Cuối tuần làm 5 món nước này ăn thay cơm, đảm bảo cả nhà đều thích

Món ăn nào cũng nóng hổi, thơm nức, hương vị thơm ngon và đặc biệt không hề ngán ngấy sau Tết.

1. BÚN THỊT NƯỚNG

Nguyên liệu:

- Thịt: 500g

- Mỡ heo: 100g

- Bún tươi

- Rau, dưa, hành

- Cà rốt, cải trắng

- Đậu rang

Cách làm:

- Thịt chọn tuỳ theo sở thích như thịt đùi, vai hay ba rọi.

- Thịt rửa sạch cắt mỏng, dần thịt cho mềm.

- Làm sốt ướp thịt: hơn 2 thìa canh đường,1/2 thìa cà phê hạt nêm hoặc bột ngọt, 2 thìa canh dầu hào, 3 thìa canh nước tương, hơn 1 thìa canh nước mắm, 1-2 thìa canh mật ong, 1 thìa cà phê dầu màu đều,1/2 thìa cà phê nước cốt chanh, ít dầu mè, ít tiêu xay, hành tỏi xay nhuyễn trộn đều cho thịt vào ướp 2-3 tiếng.

- Có thể cho thêm ít sả xay nhuyễn với ngũ vị hương nếu thích.

- Làm đồ chua: cà rốt và cải trắng bỏ vỏ cắt nhỏ, ngâm với giấm đường.

- Làm mỡ hành: mỡ cắt nhỏ cho vào chảo thắng lấy tóp mỡ, phần dầu cho vào chén hành lá cắt nhỏ có ít muối và đường.

- Làm nước mắm: cho 1 chén đường, gần 1/2 chén nước, hơn 1/2 chén nước mắm trộn đều nấu sôi nhẹ, thử lại cho vừa ăn. Để nguội khi ăn cho tỏi ớt băm với đồ chua.

- Rau, dưa rửa sạch, dưa bào nhỏ.

- Đậu rang bỏ vỏ và đập dập.

- Thịt sau khi đã ướp 2-3 tiếng chuẩn bị nướng mình cho thêm 2-4 thìa canh dầu ăn vào trộn đều, dầu giúp thịt mềm và không bị khô. Thịt nướng nguyên miếng hay xiên que đều ngon, nướng trên bếp than hay lò nướng.

Cuối tuần làm 5 món nước này ăn thay cơm, đảm bảo cả nhà đều thích - 1

2. BÚN MỌC DỌC MÙNG

Nguyên liệu:

- Sườn non, xương đuôi, nạc vai xay, giò sống, nấm hương, mộc nhĩ, bún, cà chua, rau thơm, hành củ, hành lá, rau mùi tàu.

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế

- Xương rửa sạch cho vào ninh lấy nước.

- Cà chua rửa sạch thái múi cau.

- Hành củ bóc vỏ băm nhỏ.

- Dọc mùng tước vỏ, thái nhỏ bóp với muối, đun sôi nồi nước thả dọc mùng vào chần qua, vớt ra để ráo.

- Dứa thái nhỏ, hành lá và rau mùi tàu thái nhỏ.

- Rửa sạch sườn non, trụng qua nước sôi cho hết bụi bẩn và mùi hôi. Rửa sạch, để ráo và ướp với 1 thìa bột nêm và chút hạt tiêu, để ngấm trong 15-20 phút.

Bước 2: Làm mọc

- Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở, rửa sạch thái nhỏ, băm vụn. Trộn với giò sống, thịt xay.

Bước 3: Nấu bún

- Phi thơm hành, cho sườn non vào đảo đều cho săn, đổ nước ninh xương vào. Sườn chín mềm vớt ra.

- Cho mọc vào nồi nước trên, đến khi mọc chín nổi lên thì tiếp tục cho cà chua vào đun.

Khi ăn cho bún ra bát, thêm dọc mùng, sườn, mọc rau mùi tàu, hành lá, chan nước rồi thưởng thức thôi.

Cuối tuần làm 5 món nước này ăn thay cơm, đảm bảo cả nhà đều thích - 2

3. PHỞ GÀ

Nguyên liệu:

- Gà ta, xương đuôi, cổ gà, bánh phở, hành tây, hành lá, gừng, rau thơm, lá chanh, bánh phở

Cách làm:

- Thịt gà đem rửa sạch, dùng muối xát xung quanh thân và bên trong bụng gà, xả lại với nước cho sạch hoàn toàn.

- Cho gà vào nồi, đổ nước lạnh vào, luộc cho đến khi gà chín tới. Không luộc chín quá gà bị nhừ không ngon. Gà chín, vớt ra để nguội, lọc lấy thịt, rồi thái miếng vừa ăn.

- Nướng hành tây, hành khô, gừng cho thơm.

