Bầu bí ăn không ngon miệng, giữa đêm được ăn mì tôm là “chân ái” với bà bầu Khánh Thi và cái kết bất ngờ

Với bà bầu Khánh Thi, biết là thèm thuồng toàn đồ không dinh dưỡng cho cả mẹ cả con, nhưng khi đã nhịn hết mức có thể thì việc được ăn một bát mì tôm trứng giữa đêm khuya vẫn là “chân ái”.

Cũng giống như nhiều mẹ bầu khác những tháng đầu thai kỳ còn nghén ngẩm nên ăn uống không cảm thấy ngon miệng mà thèm được ăn vặt linh tinh. Trong đó, mì tôm là món ăn liền hấp dẫn, dễ chế biến nên được nhiều mẹ bầu yêu thích. Và bà bầu Khánh Thi nhà Phan Hiển cũng không ngoại lệ.

Hầu hết mọi người đều biết trong quá trình mang thai bà bầu không nên ăn mì tôm hoặc không nên ăn quá nhiều mì tôm vì có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ không chỉ mẹ bầu mà cả thai nhi trong bụng.

Bầu bí ăn không ngon miệng, giữa đêm được ăn mì tôm là “chân ái” với bà bầu Khánh Thi và cái kết bất ngờ - 1

Khánh Thi cũng từng tiết lộ việc thèm ăn mì tôm của mình những ngày ốm nghén: “Thật sự là với chị em bầu bí ăn không thấy ngon thì nửa đêm 1 bát mỳ vẫn chân ái”.

Tuy nhiên, với nhiều mẹ bầu những tháng đầu thai kỳ, nhất là mang thai ở thời tiết nắng nóng, do thai nghén mệt mỏi không ăn uống được gì nhiều và ăn không ngon miệng, đầy bụng thì họ lại chỉ thích và thèm ăn mấy đồ linh tinh, đồ ăn vặt, thậm chí đồ không bổ dưỡng như kiểu: đồ ăn nhanh, mì tôm, đồ chiên, cà muối, dưa muối…

Song hiểu được tác hại của chúng với sức khỏe nên nhiều mẹ bầu đã phải cố gắng hạn chế nhịn ăn đến mức có thể. Và với mẹ bầu Khánh Thi cũng vậy, biết là thèm thuồng toàn đồ không dinh dưỡng cho cả mẹ cả con, nhưng khi đã nhịn hết mức có thể thì việc được ăn một bát mì tôm trứng giữa đêm khuya vẫn là “chân ái”.

Theo đó, mẹ bầu 2 con Khánh Thi cũng từng tiết lộ việc thèm ăn mì tôm của mình những ngày ốm nghén: “Thật sự là với chị em bầu bí ăn không thấy ngon thì nửa đêm 1 bát mỳ vẫn chân ái”.

Nhưng khi bát mì tôm trứng vừa nấu xong mẹ bầu còn chưa kịp ăn thì đã bị con trai đầu lòng Kubi ăn hết sạch.

Bầu bí ăn không ngon miệng, giữa đêm được ăn mì tôm là “chân ái” với bà bầu Khánh Thi và cái kết bất ngờ - 2

Bầu bí ăn không ngon miệng, giữa đêm được ăn mì tôm là “chân ái” với bà bầu Khánh Thi và cái kết bất ngờ - 3

Kể từ khi có bầu Khánh Thi ngày càng đẹp và luôn được chồng trẻ chiều chuộng, yêu thương, tháp tùng mọi nơi mọi lúc.

Theo Khánh Thi cho biết, vì biết vợ thèm đồ ăn vặt giữa đêm nên chồng Phan Hiển có rủ đi ăn khuya. Nhưng Khánh Thi không đi bởi có đi ra ngoài ăn thì vẫn phải ăn theo khẩu vị của chồng, không được ăn các món mẹ bầu thích vì sợ ảnh hưởng đến em bé. Kể từ khi có bầu Khánh Thi ngày càng đẹp và luôn được chồng trẻ chiều chuộng, yêu thương, tháp tùng mọi nơi mọi lúc.

Thực tế không chỉ riêng mẹ bầu Khánh Thi những tháng đầu thai kỳ thèm mì tôm mà nhiều mẹ bầu khác cho biết họ cũng nghén mì tôm: “Có ai bầu mà nghén mì tôm như em không. Em thèm đến mức nằm mơ cũng mơ đang ngồi ăn mì”, một mẹ bầu khác chia sẻ.

Bầu bí ăn không ngon miệng, giữa đêm được ăn mì tôm là “chân ái” với bà bầu Khánh Thi và cái kết bất ngờ - 4

Những tháng đầu thai kỳ thèm mì tôm mà nhiều mẹ bầu khác cho biết họ cũng nghén mì tôm.

Bà bầu ăn được mì tôm không và lời khuyên của bác sĩ sản phụ khoa

ThS.BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, mì tôm bản chất là loại tinh bột tinh chất, hấp thu rất nhanh, được coi là thức ăn có chỉ số đường huyết cao. Khi ăn mì tôm vào cơ thể chỉ khoảng 30 phút đường máu sẽ đạt đỉnh.

Theo đó đường máu tăng nhanh nhưng sau đó cũng tụt rất nhanh. Do đó ăn mì tôm khiến đường máu giao động lúc cao lúc thấp nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Bác sĩ Phan Chí Thành không khuyến cáo mẹ bầu ăn mì tôm hay các loại thức ăn như bún, miến, phở vì khiến chỉ số đường máu cao. Nếu muốn ăn mì tôm để không hại cho sức khỏe, mẹ bầu cần ăn nhiều rau trộn với mì tôm, chỉ nên ăn khoảng 1/4 bánh mì tôm, còn lại là rau, thịt.

Bầu bí ăn không ngon miệng, giữa đêm được ăn mì tôm là “chân ái” với bà bầu Khánh Thi và cái kết bất ngờ - 5

Bác sĩ Phan Chí Thành không khuyến cáo mẹ bầu ăn mì tôm hay các loại thức ăn như bún, miến, phở. (Ảnh: BSCC)

Mì tôm không phải là món ăn sống mà cũng giống như các món tinh bột tinh chất khác. Mọi bữa ăn của mẹ bầu phải đảm bảo 50% đến từ rau củ quả và hoa quả, 1/4 đến từ đạm, 1/4 đến từ ngũ cốc và tinh bột trong đó có mì tôm. Nhưng mì tôm được xếp vào nhóm tinh bột xấu nên phải ưu tiên ăn các loại tinh bột thô khác như ngũ cốc, gạo lứt...

“Mẹ bầu vẫn có thể ăn mì tôm nếu thèm nhưng đảm bảo ăn mì tôm theo đúng khuyến cáo, chỉ ăn ¼ bánh mì tôm”, bác sĩ Thành khẳng định.

Thảo Nguyên

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về