Chồng mất, tôi đưa 1,7 tỷ cho con trai rồi về sống với con gái, nghe chúng nói chuyện mà tôi sững sờ

Tôi đã đưa hết 1,7 tỷ cho con trai, không chia cho con gái đồng nào. Nay nghĩ lại, lẽ ra hai anh em mỗi người nên nhận một nửa.

Tôi năm nay 74 tuổi, có một trai một gái. Cả hai con đều học hành đàng hoàng, tốt nghiệp đại học danh tiếng, làm việc và lập gia đình ở thành phố lớn. Cuộc sống ổn định, sung túc khiến tôi và chồng luôn cảm thấy tự hào và mãn nguyện.

Ngày con gái sinh con, mẹ chồng của nó chăm sóc cẩn thận nên tôi không giúp gì. Đến lượt con dâu mang thai, tôi lại khăn gói lên thành phố phụ chăm. Khi cháu nội chào đời, con dâu đi làm trở lại chỉ sau một tháng, tôi trở thành bảo mẫu bất đắc dĩ, ngày ngày đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà, chăm cháu, từ sáng tới tối bận rộn như con ở. Tôi chỉ mong chồng sớm nghỉ hưu để có người chia sẻ.

Cuối cùng, ông ấy cũng nghỉ hưu và đến nhà con trai cùng tôi. Ông phụ trách đi chợ, lau nhà; tôi lo nấu nướng, giặt giũ, ông chăm cháu. Có người đỡ đần, tôi nhẹ nhõm hơn hẳn.

Khi cháu vào mẫu giáo, tôi ngỏ ý muốn về quê dưỡng già. Nhưng con trai không đồng ý:

- Mẹ phải ở lại đưa đón cháu giúp chúng con chứ. Hai vợ chồng con đi làm sớm về muộn, không xoay xở kịp.

Tôi mềm lòng, tiếp tục ở lại làm “bảo mẫu toàn thời gian".

Chồng mất, tôi đưa 1,7 tỷ cho con trai rồi về sống với con gái, nghe chúng nói chuyện mà tôi sững sờ - 1

Nghe con trai năn nỉ, tôi đành ở lại tiếp trông con cho tụi nó. (Ảnh minh họa)

Nhiều lúc tôi thật sự tủi thân. Bạn bè cùng tuổi liên tục khoe ảnh đi du lịch, ăn uống, tận hưởng tuổi già. Còn tôi thì quanh quẩn bên con dâu, con trai rồi cháu nội. Không tự do, không sở thích, không còn là chính mình. Giấc mơ du lịch dần xa tầm với.

Rồi cháu nội vào tiểu học, con trai mới đồng ý để tôi và chồng trở về quê. Hai vợ chồng vội đặt vé tàu, hôm sau lập tức rời khỏi thành phố.

Về quê, chúng tôi đi khám sức khỏe tổng quát, vì suốt 6 năm ở nhà con trai, cả hai chưa từng khám. Kết quả làm chúng tôi choáng váng. Cả hai đều bị mỡ máu và đường huyết cao. Chồng tôi còn thường xuyên đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài ra máu nhưng luôn nói là bệnh trĩ cũ tái phát.

Tôi ép ông đi nội soi. Kết quả là ung thư ruột giai đoạn cuối. Tôi như sụp đổ. Định giấu ông, nhưng ông nghe được, hai vợ chồng ôm nhau khóc nghẹn.

Chồng tôi cả đời chưa từng được đi du lịch sau khi nghỉ hưu. Ba năm sống ở nhà con trai, ông nằm ngủ trên sofa, gánh vác không khác gì tôi. Vậy mà khi có thể sống cho bản thân thì lại mắc bệnh hiểm nghèo.

Con trai và con gái đều bay về chăm sóc. Chồng tôi được phẫu thuật, rồi hóa trị, xạ trị. Tôi chứng kiến ông rụng tóc, nôn ói, không ăn uống được, đau đớn đến mức chỉ mong có thể thay ông gánh bệnh.

Sau nửa năm, ung thư di căn gan và thận. Một tháng sau, ông qua đời. Tôi khóc đến ngất đi. Con cái ôm tôi an ủi:

- Mẹ ơi, mẹ phải cố gắng sống tiếp, mẹ không được xảy ra chuyện gì đâu!

Sau lễ tang, cả hai con đều mời tôi về sống cùng, nhưng tôi từ chối. Tôi hiểu rõ sống chung với người trẻ dễ phát sinh mâu thuẫn, người già còn tự lo được thì nên độc lập.

Một lần đi chợ, tôi không may trượt chân ngã gãy xương. Con gái bận, con trai bay về chăm sóc. Trong thời gian ấy, con trai đề nghị tôi bán nhà, về sống hẳn với vợ chồng nó để tiện chăm sóc. Tôi đành đồng ý, bán căn nhà cũ được khoảng 1,7 tỷ đồng, đưa toàn bộ cho con trai vì tôi theo nó về nhà ở. Khoản tiền đó coi như để vợ chồng con trai lo cho tôi lúc tuổi già.

Chồng mất, tôi đưa 1,7 tỷ cho con trai rồi về sống với con gái, nghe chúng nói chuyện mà tôi sững sờ - 2

Tôi nghe theo con trai, bán nhà rồi về ở với nó. (Ảnh minh họa)

Nhưng mọi thứ không còn như trước. Con dâu không còn thân thiện, quan tâm như ngày xưa. Tôi biết rõ mình giờ đây không còn “giá trị sử dụng”, chẳng giúp được gì, lại thêm gánh nặng cho con bé. Tôi chủ động gọi con gái, con bé đến đón tôi về chăm.

