Bé bị tay chân miệng uống thuốc gì?

Bé bị tay chân miệng uống thuốc gì cho nhanh khỏi? Bệnh tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Chân tay miệng thường tự hết sau 7 đến 10 ngày.

Các triệu chứng chân tay miệng thường giống nhau ở người lớn và trẻ em, nhưng chúng có thể nặng hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều hơn một lần.

Bé bị tay chân miệng uống thuốc gì? - 1

Bé bị chân tay miệng uống thuốc gì cho nhanh khỏi? (Ảnh minh họa)

Bé bị tay chân miệng uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Tính đến thời điểm hiện tại chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị bệnh tay chân miệng đặc hiệu. Trong thời gian đợi khỏi bệnh, có thể dùng một số loại thuốc để làm dịu các triệu chứng như:

Thuốc hạ sốt paracetamol

Nếu trẻ sốt cao trên 38 độ C, phụ huynh cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt ibuprofen hoặc acetaminophen (paracetamol) với liều lượng 10-15mg/kg. Khi bệnh nhi vẫn còn sốt cao, dùng tiếp liều thứ 2 từ sau 4-6 giờ. Trong trường hợp trẻ không tự uống được hoặc khó uống có thể thay thế bằng dạng viên đạn đặt hậu môn theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Dùng nước điện giải và bù nước

Để bô sung thêm điện giải và bù nước, bố mẹ có thể cho bé uống thêm dung dịch oresol hoặc hydrite pha theo liều lượng đã chỉ định trên bao bì.

Bé bị tay chân miệng uống thuốc gì? - 2

Bệnh chân tay miệng hiện chưa có thuốc đặc trị. (Ảnh minh họa)

Thuốc sát khuẩn bôi ngoài da

Do chân tay miệng thường kèm theo các triệu chứng sốt, vết loét miệng nên cần được điều trị bằng cách bổ sung thêm vitamin C và kẽm, cũng như dùng dung dịch glycerin borat và lau sạch miệng của bé trước và sau khi ăn. Bên cạnh đó, gel rơ miệng (như kamistad, zyttee,..) cũng có khả năng sát khuẩn và giảm đau, giúp bệnh nhi ăn uống dễ dàng hơn.

Một số các loại thuốc sát khuẩn dùng bôi ngoài da mà cha mẹ có thể dùng và nên tuân theo chỉ định của bác sĩ như:

- Lidocain: Dùng cho trẻ mọi lứa tuổi;

- Xịt miệng benzydamine: Cho trẻ trên 5 tuổi;

- Súc miệng benzydamine: Trẻ từ 12 tuổi trở lên;

- Nước muối sinh lý nồng độ NaCl 0,9%.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị chân tay miệng cho trẻ

Bên cạnh việc tìm hiểu bé bị chân tay miệng uống thuốc gì, phụ huynh cũng cần phải ghi nhớ một số lưu ý sau khi sử dụng thuốc trị chân tay miệng cho trẻ như:

- Không nên lạm dụng quá liều thuốc hạ sốt vượt mức khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Không cho trẻ sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần aspirin, trừ khi có chỉ định của bác sĩ do trong thành phần của thuốc có thể gây nên hội chứng Reye, rất nguy hiểm.

Bé bị tay chân miệng uống thuốc gì? - 3

Chăm sóc và theo dõi trẻ bị chân tay miệng là rất quan trọng. (Ảnh minh họa)

- Thực hiện sát khuẩn và súc miệng bằng nước muối đúng nồng độ 0,9%, không nên pha mặn khiến những vết loét làm trẻ bị xót và đau đớn.

