Hai đặc điểm tính cách bé trai lớn lên không biết hiếu thảo với bố mẹ
Nếu các bé trai có hai thói quen này, bố mẹ nên chú ý vì phần lớn không hiếu thảo khi lớn lên.
Bố mẹ nào cũng mong con cái lớn lên sẽ hiếu thảo, lễ phép, nhưng nhiều trường hợp, lòng hiếu thảo không phải bẩm sinh mà hình thành từ thói quen từ nhỏ.
Có những thói quen tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại ẩn chứa dấu hiệu báo trước tương lai con có hiếu thảo hay không.
Vì vậy, bố mẹ mẹ không chỉ nên nhìn vào thành tích học tập tốt ở thời điểm hiện tại mà cần chú ý đến hành vi hàng ngày của con. Đặc biệt ở các bé trai, nếu trẻ có hai thói quen sau đây, phần lớn sẽ không hiếu thảo khi lớn lên, bố mẹ nên chú ý.
Khi sửa đổi kịp thời, trẻ mới học được cách biết ơn và tôn trọng bố mẹ, đừng để đến khi già hối tiếc vì đã không dạy dỗ con sớm hơn.
Ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân mình trong mọi việc
Con trai của dì Trương (Trung Quốc) được nuông chiều từ nhỏ. Cậu bé luôn được cho tất cả những món ăn ngon trong nhà, và không ai được phép chạm vào đồ chơi của mình.
Khi gặp vấn đề, cậu bé thường hét lên "Con muốn" hoặc "Cho con". Trong bữa ăn, cậu bé kéo những món ăn yêu thích ra trước mặt và tức giận khi bố mẹ dùng đũa gắp một số món.
Khi bố mẹ ốm và bảo cậu rót nước, cậu bé nói: "Con đang bận chơi trò chơi, bố mẹ tự đi lấy". Khi trưởng thành đi làm và được tiền lương từ công việc, cậu tiêu hết vào bản thân, hầu như chưa bao giờ mua bất cứ thứ gì cho bố mẹ.
Khi bố mẹ nhắc nhở, cậu không do dự mà trả lời: "Tiền của bố mẹ sau này cũng sẽ là của con". Dì Trương ban đầu nghĩ: "Con còn nhỏ, lớn lên sẽ hiểu", nhưng con trai bà vẫn như vậy ở tuổi ba mươi và xem công sức của bố mẹ là điều hiển nhiên. Dì Trương sau đó mới nhận ra: "Một đứa trẻ đã quen ích kỷ từ nhỏ làm sao biết hiếu thảo được."
Lòng ích kỷ là chướng ngại vật của lòng hiếu thảo. Khi đứa trẻ chỉ nghĩ đến bản thân mình, quen với việc công sức của bố mẹ là điều nên làm, không hiểu đền đáp và chia sẻ.
Vì vậy, đa phần trẻ lớn lên khó trở nên hiếu thảo. Theo tâm lý chung, trẻ nghĩ rằng bốa mẹ có nghĩa vụ giúp mình chăm sóc con cái, chu cấp chi phí sinh hoạt. Ngược lại, hầu như họ không quan tâm đến việc bố mẹ có mệt mỏi hay không, sẽ ưu tiên đáp ứng nhu cầu của bản thân và phớt lờ cảm xúc của bố mẹ.
Cốt lõi của lòng hiếu thảo là nhớ đến bố mẹ, nhưng đa phần trẻ ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình. Thói quen ích kỷ này hình thành từ nhỏ sẽ khiến trẻ xem nhẹ tình yêu thương, khó học được cách biết ơn và hiếu thảo.
Trẻ ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân mình trong mọi việc.
Thích ra lệnh, không tôn trọng bố mẹ
A Hinh từ nhỏ đã vô lễ với bố mẹ, khi không vừa ý là cậu lại la hét: "Đồ ăn bố mẹ nấu dở quá, con không ăn!" "Con nhờ bố mẹ mua cho con cái này mà bố mẹ lại mua nhầm. Bố mẹ thật vô dụng!".
Bố mẹ cậu tự nhủ rằng: "Con còn nhỏ chưa biết gì, lớn lên sẽ khá hơn thôi". Tuy nhiên càng lớn, thái độ của cậu với bố mẹ càng tệ. Khi bố mẹ hỏi về công việc, cậu thường nóng nảy nói: "Đừng làm phiền con, con có nói cũng chẳng hiểu đâu" hay khi bố mẹ nhắc nhở thức khuya, cậu lại cãi lời: "Bố mẹ cứ tự lo cho mình đi, không cần phải làm phiền con".
Thực tế, bất hiếu với bố mẹ là một rào cản đối với lòng hiếu thảo. Những trẻ có thói quen lệnh thường không hiểu phép tắc ứng xử cơ bản, nghĩa là không xem trọng mọi người xung quanh.
Tiền đề của lòng hiếu thảo là kính trọng. Một người con nói năng cộc cằn, có thái độ không tốt thường không sự quan tâm đến nhu cầu, thiếu kiên nhẫn chăm sóc bố khi họ về già.
Đa phần trẻ quen với việc nổi nóng, bất kính, thờ ơ trong tương lai. Trường hợp bố mẹ cần chăm sóc khi về già, tâm lý chung ở kiểu trẻ này là cảm thấy phiền phức.
Bằng cách gieo trồng những giá trị tốt đẹp trong lòng trẻ.
Vì vậy, khi nhận thấy con trai bộc lộ hai đặc điểm tính cách trên, bố mẹ nên chú ý sửa chữa kịp thời, nhằm giúp trẻ học được phép tắc ứng xử cơ bản, biết ơn và tôn trọng bố mẹ.
Hiếu thảo không phải là bẩm sinh, mà kết quả của sự nuôi dưỡng từ nhỏ. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ không nên nuông chiều con cái quá mức, vô tình khiến trẻ trở nên ích kỷ, thay vào đó hãy dạy trẻ biết chia sẻ và cho đi, quan tâm và biết ơn đến những người thân trong gia đình.
Trách nhiệm của bố mẹ không nên dạy trẻ cách làm người, để hiểu rằng tình thương cần được trân trọng, à hiếu thảo là bổn phận. Khi phát hiện và sửa chữa kịp thời những thói quen xấu này, trẻ có thể trở thành người biết hiếu thảo khi lớn lên, bố mẹ cũng an tâm khi về già. Đây chính là trách nhiệm với con cái và với chính mình.
Bằng cách gieo trồng những giá trị tốt đẹp trong lòng trẻ, bố mẹ đang nuôi dưỡng một thế hệ biết yêu thương, góp phần tạo dựng một xã hội văn minh và nhân ái hơn.
Bình luận