"Học bá" ĐH Thanh Hoa tiết lộ bí quyết học giỏi, trẻ kém cũng thành xuất sắc trong 3 tháng

Thông qua việc quản lý thời gian hợp lý, học tập chủ động và điều chỉnh thái độ tốt... sẽ giúp trẻ cải thiện thành tích tốt hơn.

Cấp 3 là giai đoạn trẻ cần tập trung tốt hơn vào việc học, giống như cuộc chiến thầm lặng nhưng vô cùng khốc liệt. Mỗi học sinh đều đang ở một giai đoạn quan trọng, phải đối mặt với kiến thức và kỳ thi mang tính quyết định.

Vào thời điểm này, nhiều trẻ can đảm để đối mặt với thử thách và đột phá bản thân, nhưng trẻ khác dường như lạc lối dưới áp lực kép.

Tuy nhiên, việc phát triển bản thân đòi hỏi tích lũy lâu dài các chiến lược và phương pháp, cũng như đủ kiên nhẫn để ổn định.

Khi trẻ nắm vững các phương pháp học tập tốt, có thể vượt qua kỳ thi thành công và tỏa sáng theo cách riêng.

Vậy cụ thể trẻ nên làm gì? Một cựu sinh viên Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) chia sẻ có 3 điểm chính trẻ cần tập trung cải thiện để thay đổi kết quả học tập, đạt được thành tích tốt hơn trong 3 tháng.  

"Học bá" ĐH Thanh Hoa tiết lộ bí quyết học giỏi, trẻ kém cũng thành xuất sắc trong 3 tháng - 1

"Học bá" ĐH Thanh Hoa tiết lộ bí quyết học giỏi, trẻ kém cũng thành xuất sắc trong 3 tháng - 2

Quản lý thời gian học tập

Bước vào THPT, áp lực học tập đột nhiên tăng vọt như tên lửa, bài tập về nhà như dòng sông cuồn cuộn, liên tục đổ về, bài tập ôn tập chất thành núi, yêu cầu của giáo viên cũng ngày càng cao.

Trẻ có thể cảm thấy mình bị mắc kẹt trong một vòng xoáy, mỗi ngày nhưchạy theo đuôi tàu hỏa, nhưng không bao giờ đuổi kịp.

Nhưng thực tế, khó khăn thực sự không phải là những nhiệm vụ nặng nề đó, mà là làm sao đạt được hiệu quả học tập trong thời gian hạn chế.

Chìa khóa để quản lý thời gian là cách trẻ lập kế hoạch hợp lý và sử dụng quỹ thời gian hạn hẹp vào những việc có giá trị nhất. Học tập tốt không phải là làm bài tập liên tục. Điều quan trọng là biến từng phút thành kết quả học tập hữu hình, tức là mỗi khoảng thời gian dành cho việc học đều phải mang lại giá trị và hiệu quả rõ rệt.

"Học bá" ĐH Thanh Hoa tiết lộ bí quyết học giỏi, trẻ kém cũng thành xuất sắc trong 3 tháng - 3

Trẻ cần thay đổi cách quản lý thời gian học.

Khi trẻ biết lập kế hoạch cụ thể cho từng ngày, từng tuần, sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về những gì cần làm, từ đó dễ dàng xác định ưu tiên cho các nhiệm vụ quan trọng. Việc chia nhỏ các công việc lớn thành những nhiệm vụ nhỏ, cũng giúp trẻ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc hoàn thành và không bị choáng ngợp.

Ngoài ra, trẻ cũng cần học cách tự đánh giá thời gian cần thiết cho mỗi công việc và điều chỉnh kế hoạch nếu cần. Khi trẻ ý thức được tầm quan trọng của thời gian, biết cách sử dụng hiệu quả, sẽ tránh được tình trạng trì hoãn và giảm bớt căng thẳng trong học tập.

Vì vậy, kỹ năng quản lý thời gian rất quan trọng, nhằm giúp trẻ xây dựng nền tảng vững chắc cho sự thành công trong tương lai, phát triển khả năng tự lập và tự tin trong việc đối mặt với các thử thách. 

"Học bá" ĐH Thanh Hoa tiết lộ bí quyết học giỏi, trẻ kém cũng thành xuất sắc trong 3 tháng - 4

Thói quen học tập chủ động

Ở các lớp THPT, cách trẻ học không còn là hoàn thành bài tập về nhà nữa, mà cần hiểu và tiếp thu kiến ​​thức một cách chủ động và sâu sắc hơn.