- Không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Kháng sinh chỉ được dùng khi có bội nhiễm vi khuẩn theo yêu cầu của bác sĩ;

- Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ tại nhà trước khi dùng thuốc bôi tay chân miệng ngoài da (hoặc uống kháng sinh histamin) để điều trị vết loét, ngứa nhằm hạn chế gây kích ứng hoặc nhiễm khuẩn đối với trẻ.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, phụ huynh cũng nên cho trẻ đang mắc bệnh ăn các loại thức ăn mềm hoặc sữa chua để giúp làm dịu cơn đau họng miệng, bổ sung nước lọc và nước hoa quả giúp tránh tình trạng bị mất nước. Không nên ăn các loại nước ép chanh, cam quýt hoặc thực phẩm cay, mặn. Chú ý cắt ngắn móng tay hoặc mang tay cho trẻ sơ sinh giúp hạn chế tình trạng cào và gãi do ngứa.

Phòng bệnh chân tay miệng

Cha mẹ có thể ngăn ngừa sự lây lan của bệnh chân tay miệng bằng việc đơn giản là rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, ngay cả sau khi trẻ đã cảm thấy khỏe hơn. Cụ thể:

- Dạy trẻ thường xuyên rửa tay, đặc biệt là sau khi vừa đi vệ sinh.

- Luôn luôn giữ nhà cửa sạch sẽ và khử trùng mặt bàn, đồ chơi và những thứ khác mà trẻ có thể chạm vào.

Bé bị tay chân miệng uống thuốc gì? - 4

Bố mẹ nên thực sự chú ý khi trẻ tiếp xúc với đồ chơi hoặc đồ vật tại khu vui chơi. (Ảnh minh họa)

- Nếu trẻ bị bệnh tay chân miệng, hay cho con nghỉ hoặc hoặc không đến nhà trẻ nếu bé bị sốt hoặc cảm thấy không đủ khỏe để đi.

- Nên giữ trẻ ở nhà nếu trẻ chảy nhiều nước dãi hoặc có tổn thương phát ban ngoài da.

- Vệ sinh ngoài da cho bé trước khi bôi thuốc sát trùng ngoài da như xanhmethylen, kem chứa ion bạc...

- Đảm bảo đủ lượng dịch cho trẻ bằng cách cho trẻ bú nhiều hơn, uống nhiều nước hơn với trẻ lớn.

Sau hơn 10 ngày, nếu bé vẫn chưa có dấu hiệu đỡ hơn và kèm theo các biểu hiện như sốt cao trên 2 ngày không hạ, quấy khóc vô cớ, ăn kém bú kém, nôn hết mọi thứ, khó thở hoặc thở bất thường, ngồi không vững, đi loạng choạng...phụ huynh nên đưa con đi khám để kiểm tra biến chứng.

Khi trẻ bị bệnh chân tay miệng, cha mẹ cần phải bình tĩnh, không nên quá lo lắng dẫn đến các can thiệp không tốt cho trẻ.

Linh San

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Cách đây 42 năm, vào ngày 30/8/1983, Tỉnh ủy tỉnh Cửu Long ban hành Nghị quyết số 177/NQ -TU về việc thành lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cửu Long. Nghị quyết nêu rõ trong khi chưa tiến hành đại hội để bầu cử Ban chấp hành và các cơ quan của hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định Ban chấp hành lâm thời và Ban biên tập Báo Văn nghệ Cửu Long. Đồng chí Huỳnh Anh Kiệt (nhạc sĩ Xuân Điề

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Cuộc thi ảnh báo chí với chủ đề “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phát động, hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu tiên (11/3/1951 - 11/3/2026) là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tuyển chọn những tác phẩm ảnh báo chí có giá trị tư liệu, nghệ thuật và thông tin ghi dấu hành trình đổi mới của đất nước, ph

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Nhà văn Nguyễn Trường là người sáng tác. Tuy nhiên, do công việc, nhà văn còn làm “người điểm sách”, “bình sách” (chữ trong Lời giới thiệu của Nhà xuất bản). Tác giả khiêm tốn gọi những bài viết của mình là “cảm nhận văn học” chứ không ghi là tiểu luận, phê bình như những người làm phê bình chuyên nghiệp. Song đọc 41 bài viết được tập hợp trong cuốn sách “Gặp gỡ những v