Chuyên gia: 1/4 học sinh gặp vấn đề tâm lý, đánh cược sức khỏe và tinh thần để đạt điểm cao

Các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh hiện nay đang trở thành thách thức lớn cần được quan tâm hơn.

Trong xã hội hiện đại, vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh đang trở thành một mối quan tâm lớn. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ học sinh gặp phải các vấn đề về tâm lý ngày càng gia tăng, từ lo âu, căng thẳng, cảm giác cô đơn và trầm cảm.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến căng thẳng và lo âu ở học sinh là áp lực học tập. Học sinh thường phải đối mặt với yêu cầu cao từ gia đình và xã hội, từ việc đạt điểm cao trong các kỳ thi đến việc tham gia các hoạt động ngoại khóa. 

Trong môi trường học đường ngày nay, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Học sinh cạnh tranh với bạn bè trong lớp, hay các trường học khác.Chuyên gia: 1/4 học sinh gặp vấn đề tâm lý, đánh cược sức khỏe và tinh thần để đạt điểm cao - 1

Ảnh minh họa.

Nhiều học sinh chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng để quản lý cảm xúc và xử lý áp lực. Thiếu kỹ năng này có thể dẫn đến việc trẻ khó khăn trong việc đối phó với các tình huống căng thẳng, từ đó dễ mắc phải các vấn đề như trầm cảm và lo âu. 

Công nghệ và mạng xã hội cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc gia tăng các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh. Việc sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội quá mức có thể dẫn đến việc trẻ cảm thấy cô đơn, so sánh bản thân với người khác và dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các ý kiến tiêu cực từ môi trường trực tuyến. 

Nhiều học sinh cảm thấy thiếu sự hỗ trợ từ gia đình trong việc chia sẻ cảm xúc và giải quyết các vấn đề cá nhân. Môi trường gia đình không khuyến khích sự giao tiếp cởi mở có thể khiến trẻ cảm thấy đơn độc và không có ai để tâm sự khi gặp khó khăn. Sự thiếu vắng này có thể dẫn đến những cảm xúc tiêu cực tích tụ và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.

Chuyên gia: 1/4 học sinh gặp vấn đề tâm lý, đánh cược sức khỏe và tinh thần để đạt điểm cao - 2

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui

Mới đây, theo thống kê 1/4 học sinh gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần. Một trong những nguyên nhân chính là áp lực về học hành, áp lực thành tích tốt, mong muốn đạt kỳ vọng của gia đình hoặc từ chính bản thân của các em. Điều đáng nói nhóm học sinh khá giỏi gặp vấn đề sức khỏe tâm thần cao hơn so với học sinh trung bình.

Chuyên gia: 1/4 học sinh gặp vấn đề tâm lý, đánh cược sức khỏe và tinh thần để đạt điểm cao - 3

Thưa chuyên gia áp lực học hành và thành tích ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của học sinh như thế nào? Những yếu tố nào trong môi trường học tập góp phần vào tình trạng này?

Theo tôi, đây là tình trạng thực tế đau lòng, bản thân tôi hơn 10 năm đi dạy cho học sinh, sinh viên. Qua quan sát thực tế, những học sinh đạt thành tích tốt sẽ gặp áp lực học tập cao hơn.

Việc học gần như là nhiệm vụ chính yếu trong những năm tháng học sinh, dù muốn hay không trẻ vẫn phải đến trường. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng tìm thấy niệm vui trong việc học.

Ví dụ, chúng ta biết thì có 9 loại hình trí thông minh, trong đó trẻ mạnh về trí thông minh ngôn ngữ sẽ có ưu điểm nổi bật về các môn xã hội như Văn học, Địa Lý... Tuy nhiên, không phải trẻ não cũng sở hữu trí thông minh ngôn ngữ cao. Hay các bạn nổi bật về trí thông minh logic, sẽ bộc lộ năng khiếu về khoa học tự nhiên tốt hơn...Hoặc các bạn có trí thông minh vận động cao, sẽ giỏi về các môn thể thao... Điều này cho thấy, không ai có thể giỏi trong tất cả các lĩnh vực.

Vậy làm thế nào để học sinh đối diện với các môn học mà bản thân không giỏi, nhưng vẫn bị áp lực về điểm số, đạt được thành tích cao, bằng "con nhà người ta"... Trường hợp, trẻ không giỏi nhưng ép bản thân vào một khuôn mẫu để đạt điểm số cao, điều này làm áp lực tăng lên. Vì vậy, áp lực đồng trang lứa, thành tích, kỳ vọng từ gia đình... tác động trực tiếp đến trẻ.

Những yếu tố nào trong môi trường học tập góp phần vào tình trạng này?