Nhiều học sinh thấy việc học khó khăn không phải vì có quá nhiều bài tập về nhà, mà vì các em vẫn chỉ ở mức độ "cho xong là được" và thiếu nhận thức về việc học chủ động.

Trong khi đó, những học sinh giỏi thường có tính chủ động cao, suy nghĩ sâu sắc đằng sau mỗi câu hỏi và cố gắng hiểu ý nghĩa thực sự của từng điểm kiến ​​thức.

Để học tập tích cực, trước tiên bố mẹ nhắc trẻ từ bỏ quan niệm cũ về "học thuộc lòng". Điều này đòi hỏi khi học, trẻ nên đào sâu hiểu biết bằng cách đặt câu hỏi, suy nghĩ và tóm tắt.

Học tập chủ động không chỉ đơn thuần là hoàn thành nhiệm vụ, mà còn là rèn luyện thói quen suy nghĩ sâu sắc.

Trong quá trình học tập chủ động này, trẻ nhận ra tư duy gày càng sắc bén hơn, khả năng giải quyết vấn đề liên tục được cải thiện. Về lâu dài, trẻ nhận được kho kiến ​​thức vững chắc, điểm số cũng được cải thiện.

"Học bá" ĐH Thanh Hoa tiết lộ bí quyết học giỏi, trẻ kém cũng thành xuất sắc trong 3 tháng - 5

Thói quen học tập chủ động.

"Học bá" ĐH Thanh Hoa tiết lộ bí quyết học giỏi, trẻ kém cũng thành xuất sắc trong 3 tháng - 6

Điều chỉnh tư duy, thái độ tốt với việc học

Đây cũng giai đoạn chịu nhiều áp lực tâm lý, đặc biệt khi kỳ thi tuyển sinh Đại học đang đến gần, tâm lý lo lắng dễ lan truyền.

Nhiều học sinh dễ rơi vào tư duy "điểm số quyết định tất cả",  sự lo lắng và căng thẳng dần xuất hiện, thay thế trạng thái suy nghĩ sáng suốt và học tập hiệu quả ban đầu.

Vì vậy, điều chỉnh tư duy và học cách thư giãn là chìa khóa để đối phó với những kỳ thi căng thẳng. Việc l lắng quá mức khiến não bộ thêm bối rối và làm giảm hiệu quả học tập.

Giữ cho tâm trí bình tĩnh giúp trẻ suy nghĩ rõ ràng về vấn đề, tìm được khoảng nghỉ thích hợp trong quá trình học tập căng thẳng.

"Học bá" ĐH Thanh Hoa tiết lộ bí quyết học giỏi, trẻ kém cũng thành xuất sắc trong 3 tháng - 7

Điều chỉnh tư duy, thái độ tốt với việc học

Thực tế, điểm số không phản ánh khả năng học tập, trẻ cần rèn luyện khả năng quản lý cảm xúc, tính kiên trì đối mặt với thử thách. Bởi giai đoạn THPT không chỉ vượt qua các kỳ thì thi quan trong, mà còn là giai đoạn quan trọng để trẻ trưởng thành.

Thông qua việc quản lý thời gian hợp lý, phương pháp học tập chủ động và điều chỉnh thái độ tốt, đây là hành trình giúp trẻ tự hoàn thiện bản thân.

Mặc dù đôi khi trẻ dễ nản lòng, nhưng mỗi lần vấp ngã sẽ giúp bản thân trở nên mạnh mẽ hơn. Bố mẹ khuyến khích trẻ điều chỉnh bản thân và nỗ lực hướng tới mục tiêu, chắc chắn trẻ sẽ đạt được kết quả như mong muốn, hướng tới ước mơ.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Xe đạp – một thời trên ngôi cao (tùy bút)

Xe đạp – một thời trên ngôi cao (tùy bút)

Chiều, vội ra chợ Thành Công mua thêm ít dưa cà cho bữa ăn tối, nhấc cái xe đạp mini Nhật xịn của vợ ra cửa. Vợ dặn với: “Đi chậm chậm kẻo ngã, mà còn nhớ đi xe đạp không đấy?”. Giật mình mới nghĩ lâu lắm rồi không đi xe đạp, từ hồi chuyển sang xe máy, rồi đi ô tô, đi bộ, chẳng lẽ lại quên xe đạp rồi sao?