Bố mẹ chồng không nhớ nổi tên con dâu, y tá từ chối không cho nhận cháu mới sinh

Bố mẹ chồng giải thích vì ở nhà gọi con dâu bằng biệt danh nên không nhớ được tên thật nhưng nữ y tá vẫn từ chối trao cháu.

Câu chuyện xảy ra tại một bệnh viện phụ sản ở Quý Châu (Trung Quốc). Một sản phụ vừa mới vượt cạn xong, em bé chào đời an toàn, khỏe mạnh, sau khi được vệ sinh sạch sẽ, y tá đã bồng em bé ra ngoài cho gia đình sản phụ nhận mặt.

Trước cửa phòng sinh, bố mẹ chồng sản phụ đang chờ sẵn, háo hức được gặp cháu trai. Tuy nhiên, một sự cố nho nhỏ xảy ra đó là khi y tá hỏi họ là người nhà của sản phụ nào, tên gì, thì lúc này, ông bà mới ngớ người ra vì… chẳng nhớ nổi tên thật của con dâu.

Thấy hai ông bà cứ cập rập, ấp úng, nữ y tá lo ngại những chuyện không hay như đưa nhầm, bắt cóc nên một mực không đưa đứa trẻ cho họ. Nữ y tá sau đó bế đứa trẻ vào phòng chăm sóc sơ sinh, chờ đến khi nào sản phụ vừa sinh được ra ngoài mới đưa con về nằm cùng cô.

Bố mẹ chồng không nhớ nổi tên con dâu, y tá từ chối không cho nhận cháu mới sinh - 1

Nữ y tá từ chối trao bé sơ sinh cho bố mẹ chồng sản phụ vì không nhớ tên con dâu.

Quyết định này khiến gia đình chồng sản phụ vô cùng bức xúc, họ cho biết hiện tại con trai mình đang trên đường đến, bình thường chỉ quen gọi sản phụ bằng biệt danh nên không biết tên thật. Việc từ chối không cho nhận cháu thế này thật sự không chấp nhận được, thậm chí còn đòi khiếu nại cô y tá lên cấp trên. Nữ y tá vẫn hết sức bình tĩnh trả lời rằng cô chưa thấy gia đình sản phụ nào lại không nói được tên con mình, khi nào xác minh được mọi chuyện thì mới có yên tâm giao đứa trẻ cho họ.

Câu chuyện nhận được nhiều ý kiến tranh luận từ cộng đồng mạng. Người thì cho rằng nên thông cảm cho bố mẹ chồng vì đôi khi gọi biệt danh nhiều, quên tên con dâu cũng không phải điều gì đáng trách. Nhưng rất nhiều ý kiến phản bác, đồng ý với cách làm của nữ y tá vì vấn đề an toàn của đứa trẻ. Hiện nay, vấn đề trao nhầm, bắt cóc trẻ em,… vẫn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người nên hành động cẩn thận của nữ y tá là hoàn toàn dễ hiểu. 

Một vài bình luận đáng chú ý: 

- Bố mẹ chồng không nhớ được tên con dâu nữa thì cũng chịu rồi.

- Sản phụ mới sinh mà biết bố mẹ chồng còn không nhớ được tên mình chắc là tủi thân ghê gớm lắm, chẳng hiểu nổi luôn.

- Có lẽ bình thường bố mẹ chồng này cũng chẳng quan tâm gì đến con dâu nên mới thế, thương cho người mẹ mới sinh.

- Y tá làm đúng rồi, hỏi tên còn không biết mà giao con lỡ có bất trắc gì thì y tá phải chịu trách nhiệm hết à?

- Y tá rất có trách nhiệm đây, sợ đứa trẻ rơi vào tay người xấu nên thà chờ xác minh cho chắc ăn còn hơn.

Những lưu ý khi "đón tay" trẻ sơ sinh 

Bố mẹ chồng không nhớ nổi tên con dâu, y tá từ chối không cho nhận cháu mới sinh - 2

"Đón tay" bé sơ sinh là một việc quan trọng. (Ảnh minh họa)

Khi "đón tay" em bé mới sinh, ngoài việc phải nhớ rõ họ tên sản phụ, tránh trường hợp như gia đình trên thì người thân còn phải lưu ý những vấn đề sau: 

- Chọn người khỏe mạnh: Những người chủ quan, không chú ý đến sức khỏe, vệ sinh của bản thân không nên "đón tay" bé sơ sinh bởi vì chính họ có thể "nguồn" vi khuẩn di động. Nếu cho một người như vậy bế em bé, vi khuẩn trên cơ thể họ sẽ lây truyền làm ảnh hưởng sức khỏe của bé. 

- Người bế nên có kinh nghiệm hoặc tập luyện trước: Bế trẻ là một kỹ năng không hề đơn giản và không phải ai cũng thành thạo. Trẻ sơ sinh lại rất mềm yếu và mỏng manh về mọi mặt, nhạy cảm với mọi kích thích bên ngoài. Nếu người bế em bé là người lóng ngóng, vụng về, không biết tư thế bế thì có thể khiến bé cảm thấy khó chịu. Chưa kể đến những tai nạn không mong muốn cũng có thể xảy ra, làm ảnh hưởng của em bé trong trường hợp nghiêm trọng. 

- Người hút thuốc không nên "đón tay" bé: Những người có thói quen hút thuốc tốt hơn là không nên đón tay bé sơ sinh, vì mùi khói sẽ lưu lại trên quần áo, miệng, tóc và những nơi khác, ảnh hưởng không tốt đến bé. Theo các nghiên cứu khoa học, những đứa trẻ có bố mẹ hút thuốc lá nguy cơ bị đột tử ở tuổi nhũ nhi tăng. Lớn lên, nguy cơ trẻ mắc các bệnh lý cơn hen cấp tăng, hen phế quản cao rõ rệt. Bản thân thuốc lá còn ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ nhỏ.

Theo Hà An (Dịch từ Sohu)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về