- Nấu nước dùng: Xương đuôi  heo, cổ gà rửa sạch, sau đó cho vào nồi nước ninh nhỏ lửa để nước dùng trong. 

- Ninh đến khi xương mềm thì cho nước luộc gà, hành tây, gừng, hành khô đã nướng vào. Tùy khẩu vị bạn hãy điều chỉnh gia vị như mắm, đường để được nồi nước dùng có vị vừa miệng.

- Lá chanh thái sợi, rau thơm rửa sạch, hành lá thái nhỏ, phần trắng hành lá để nguyên hoặc chẻ nhỏ.

- Bánh phở đem chần nóng rồi chia ra các bát. Sau đó xếp thịt gà đã thái lên trên, rắc lá chanh, hành lá thái nhỏ, thêm phần trắng hành lá chần tái, rồi chan nước dùng. Khi ăn, thưởng thức kèm rau thơm, tương ớt, giấm tỏi nếu thích! Phở gà tự nấu tuy không cầu kỳ nhưng hương vị vô cùng thơm ngon, thanh khiết, đặc biệt nhiệt thịt chẳng hàng quán nào bằng!

Cuối tuần làm 5 món nước này ăn thay cơm, đảm bảo cả nhà đều thích - 3

4. BÚN CÁ RÔ ĐỒNG

Nguyên liệu:

- Cá rô đồng: 400g

- Dọc mùng hoặc rau cần: 1 bó

- Cà chua: 3 quả

- Ớt, me, rau răm, thì là

- Gia vị vừa đủ.

Cách làm:

Cá làm sạch, để ráo nước rồi cho vào luộc, đập thêm nhánh gừng vào nồi nước luộc để khử hết mùi tanh của cá. Khi cá chín, nhẹ nhàng gắp ra để nguội, cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 15 phút rồi gỡ cá thành những miếng dọc thân cá, cố gắng gỡ cá tránh bị vỡ và nát.

Tẩm cá cùng ít gia vị cho ngấm rồi phi thơm hành mỡ, cho cá vào nhẹ nhàng đều cho thơm.

Rau cần rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Cà chua thái miếng cau. Hành, rau răm, thì là thái nhỏ.

Phần xương cá cho vào máy xay, xay nhuyễn rồi lấy nước luộc cá lọc qua rây. Cho cà chua phi thơm cùng hành sau đó đổ nước cá đã lọc vào đun sôi.

Sau đó nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm rau cần, chút hành, rau răm, thì là rồi tắt bếp.

Cho bún vào bát, xếp rau cần, cà chua, cá rô và rau thơm lên trên rồi chan nước đều quanh bát, sau đó mời mọi người thưởng thức. 

Cuối tuần làm 5 món nước này ăn thay cơm, đảm bảo cả nhà đều thích - 4

5. BÚN RIÊU TÓP MỠ

Cách nấu nước dùng

- Làm sạch cua, khều gạch bỏ riêng, cua đem xay/giã rồi lọc.

- Phi hành xào cà chua nêm xíu nước mắm + 1 muôi nước đun cho cà chua chín mềm ngấm mắm. Cho cà chua riêng ra bát.

- Đổ nước cua đã giã hoặc xay vào nồi đun lửa nhỏ, khuấy nhẹ cho thịt cua nổi lên, dùng muôi lỗ vớt thịt cua ra bát riêng. Đổ cà chua đã xào vào nồi nước cua đun sôi, thả đậu phụ chiên vào, nêm nếm vừa ăn.

- Cho thêm 2 thìa giấm táo để nước dùng lẩu cua có vị chua thanh, mọi người có thể cho bỗng rượu nhé, nói chung tùy theo khẩu vị.

- Cuối cùng là phi hành khô, cho gạch cua vào xào thơm rồi cho vào nồi nước dùng. Bước này quyết định vị thơm đặc trưng của nước dùng riêu cua. (Ai thích màu đỏ đẹp thì cho vào nồi 1 thìa dầu điều). Nếu lấy nước dùng làm lẩu thì dùng bột ớt ngọt xào với cà chua để nước lẩu có màu đẹp hơn. Cuối cùng mới thả thịt cua (hay gọi là gạch cua đó) lúc trước đã vớt ra vào nồi nước dùng là xong.

Sau khi nấu nước dùng xong thì chuẩn bị bún, thịt bò, tóp mỡ, đậu rán, rau sống vào bát rồi chan nước dùng lên.

Cuối tuần làm 5 món nước này ăn thay cơm, đảm bảo cả nhà đều thích - 5

Minh Ngọc

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng vì lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, Jasmine Taylor – một TikToker từng ngập trong nợ nần – đã tìm được lối thoát nhờ phương pháp "cash stuffing" và tư duy ngân sách rõ ràng. Với doanh thu hơn 2,2 triệu USD một năm từ chính phương pháp này, cô cho rằng: “Lỗi lớn nhất là không cho đồng tiền một mục đích cụ thể.”

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy