Dâu giận dỗi đòi về ngoại, mẹ chồng tính sang “lên lớp” nhưng nhìn cảnh tượng trước mắt bà lập tức “quay xe”

Bà hỏi tôi chuyện như thế nào nhưng tôi mệt mỏi quá chẳng muốn kể lại, mà xin phép tắt máy. Thấy thái độ của con dâu như thế, bà không bằng lòng, tính sang “lên lớp” cho tôi một bài về đạo làm vợ phải như thế nào.

Chồng tôi là con một, được bố mẹ bao bọc từ nhỏ nên sau khi kết hôn, anh vẫn giữ tính trẻ con, ích kỷ của một “thanh niên chưa trưởng thành”. Anh ham bia rượu, thích tụ tập nhưng hễ vợ nhắc nhở, góp ý là lên xe phóng đi, hoặc không lại về nhà bố mẹ đẻ ở cả tuần, thể hiện thái độ.

Cũng vì cách hành xử thiếu chín chắn của anh khiến quan hệ giữa tôi với mẹ chồng có đôi lúc trở nên căng thẳng. Trên thực tế, mẹ chồng tôi không phải là người quá khắt khe, hay xét nét nàng dâu. Tuy nhiên bà vốn cưng chiều con trai nên mỗi khi thấy anh giận dỗi về nhà là bà xót, quay ra trách con dâu:

“Làm vợ nhiều lúc cũng phải biết lựa tính chồng. Nhà cửa có êm ấm hay không đều phụ thuộc vào sự khéo léo của phụ nữ con ạ. Mẹ cũng biết tính chồng con ương ngạnh, nhưng nó cũng không phải dạng lêu lổng, hay cờ bạc, gái gú gì, chỉ bia rượu, ham vui một tí. Mà xét ra thì đàn ông nào chẳng thế, con phải biết cách nói chuyện, giữ chồng. Đừng để nó chán vợ rồi ra ngoài làm bậy. Lúc ấy không kêu ai được”.

Dâu giận dỗi đòi về ngoại, mẹ chồng tính sang “lên lớp” nhưng nhìn cảnh tượng trước mắt bà lập tức “quay xe” - 1

Mẹ chồng vốn cưng chiều con trai, nên khi thấy anh giận dỗi, bà lại quay sang trách con dâu. (Ảnh minh họa)

Vì bà không ở chung nhà nên không thấy hết được con trai sống thiếu trách nhiệm thế nào. Đi làm thì thôi, về nhà là cắm cúi điện tử hoặc không lại gọi bạn đi nhậu tới đêm. Mười ngày tới chín ngày say, có hôm còn ngủ gục tại cổng. Không ít lần tôi kể cho bà nghe song bà cũng chỉ à ừ để đó. Hoặc không thì bảo:

“Được rồi, để từ từ mẹ sẽ nói chuyện với chồng con. Nhưng con cũng phải mềm mỏng một chút. Đừng có động tí lại cau có, cáu gắt rồi phản tác dụng”.

Chiều hôm ấy, tôi bị cảm trên công ty nên gọi chồng qua đón song anh bảo bận, để vợ tự bắt xe về. Thực ra tôi thừa hiểu, anh bận hẹn bạn đi uống bia buổi chiều chứ chẳng có công việc nào cả. Biết chẳng cản nổi chồng, tôi cũng chỉ đành dặn anh chiều thu xếp về đón con.

Vậy nhưng tới 7h tối, tôi còn đang sốt nằm li bì trên giường thì cô giáo gọi điện báo con không ai đón. Vội vàng, tôi chạy tới lớp thấy con ngồi khóc mà thương đứt ruột. Còn anh 9h tối mới về, người sực mùi rượu. Bực chồng, xót con, tôi quay ra trách anh vài câu, thế là anh tức tối đập bàn ghế, quát mắng vợ:

“Cô láo quá rồi. Giờ còn dám cấm chồng uống rượu hả? Cô có thích tôi đuổi cổ về nhà ngoại cô không?”.

Dâu giận dỗi đòi về ngoại, mẹ chồng tính sang “lên lớp” nhưng nhìn cảnh tượng trước mắt bà lập tức “quay xe” - 2

Bực chồng, xót con, tôi quay ra trách anh vài câu, thế là anh tức tối đập bàn ghế, quát mắng vợ. (Ảnh minh họa)

Đúng lúc vợ chồng đang to tiếng thì mẹ anh gọi điện sang nhà. Nhận điện thoại, tôi sụt sùi bảo:

“Con trả con trai cho mẹ đó. Con thực sự không thể mềm mỏng, nhẹ nhàng được nữa rồi. Con sẽ đưa con con về ngoại sống”.

Bà hỏi tôi chuyện như thế nào nhưng tôi mệt mỏi quá chẳng muốn kể lại, mà xin phép tắt máy. Thấy thái độ của con dâu như thế, bà không bằng lòng, tính sang “lên lớp” cho tôi một bài về đạo làm vợ phải như thế nào. Tuy nhiên sang tới cửa lại bắt gặp cảnh con dâu ốm sốt, trán vẫn dán cao hạ sốt, mặt tái nhợt vẫn phải cõng con trên lưng, miệng dỗ con, tay dọn bãi nôn do chồng say nôn ra khắp giường chiếu, nhà cửa. Còn anh vẫn nằm trên ghế, miệng liên tục chửi mắng, dọa đuổi vợ về nơi sản xuất. Vậy là mặt tối sầm, bà đi vào trong lấy ca nước lạnh, tạt thẳng vào mặt con trai, mắng xối xả:

“Tỉnh lại đi, anh mới là người bị đuổi khỏi nhà đó. Nhà này tôi mua nên tôi cho ai ở là quyền tôi. Anh cứ rượu chè nhậu nhẹt, sống thiếu trách nhiệm thế này, tôi sẽ sang tên cho con dâu cháu nội.

Còn bây giờ tôi sẽ tự đưa con dâu tôi về ngoại nhờ ông bà bên ấy chăm mẹ con nó. Sống với người chồng suốt ngày chỉ nhậu nhẹt say xỉn thế này, báu bở, sung sướng gì mà nó cần phải bám lấy”.

Nói xong bà giục con dâu về phòng nghỉ, còn bà bắt con trai ngồi dậy nói chuyện đường hoàng. Sau khi bị bà “lên lớp”, phân tích một hồi, thậm chí bà còn dọa đuổi ra khỏi nhà, anh mới chịu nhận lỗi, hứa sửa sai. Từ hôm ấy anh bớt bia rượu hẳn, sống có ý thức trách nhiệm hơn. Đặc biệt qua chuyện lần này, em cũng hiểu thêm về mẹ chồng, thấy bà sống công bằng và thương con dâu chứ không phải lúc nào chỉ bênh và xót con trai như trước đây em vẫn nghĩ.

Nắng

Tin liên quan

Tin mới nhất

Phát động cuộc thi viết

Phát động cuộc thi viết "Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”

Báo Hà Nội mới vừa tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Cuộc thi nhằm tuyên truyền sâu rộng về tầm quan trọng, ý nghĩa lịch sử của ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống

Hải Phòng được chọn tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Hải Phòng được chọn tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Chiều 28/3 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Tạp chí Kinh tế Việt Namvà UBND thành phố Hải Phòng phối hợp tổ chức Họp báo Chương trình Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 (Vietnam Connect Forum). Đồng chủ trì buổi họp báo có các đại biểu: Nguyễn Như Hiếu - Cục trưởng Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao; Hoàng Minh Cường - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng; Đào Quang Bính - Tổng Thư ký T