Bố mẹ thông thái biết cách buông bỏ đúng lúc, dùng nguyên tắc “3 trừ, 3 tăng” để dạy con xuất sắc
Bố mẹ thông thái thường biết chọn lọc phương pháp phù hợp trong quá trình nuôi dạy con.
Một chuyên gia tâm lý khuyên rằng, khi bố mẹ học cách buông, trẻ có thể thoải mái khám phá và bắt đầu những hành trình thú vị của riêng mình.
Mấu chốt của sự lo lắng thái quá của bố mẹ: Giám sát con quá mức
Trong tiềm thức bố mẹ luôn tin rằng trẻ cần sự giúp đỡ, không thể tự mình đương đầu với thử thách, nên muốn can thiệp vào mọi việc dù lớn hay nhỏ.
Nhưng thực tế, sự can thiệp quá mức thường đi kèm với cảm xúc tiêu cực như lo lắng, bất an và ép buộc.
Việc truyền những cảm xúc này sang trẻ sẽ làm tăng thêm căng thẳng và hạn chế suy nghĩ.
Dưới áp lực nặng nề, trẻ dần cảm thấy chán nản, lo lắng, thậm chí mệt mỏi vì học tập.
Vậy làm thế nào để trẻ có thể phát triển tự do? Khi bố mẹ tập trung toàn bộ sự chú ý vào trẻ, vô tình khiến cảm thấy ngột ngạt.
Cách giáo dục thực sự khôn ngoan là thích ứng với bản chất và sở thích, cho trẻ đủ tự do.
Tăng trưởng là một quá trình tự khám phá, thử và sai. Nếu bố mẹ luôn cố gắng ngăn cản trẻ phạm sai lầm, có nghĩa đang ngăn cản phát triển. Điều đó tưởng chừng như có lợi cho trẻ nhưng thực chất lại tước đi cơ hội phát triển tự lập.
Ngược lại, cách giáo dục thực sự khôn ngoan là thích ứng với bản chất và sở thích, cho trẻ đủ tự do, không gian để khám phá thế giới.
Cũng giống như việc trồng một cái cây, nếu quá chú ý đến sự phát triển mà lúc nào cũng kiểm tra, chăm bón quá mức thì sẽ cản trở sự phát triển tự nhiên của cây. Mặt khác, nếu chúng ta biết trồng cây đúng với bản chất thì theo quy luật sẽ sinh trưởng và phát triển tốt.
Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng trong việc giáo dục trẻ. Nếu bố mẹ có thể trẻ đủ tự do và tin tưởng để phát triển, khám phá thế giới theo tốc độ riêng, có thể nuôi dưỡng đứa trẻ độc lập và sáng tạo.
Ngược lại, nếu bố mẹ luôn can thiệp, lo lắng cho cuộc sống quá nhiều sẽ dần nuôi dạy đứa trẻ có tính ỷ lại cao, thiếu tự tin, điều này vô cùng bất lợi cho sự phát triển sau này.
Nền giáo dục chất lượng cao đòi hỏi bố mẹ buông bỏ một cách thích hợp
Sự tự khám phá, trải nghiệm thực tế và tư duy độc lập là những dưỡng chất quý giá nhất cho sự trưởng thành của trẻ.
Tuy nhiên, ở nhiều gia đình, cách giáo dục quá nghiêm khắc như một cơn bão dữ dội, thường khiến trẻ không biết phải làm gì.
Trong khi đó, giáo dục chất lượng cao như cơn mưa phùn, nhẹ nhàng và bền bỉ nuôi dưỡng trái tim, tâm hồn trẻ thơ, như làn gió xuân ấm áp, tinh tế đánh thức những mầm non trí tuệ ở trẻ.
Bố mẹ buông bỏ một cách thích hợp.
Vì vậy, việc “buông bỏ thích hợp” là hướng dẫn tích cực, nhận ra tiềm năng của mình đồng thời cho trẻ đủ tự do.
- Không quá nghiêm khắc cũng không quá khoan dung.
- Hãy quan tâm đầy đủ đến trẻ, đồng thời duy trì khoảng cách thích hợp.
- Hãy chú ý đến cả việc truyền đạt kiến thức và trau dồi nhân cách.
- Không chỉ khuyến khích trẻ theo đuổi ước mơ mà còn dạy trẻ đối mặt với thực tế.
Bố mẹ thông thái thực hành nguyên tắc “ba trừ ba tăng”
Lấy cảm hứng sâu sắc từ câu nói, "Hãy cho trẻ một thế giới tự do để khám phá và trải nghiệm. Sự bao dung, thấu hiểu là chỗ dựa vững chắc nhất cho trẻ."
Sự trong sáng của tình yêu thương nằm ở chỗ buông bỏ đúng lúc. Sự sâu sắc của tình yêu ở chỗ biết cách nói lời từ biệt.
Kiểu tình yêu này tràn đầy sự tin tưởng, thấu hiểu và mong muốn, không hề có sự ép buộc hay kiêu ngạo.
Cần lưu ý rằng quan tâm không có nghĩa là can thiệp, và buông bỏ không có nghĩa là buông thả.
Nhiều lời khuyên hơn, ít mệnh lệnh hơn. Nhiều hướng dẫn hơn, ít ép buộc hơn.
Hãy cho trẻ một thế giới tự do để khám phá và trải nghiệm.
Giảm chỉ trích và tăng cường khẳng định
Nói chung, những gì bố mẹ nói với trẻ hàng ngày sẽ tạo nên bầu không khí chung cho cả gia đình.
Lời nói tích cực như tia nắng ấm áp mùa xuân, xua tan u ám, soi sáng mọi ngóc ngách trong nhà.
Mặt khác, những lời nói tiêu cực giống như một cơn gió lạnh, tràn ngập trong nhà sự chán nản và bất an.
Khi giao tiếp với trẻ, bố mẹ cũng có thể nói nhiều lời khẳng định, yêu thương, tôn trọng, công nhận và thấu hiểu.
Ví dụ: “Mẹ thấy nỗ lực của con”, “Hãy thử lại”, “Không sao đâu, quá trình quan trọng hơn kết quả”, “Mẹ luôn tin tưởng vào con”.
Tránh phủ nhận, thúc giục, coi thường, gây áp lực, bớt đổ lỗi, tránh dán nhãn tiêu cực cho trẻ hoặc nói những lời làm tổn thương.
Ví dụ “Con làm mẹ thất vọng quá”, “Tại sao người khác làm được còn con thì không”, “Ngay cả việc nhỏ cũng không làm được”.
Giảm bớt hạn chế và tăng sự tôn trọng
Ở cấp tiểu học, bố mẹ nên khuyến khích trẻ thoải mái bày tỏ ý kiến, cảm xúc, nhu cầu của mình. Dù những điều này khác với quan điểmcủa bố mẹ cũng nên kiên nhẫn lắng nghe, không nên vội ngắt lời hay phủ nhận.
Tôn trọng sở thích và sự lựa chọn, không ép buộc trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, lớp học mà trẻ không thích.
Việc lựa chọn sách đọc cũng cần dựa trên sở thích, miễn là nội dung lành mạnh và giá trị đúng đắn. Bố mẹ không nên áp đặt quá nhiều hạn chế, bởi có thể làm mất đi niềm yêu thích đọc sách, dần trở thành gánh nặng cho trẻ.
Khi trẻ lớn hơn và bước vào trường trung học cơ sở, hãy coi trọng quyền riêng tư của mình. Bố mẹ nên tôn trọng điều này và không tùy ý vào phòng, xem trộm nhật ký hoặc tài khoản mạng xã hội của trẻ.
Đồng thời, mang lại cho trẻ nhiều quyền tự chủ và quyền ra quyết định hơn, cho phép trẻ tự do lựa chọn trong giới hạn hợp lý, từ đó nuôi dưỡng sự tự tin và tinh thần trách nhiệm.
Bố mẹ nên giao tiếp nhiều hơn, hiểu suy nghĩ và cảm xúc, dành cho trẻ sự quan tâm, hỗ trợ đầy đủ cũng như thỏa mãn nhu cầu giá trị.
Ở bậc trung học phổ thông, trẻ sẽ phải đối mặt với áp lực của kỳ thi tuyển sinh đại học, vào thời điểm này bố mẹ nên giữ bình tĩnh và lý trí, không nên quá lo lắng hay gây áp lực.
Hãy để trẻ tự sắp xếp việc học tập và cuộc sống khi có thể cân bằng giữa học tập và giải trí, đồng thời tự chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần, đây chính là minh chứng rõ nhất cho sự trưởng thành.
Sự bao dung, thấu hiểu là chỗ dựa vững chắc nhất cho trẻ.
Giảm can thiệp và tăng cường chú ý nội tâm
Khi bố mẹ thông thái đối mặt với một vấn đề, nhiều khả năng tìm ra nguyên nhân và nỗ lực cải thiện bản thân hơn là truyền lại những lo lắng khác nhau cho trẻ.
Bố mẹ biết rất rõ rằng trẻ không thể lớn lên trong sự lo lắng của người lớn, nhờ đó sự trưởng thành sẽ trở nên thoải mái và vui vẻ hơn.
Thực tế, trẻ có tâm lý nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Khi bố mẹ quan tâm đến tinh thần, giúp trẻ phát triển một nền tảng tâm lý vững chắc. Điều này làm trẻ cảm thấy an toàn, tự tin và có khả năng đối mặt với những thử thách trong cuộc sống.
Bình luận