- Bên trong bản thân trẻ: Trẻ tự tạo áp lực cho bản thân (phải đạt được mục tiêu này, không được phép bị điểm kém, không được thua thiệt bạn bè...) chính nội lực bên trong gò ép trẻ vào khuôn mẫu, những kỳ vọng không khả thi từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Khi tinh thần và trạng thái sức khỏe không tốt, trẻ khó đạt được kỳ vọng như mong đợi đối với những môn học đòi hỏi thể lực cao.

- Tác động từ những người xung quanh: Trẻ ảnh hưởng từ bố mẹ, người thân, bạn bè, thầy cô... Trường hợp, người xung quanh dùng điểm số để đánh giá, khen tặng, thậm chí lên án... sẽ khiến trẻ dễ gặp sự cố liên quan đến việc học, kết nối xã hội. Vì vậy, điều này tùy thuộc vào việc trẻ sinh ra trong môi trường gia đình nào, bố mẹ có phương pháp dạy con phù hợp hay không.

Chuyên gia: 1/4 học sinh gặp vấn đề tâm lý, đánh cược sức khỏe và tinh thần để đạt điểm cao - 4

Tại sao nhóm học sinh khá giỏi lại có tỷ lệ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần cao hơn so với học sinh trung bình?

So với nhóm học sinh khá giỏi, đa phần học sinh trung bình có sự kỳ vọng về bản thân thấp hơn, trẻ cũng biết mình có thể đạt đến thành tích nào.

Ví dụ, học sinh trung bình kỳ vọng đạt 6 điểm môn Toán, vì vậy bản thân trẻ biết được mình cần bao nhiêu thời gian để đạt được nó, thời gian còn lại dành cho việc giải trí, ngoại khóa... Trong khi đó, học sinh khá giỏi không cho phép bản thân đạt mức điểm đó, mà phải cao hơn cụ thể như 9 hoặc 10 điểm. Vì vậy, học sinh khá giỏi cần dành nhiều thời gian hơn cho việc học, điều này rất đáng khen.

Tuy vậy, không phải trẻ nào cũng học đều tất cả các môn, trường hợp trẻ đầu tư quá sức thời gian nhưng không đạt được điểm như kỳ vọng, sẽ làm tăng thêm áp lực.

Hiện nay, câu chuyện về điểm số vẫn còn mang ý nghĩa nặng nề đối với ngành giáo dục ở nước ta. Nhưng chính vì sự thiếu thực tế và khả thi trên, lại khiến trẻ lao lực hơn, đánh cược sức khỏe và tinh thần để đạt số điểm mong muốn.

Chuyên gia: 1/4 học sinh gặp vấn đề tâm lý, đánh cược sức khỏe và tinh thần để đạt điểm cao - 5

Trong quá trình tham vấn, chuyên gia có gặp trường nào nào trẻ vì các áp lực trên (học tập, gia đình, bạn bè...) dẫn đến cực đoan như, trầm cảm, tự làm hại bản thân...?

Bản thân tôi đã gặp rất nhiều trường hợp về vấn về này. Trước đây tôi từng giảng dạy một lớp nâng cao, các bạn học sinh đều giỏi, chăm chỉ, siêng năng, đa phần đạt điểm 9, 10. 

Tuy nhiên, mỗi khi đến mùa thi, tinh thần các bạn đi xuống rõ rệt, vẻ ngoài phờ phạc, mệt mỏi. Nhiều em không còn giữ được sự hăng hái và năng lượng tích cực như trước. Sau thời gian tìm hiểu, một số bạn thành thật chia sẻ rằng bản thân thường xuyên thức khuya, có vài ngày liên tiếp không thể ngủ khi kỳ thi chưa kết thúc.

Một số bạn cho biết, trong những đêm không ngủ, các em lại cắm cúi vào sách vở, cố gắng ôn tập mọi thứ trong thời gian ngắn.Chuyên gia: 1/4 học sinh gặp vấn đề tâm lý, đánh cược sức khỏe và tinh thần để đạt điểm cao - 6

Các yếu tố nào giúp trẻ phát triển khả năng phục hồi tinh thần tốt hơn khi đối mặt với áp lực và căng thẳng?

Mỗi học sinh đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, điều quan trọng bản thân các em cần nhận ra mình giỏi và yếu ở điểm nào. Bởi chúng ta cần dũng cảm thừa nhận điểm yếu của bản thân, hạn chế kỳ vọng quá mức nếu không khả thi. 

Đầu tiên, nhà trường và gia đình cần quan tâm hơn, giúp các em hiểu về bản thân. Việc đầu tư vào phát triển điểm mạnh sẽ dễ hơn việc tập trung cải thiện điểm yếu. Vì vậy, cần thực tế trong việc đặt ra mục tiêu về điểm số, thành tích...