Dù chỉ có căn hộ hai phòng ngủ nhỏ, con gái và con rể vẫn nhường cho tôi phòng lớn, hướng sáng. Cả nhà ba người chen nhau trong phòng nhỏ. Con rể mỗi trưa đều về nhà nấu cơm cho tôi, dù tôi bảo gọi đồ ăn cho tiện nhưng thằng bé chỉ nhẹ nhàng nói:

- Mẹ bị mỡ máu, tiểu đường, ăn ngoài không tốt.

Cuối tuần, con rể đẩy xe lăn đưa tôi ra công viên, ngắm hoa lá, tắm nắng. Tâm trạng tôi dần tốt lên, chân cũng hồi phục nhanh. Tôi đã có thể chống gậy đi lại, tự đi vệ sinh, con gái không cần dậy giữa đêm nữa.

Càng được yêu thương, tôi càng áy náy. Tôi đã đưa hết 1,7 tỷ cho con trai, không chia cho con gái đồng nào. Nay nghĩ lại, lẽ ra hai anh em mỗi người nên nhận một nửa. Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi tính hôm nào đó sẽ gọi con trai tới nói chuyện, bảo nó chuyển cho em gái 850 triệu.

Rồi tối hôm đó, khi tôi chống gậy đi vệ sinh, vô tình nghe được cuộc trò chuyện giữa con gái và con rể ngoài phòng khách.

- Anh à, mẹ bảo anh trai chuyển cho chúng ta 850 triệu rồi. Em đang tính mua căn hộ cũ 3 phòng ngủ 1 phòng khách ở gần nhà mình. Em để ý căn tầng trệt có sân nhỏ, mẹ già yếu rồi, ở tầng trệt sẽ tiện hơn.

- Ừ, mai mình đi xem sớm. Khoản tiền 850 triệu mẹ cho thật đúng lúc, như mưa giữa trời hạn đó em.

Tôi sững người. Thì ra con trai tôi đã chủ động chuyển tiền cho em gái mà không cần tôi phải nói. Không phải ai cũng làm được như thế, biết bao người chỉ biết giành giật, không xem anh chị em ra gì. Vậy mà con trai tôi lại rộng lượng, con dâu cũng không can thiệp.

Tôi thấy lòng nhẹ nhõm vô cùng. Con cái thế này, dù cuộc đời từng nhiều cay đắng, tôi cũng thấy mãn nguyện rồi.

Lyly

Tin liên quan

Tin mới nhất

Về Quảng Trị cùng em - Thơ Đặng Hoàng Phúc

Về Quảng Trị cùng em - Thơ Đặng Hoàng Phúc

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Doanh nhân, TS Đặng Hoàng Phúc đã gủi đến Thới báo Văn học nghệ thuật bài thơ "Về Quảng Trị" cùng em. Bài thơ mộc mạc nhưng sâu nặng nghĩa tình. Xin giới thiệu với bạn đọc.

Nhiều người ở Mỹ buộc phải từ bỏ thú cưng vì khủng hoảng kinh tế

Nhiều người ở Mỹ buộc phải từ bỏ thú cưng vì khủng hoảng kinh tế

Số lượng người đưa thú cưng đến các trạm cứu hộ ngày càng tăng nhanh tại Mỹ – một tín hiệu đau lòng phản ánh những khó khăn kinh tế đang bủa vây nhiều gia đình. Chi phí chăm sóc vật nuôi tăng cao, mất việc, thiếu chỗ ở và các biến cố khác đang khiến nhiều người phải đưa ra quyết định buộc lòng: chia tay với người bạn bốn chân của mình.

Bảo tàng Tác phẩm Hậu chiến tranh - Minh Chuyên: Sức lan toả lay động trái tim

Bảo tàng Tác phẩm Hậu chiến tranh - Minh Chuyên: Sức lan toả lay động trái tim

Sự xuất hiện “Bảo tàng Tác phẩm Hậu chiến tranh - Minh Chuyên” ở làng Thọ Lộc, xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình không chỉ là công trình về văn chương – báo chí – điện ảnh mà còn là sự độc đáo của kiến trúc ngoài trời mô phỏng một giai đoạn lịch sử hào hùng, vĩ đại nhất về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam và sự hi sinh đến tột cùng của dân tộc. Nơi đó đã v

Bất ngờ sức tiêu thụ vàng ở đất nước tỷ dân

Bất ngờ sức tiêu thụ vàng ở đất nước tỷ dân

Tiêu thụ vàng tại Trung Quốc trong sáu tháng đầu năm 2025 giảm 3,54% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi nhu cầu mua trang sức lao dốc, người dân lại gia tăng mua vàng miếng và tiền xu để đầu tư. Diễn biến này cho thấy sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng giữa bối cảnh giá vàng tăng cao và tâm lý lo ngại rủi ro gia tăng.

Giá vàng đổ đèo cuối tuần: Tuần này ra sao?

Giá vàng đổ đèo cuối tuần: Tuần này ra sao?

Tuần qua, giá vàng biến động mạnh nhưng kết thúc không mấy tích cực, khi các nhà đầu tư Phố Wall tỏ ra dè dặt trong khi nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn kỳ vọng vào xu hướng tăng. Cùng lúc, giới phân tích cảnh báo về khả năng điều chỉnh nếu các dữ liệu kinh tế và quyết định lãi suất từ các ngân hàng trung ương đi theo hướng không thuận lợi cho kim loại quý.