Giáo sư ĐH Thanh Hoa: Đứa trẻ sở hữu 3 năng lực này, sẽ là vĩ nhân tương lai
Theo giáo sư Bành Khai Bình, bố mẹ nên tập trung bồi dưỡng cho trẻ 3 năng lực, nhằm biết cách tạo sự khác biệt và thành công trong tương lai.
Theo khảo sát mới nhất tại Trung Quốc, AI (trí tuệ nhân tạo) vượt trội hơn con người ở hầu hết các bài kiểm tra năng lực.
Một số tổ chức thậm chí còn dự đoán rằng 50% số việc làm hiện tại sẽ bị AI thay thế trong khoảng thời gian từ năm 2030 đến năm 2060, nhanh hơn khoảng 10 so với ước tính trước đó. Vì vậy, sẽ không ngoa khi nói rằng trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế sức lao động của con người trên quy mô lớn trong tương lai.
Vậy, khi còn nhỏ, trẻ nên phát triển những khả năng nào và duy trì những lợi thế cạnh tranh, khẳng định năng lực bản thân tốt hơn trong tương lai?
Giáo sư Bành Khai Bình, Trưởng khoa Khoa học xã hội tại Đại học Thanh Hoa, chỉ ra rằng con người có ít nhất 9 khả năng không thể thay thế bằng máy móc trí tuệ nhân tạo: Sự đồng cảm, nhận thức đạo đức, trí tuệ, khả năng tự chủ, cảm nhận cái đẹp, hạnh phúc, cảm nhận ý nghĩa, tư duy tượng trưng, sự cộng hưởng...
Trong 9 khả năng này đều bắt nguồn từ 3 lợi thế cạnh tranh bẩm sinh: Thẩm mỹ, sáng tạo và đồng cảm.
Trong thời đại công nghệ thay đổi nhanh chóng, cách giáo dục truyền thống của bố mẹ cũng nên thay đổi. Theo giáo sư Bành Khai Bình, bố mẹ nên tập trung bồi dưỡng 3 năng lực này cho con.
Nguồn ảnh: Visme.
Tính thẩm mỹ cao
Chuyên gia thẩm mỹ Jiang Xun từng nói rằng, trình độ thẩm mỹ quyết định mức độ cạnh tranh. Bởi vì tính thẩm mỹ thể hiện tư duy tổng thể và chi tiết. Món quà tốt nhất cho trẻ là bồi dưỡng khiếu thẩm mỹ.
Khả năng thẩm mỹ cũng phản ánh cách trẻ nhìn nhận về cuộc sống. Bố mẹ có thể thử 3 phương pháp sau đây để nâng cao khả năng thẩm mỹ của trẻ trong cuộc sống gia đình.
Tạo ra bầu không khí đẹp
Nhà là không gian thẩm mỹ đầu tiên mà trẻ tiếp xúc. Một bó hoa, bức tranh hay một góc đọc sách tại nhà đều sẽ khiến trẻ cảm nhận được vẻ đẹp tinh tế.
Nếu gia đình có điều kiện, bố mẹ nên cho trẻ tham gia và trải nghiệm niềm vui trong việc sắp xếp và thiết kế không gian sống.
Tính thẩm mỹ cao.
Trân trọng những điều đẹp đẽ
Bố mẹ có thể đưa trẻ đến các phòng trưng bày nghệ thuật để xem triển lãm, tham quan bảo tàng và thưởng thức các vở nhạc kịch, kịch cổ điển...
Hoặc chọn những bộ phim tài liệu hay, để trẻ cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương, trải nghiệm sự tráng lệ và đa dạng của nền văn hóa nhân loại, mở rộng tầm nhìn và nâng cao trình độ thẩm mỹ.
Khắc ghi những kỷ niệm đẹp
Khi trẻ cảm nhận được cái đẹp, sẽ thể hiện nó một cách tự nhiên. Đôi khi trẻ vẽ trong một bức tranh, kể trong một câu chuyện, hoặc đưa vào các sản phẩm thủ công.
Bố mẹ có thể lưu lại quá trình và sự tiến bộ của trẻ trong việc khám phá, sáng tạo ra nhiều tác phẩm đẹp.
Sự đồng cảm
Trong cuốn sách The Better Angels of Our Nature, nhà tâm lý học Steven Pinker của Đại học Harvard cho biết, trong số những khả năng độc đáo của con người, quan trọng nhất là sự đồng cảm.
Sự đồng cảm giúp trẻ quan tâm, thấu hiểu được cảm xúc người khác tốt hơn.
Đây chính là nền tảng cho khả năng giao tiếp và hợp tác về mặt cảm xúc của trẻ trong tương lai, đồng thời cũng là khả năng mà trí tuệ nhân tạo không thể có được.