Tiếp theo, bố mẹ không nên chỉ đánh giá năng lực của con dựa trên điểm số. Mặc dù điểm số phản ánh phần nào độ chăm chỉ, thông minh, nhưng không thể quyết định hoàn toàn giá trị của trẻ. Nếu trẻ chỉ học để đạt điểm cao, điều này làm giảm hứng thú việc học, khám phá niềm vui.

Thay vì chỉ tập trung vào kết quả học tập, hãy chú ý đến sự tiến bộ trong quá trình học hỏi và phát triển cá nhân. Sự hỗ trợ này giúp trẻ cảm thấy được yêu thương và đánh giá đúng giá trị bản thân, từ đó phát triển toàn diện hơn trong cuộc sống.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Sôi động cuộc thi “Sáng tác cùng Dế” – Hồi hộp chờ đợi lễ trao giải quý

Sôi động cuộc thi “Sáng tác cùng Dế” – Hồi hộp chờ đợi lễ trao giải quý

Tháng 7/2025, Cuộc thi “Sáng tác cùng Dế” - sân chơi sáng tạo dành cho các em học sinh từ 6 đến 16 tuổi trên toàn quốc đang bước vào giai đoạn cao trào khi hàng ngàn bài dự thi đầy tâm huyết, độc đáo đã được gửi về từ khắp mọi miền đất nước. Không khí chuẩn bị cho lễ trao giải quý đang trở nên nóng hơn bao giờ hết, thu hút sự quan tâm lớn từ phụ huynh, thầy cô và đông đảo các

Đường đời, đường văn Hà Phạm Phú

Đường đời, đường văn Hà Phạm Phú

Hà Phạm Phú sinh ngày 15/9/1943 trong một gia đình nông dân ở làng Hạ Đan, xã Đan Hà, huyện Hạ Hòa, một vùng quê hẻo lánh thuộc tỉnh Phú Thọ, nên tuổi thơ của anh ít điều kiện được học hành chu đáo. Mãi đến sau ngày hòa bình lập lại mới được cắp sách đến trường, rồi khi lên học ở trường cấp III Hùng Vương, Hà Phạm Phú mới có điều kiện tiếp cận văn học. Đặc biệt, sự cuố

Giá đồng tăng kỷ lục vì thuế nhập khẩu 50% của ông Trump

Giá đồng tăng kỷ lục vì thuế nhập khẩu 50% của ông Trump

Kế hoạch áp thuế 50% lên đồng nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump đã khiến giá đồng tăng vọt lên mức cao chưa từng thấy. Nhưng đằng sau đó là những hệ lụy có thể ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế Mỹ — từ sản xuất, xây dựng cho đến túi tiền của người tiêu dùng.

Lý tưởng, tình yêu và khát vọng cống hiến của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn nhật ký thứ ba

Lý tưởng, tình yêu và khát vọng cống hiến của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn nhật ký thứ ba

Cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và cuốn nhật ký thứ ba” không chỉ là tư liệu quý mở rộng thêm những lát cắt sâu sắc về tâm hồn, lý tưởng và cuộc đời của nữ bác sĩ, liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Thùy Trâm, mà còn là kết tinh của hành trình gìn giữ đầy tâm huyết từ những người thân trong gia đình bà. Qua từng trang viết được sưu tầm và lưu giữ công phu suốt n

Thể lệ Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thể lệ Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất-nhiệm kỳ 2025-2030, thực hiện công văn số 59-CV/ĐULH ngày 15/7/2025 của Đảng uỷ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam về việc giao nhiệm vụ tổ chức cuộc thi. Thời báo Văn học nghệ thuật, Quỹ hỗ trợ sáng tạo Văn học nghệ thuật Việt Nam, phối hợp với Chi bộ Hội Mỹ thuật V

Ngoại hạng Anh chuyển nhượng ồ ạt: Chạy đua khốc liệt, MU có đứng ngoài cuộc?

Ngoại hạng Anh chuyển nhượng ồ ạt: Chạy đua khốc liệt, MU có đứng ngoài cuộc?

Còn đến một tháng rưỡi nữa, chuyển nhượng mùa hè mới khép lại, nhưng doanh số chuyển nhượng ở Premier League đã vượt qua mốc 1 tỷ bảng. Chưa bao giờ các CLB Anh chi tiền chuyển nhượng mạnh và nhanh như thế, tính đến thời điểm này của mùa hè. Chắc chắn sẽ còn rất nhiều bản hợp đồng “khủng” được giới thiệu từ nay đến cuối tháng 8. Mùa bóng 2025-2026 ở Premier League thật đáng