, trẻ sẽ bám chặt người chăm sóc chính.
Trẻ 7-12 tuổi là giai đoạn ngưỡng mộ mạnh mẽ: Nếu bố mẹ làm bố trẻ tự hào, sẽ được xếp hạng nhất
Nghiên cứu fMRI đã phát hiện ra, các mạng lưới não xã hội (như vùng nối thái dương đỉnh) của trẻ khoảng 10 tuổi bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng và bắt đầu sử dụng các chuẩn mực xã hội để đánh giá hành vi của bố mẹ. Trẻ sẽ so sánh xem mẹ của ai có thể làm đồ thủ công, hay bố của ai có thể làm gia sư cho các kỳ thi Olympic toán học.
Bất kỳ ai có thể giúp trẻ làm bài tập về nhà và giữ được thể diện trong buổi họp phụ huynh sẽ được đứng ở vị trí thứ nhất.
Trẻ bắt đầu hiểu rằng tình yêu không chỉ là những nụ hôn và cái ôm, mà thực sự "có ích":
Cố vấn học tập > Người chăm sóc cuộc sống > Bạn chơi.
Nếu bố mẹ làm bố trẻ tự hào, sẽ được xếp hạng nhất.
Các chuyên gia khuyên rằng, khi biết điều này, bố mẹ đừng vội ghen tị. Hãy chuẩn bị "bộ mẹo vặt cho gia đình", trong đó bố chịu trách nhiệm về thể thao và trò chơi, mẹ chịu trách nhiệm về sự thoải mái về mặt cảm xúc, người lớn tuổi truyền đạt những lời khuyên hữu ích.
Khi trẻ nói "Con không hiểu gì cả", đừng vội trách mắng. Thay vào đó, hãy nói: "Sao chúng ta không tra cứu một số thông tin nhỉ?" Điều trẻ cần không phải câu trả lời đúng mà, là cảm giác được tôn trọng.
Giai đoạn nổi loạn từ 13-18 tuổi: Bạn thân là anh em thực sự
Nhu cầu tự chủ của trẻ tăng đột biến, nhưng hệ thống viền (trung tâm cảm xúc) và thùy trước trán (giám đốc điều hành của não) phát triển không đồng bộ, dẫn đến hiện tượng con lắc "phụ thuộc - kháng cự" trong mối quan hệ bố mẹ - con cái.
Trong khi bản năng của trẻ là chống lại trải nghiệm từ bố mẹ, trẻ lại rất háo hức được bạn bè công nhận.
Bộ não bé trai và bé gái tuổi dậy thì giống như một tàu lượn siêu tốc, với cảm xúc liên tục thay đổi giữa "cần bạn" và "không thích bạn".
Giống như mạng không dây, chúng ta nghĩ rằng nó bị ngắt kết nối mỗi ngày, nhưng thực tế là nó vẫn luôn âm thầm tìm kiếm tín hiệu. Thứ hạng của các thành viên trong gia đình cũng giống như thị trường chứng khoán – bình thường có vẻ khá hờ hững, nhưng khi gặp phải nạn bắt nạt ở trường hoặc thất tình, thứ hạng có thể tăng vọt.
Trẻ ở giai đoạn này được các chuyên gia ví giống như loài mèo. Bố mẹ càng cố gắng đến gần, trẻ càng chạy trốn. Nhưng nếu bố mẹ tập trung làm việc của mình, trẻ sẽ giả vờ đến gần một cách bình thường, vì vậy thứ tự sẽ dựa trên.
Trẻ rất háo hức được bạn bè công nhận.
Tình huống khủng hoảng: Bố mẹ > Bạn bè.
Tình huống hàng ngày: Bạn bè > Bố mẹ > Người thân khác.
Vì vậy, để tăng thêm gắn kết với trẻ ở giai đoạn này, bố mẹ nên tạo ra một không gian an toàn, nơi trẻ thoải mái khi chia sẻ cả những niềm vui và nỗi buồn.
Thay vì ép buộc trẻ vào những khuôn khổ nhất định, hãy khuyến khích trẻ tự do thể hiện bản thân trong khi vẫn có sự hỗ trợ và bảo vệ từ gia đình. Việc này tạo ra sự gắn kết yêu thương, củng cố mối liên kết giữa trong gia đình, trẻ cũng tự tin hơn khi bước ra ngoài xã hội.
Bình luận