Wu Xiaoling, người sáng lập Montessori Parent Education tại Trung Quốc, chỉ ra rằng khi nuôi dưỡng lòng đồng cảm của trẻ, bố mẹ nên nắm bắt 4 giai đoạn quan trọng sau:
- Trong độ tuổi từ 0 đến 2, trẻ chưa nhận thức về bản thân và không thể phân biệt được sự khác biệt giữa các cá nhân. Bố mẹ nên trò chuyện nhiều hơn với trẻ về cảm xúc của mình. Ví dụ, "Con có muốn chơi với mẹ không"? "Con có thấy vui không khi gặp bạn A". Sau đó, hãy để trẻ làm quen với cách diễn đạt cảm xúc.
Sự đồng cảm giúp trẻ quan tâm, thấu hiểu được cảm xúc người khác tốt hơn.
- Khi được 2-3 tuổi, trẻ bắt đầu phát triển nhận thức về bản thân. Trẻ có thể hỏi "Mẹ ơi, mẹ có muốn ăn không?" khi ăn. Hoặc khi mẹ mang nhiều đồ ra ngoài, trẻ có thể nói "Để con lấy cho mẹ một cái".
Nếu bố mẹ từ chối vào thời điểm này, điều đó sẽ kìm hãm sự đồng cảm đang của trẻ nảy nở, thậm chí khiến trẻ hiểu lầm rằng hành vi này là sai. Vì vậy, bố mẹ nên chấp nhận lòng tốt và khuyến khích trẻ thể hiện bản thân nhiều hơn.
- Trẻ từ 3 đến 6 tuổi, sẽ rút ra những điểm tương đồng giữa mọi người. Đây là giai đoạn vàng để nuôi dưỡng lòng đồng cảm.
Bố mẹ nên sử dụng mẫu câu này để hướng dẫn trẻ suy nghĩ, ví dụ, "Nếu bạn lấy đồ chơi của con, con cảm thấy thế nào"? "Mẹ hứa đưa con đi chơi vào chủ nhật, nhưng mẹ quá bận, con có buồn mẹ không"?
- Trong độ tuổi từ 6 đến 12, trẻ bắt đầu phát triển khả năng lý luận, bố mẹ có thể khuyến khích trẻ suy luận cảm xúc của người khác dựa trên quan sát trong cuộc sống hàng ngày.
Khả năng sáng tạo
Nhà toán học người Anh Thomas Bayes cho rằng AI chỉ thực thi các quy tắc, trong khi con người tạo ra các quy tắc.
Trong thời đại AI, khả năng sáng tạo của trẻ đặc biệt có giá trị. Vậy làm thế nào để nâng cao khả năng sáng tạo?
Yin Ye, CEO của BGI, kết luận rằng khả năng sáng tạo ông có được là nhờ phương pháp giáo dục từ bố mẹ, đó là khuyến khích và cho phép phạm sai lầm.
Bố mẹ ông thường khien ngợi những điều ông từng làm dù nhỏ, điều này giúp bản thân cảm thấy được khích lệ. Thông qua tích lũy và cải thiện, ông dần cải thiện tốt khả năng của mình.
Điều này tạo thành một chu kỳ tích cực. Càng tự tin vào bản thân, ông cảm thấy an toàn bên trong và can đảm hơn khi khám phá thế giới bên ngoài.
Nói đến sự đổi mới, Yin Ye cho biết trong hầu hết các trường hợp, thất bại nhiều hơn thành công, vì vậy điều đặc biệt quan trọng là bố mẹ phải cho phép trẻ mắc lỗi.
Khả năng sáng tạo của trẻ đặc biệt có giá trị.
Khi trẻ tin rằng nếu mình làm sai hoặc thất bại điều gì đó sẽ có hậu quả khủng khiếp, điều này để lại dấu ấn không tốt trong mạng lưới thần kinh. Vì vậy, khi lớn lên, trẻ có xu hướng mắc kẹt trong vùng an toàn, sợ thất bại và đột phá.
Ông Yin Ye nói, "Một trong những điểm khác biệt cơ bản giữa con người, loài động vật thông minh, với động vật thông thường và máy móc thông minh là chúng ta biết nhìn lại quá khứ và hướng tới tương lai."
Vì vậy, bố mẹ nên bồi dưỡng trẻ biết định hướng tương lai, sở hữu tính thẩm mỹ, khả năng cảm nhận cái đẹp và mong muốn có cuộc sống tốt hơn.
Với lòng đồng cảm, hiểu được nhu cầu và cảm nhận nỗi đau của người khác, trẻ có thể lập kế hoạch cho tương lai với tình yêu thương lớn lao. Kèm theo đó, khả năng sáng tạo phong phú giống như đôi cánh đưa trẻ đến gần hơn với mục tiêu và tỏa sáng.
Với 3 khả năng này, ter có thể có được cảm giác hạnh phúc trọn vẹn, trải nghiệm cuộc sống phong phú, đầy màu sắc và thành công.
Bình luận