Kể với chồng chuyện cho chiếc áo bông, anh giật mình đánh rơi đũa rồi lao sang nhà hàng xóm xin lại

Vừa nghe xong, chồng tối sầm mặt lại rồi đánh rơi đôi đũa xuống nền nhà. Anh không nói rằng gì mà lao sang nhà hàng xóm xin lại chiếc áo cũ.

Lúc yêu nhau, chồng tôi rất hào phóng, thường xuyên mời bạn bè đi ăn nhậu. Mỗi lần rủ anh đi mua đồ, anh luôn có câu cửa miệng là:

“Em thích gì cứ mua thoải mái, anh có tiền sẽ bao hết, em không phải lăn tăn làm gì”.

Dù anh khuyến khích tôi tiêu tiền nhưng tôi xác định yêu là lấy, yêu đương chi tiêu tốn kém tiền bạc rồi sau này về sống chung lại tiếc nuối ngày tháng tiêu hoang phí. Vì thế tôi luôn ra sức khuyên bảo anh phải tiết kiệm, không được lãng phí, bởi đồng tiền làm ra đâu có dễ dàng.

Sau khi cưới, chồng tôi đột ngột chi tiêu tiết kiệm lắm. Cứ đến tháng lương là chồng đưa hết tiền cho vợ giữ, khi nào cần tiền lại xin vợ. Thỉnh thoảng tôi mua đồ ăn tươi một chút là chồng nhắc nhở bữa sau mua đồ ăn rẻ tiền thôi, thời buổi khó khăn, tiền kiếm không dễ chút nào.

Thấy chiếc áo chồng mặc ở nhà đã bạc vai, tôi mua áo mới cho anh dùng, vậy mà chồng càu nhàu:

“Áo cũ chưa rách, anh vẫn dùng được, em mua gì cho tốn tiền. Lần sau anh bảo mua mới mua, nếu còn trái lời chồng bắt mang đi trả đó”.

Có lẽ các con lần lượt sinh ra, chi phí tốn kém, lương chồng nhiều năm không tăng nên anh mới sống tiết kiệm. Tôi hiểu được suy nghĩ của chồng nên không bao giờ trách móc gì mà vẫn cố gắng kiểm soát chi tiêu ở mức thấp nhất.

Kể với chồng chuyện cho chiếc áo bông, anh giật mình đánh rơi đũa rồi lao sang nhà hàng xóm xin lại - 1

Vì thế tôi luôn ra sức khuyên bảo anh phải tiết kiệm, không được lãng phí. (Ảnh minh họa)

Thứ 7 vừa rồi, tôi được nghỉ nên ở nhà tổng vệ sinh nhà cửa và dọn dẹp loại bỏ những đồ không dùng đến để cho các phòng rộng rãi hơn. Thấy trong tủ quần áo của chồng có một chiếc áo khoác cũ, nhiều năm nay không thấy anh ấy mặc nên tôi mang qua cho bác hàng xóm có gia cảnh nghèo khó.

Buổi tối hôm đó, chồng đi làm về, thấy nhà cửa gọn gàng ngăn nắp, anh ấy khen vợ con vài câu. Nhân tiện đó, tôi cũng kể với anh chuyện mang chiếc áo khoác cũ cho bác hàng xóm, để trong tủ không dùng đến cũng hỏng.

Vừa nghe xong, chồng tối sầm mặt lại rồi đánh rơi đôi đũa xuống nền nhà. Anh không nói rằng gì mà lao sang nhà hàng xóm xin lại chiếc áo cũ.

Khi chồng trở về với chiếc áo trên tay, tôi bực bội trách:

“Chiếc áo cũ, anh không dùng tới cho người ta, vợ cho rồi chồng lại sang đòi về, em thật sự không hiểu nổi anh nghĩ gì nữa. Sau này em còn mặt mũi nào nhìn hàng xóm đây?”.

Chồng bảo:

“Anh chỉ mượn tạm về lấy đồ quý trong đó ra, sau đó sẽ mang lại trả cho nhà bác ấy. Em yên tâm đi, anh làm gì cũng nghĩ trước sau, không để vợ phải xấu mặt đâu”.

Kể với chồng chuyện cho chiếc áo bông, anh giật mình đánh rơi đũa rồi lao sang nhà hàng xóm xin lại - 2

Vừa nghe xong, chồng tối sầm mặt lại rồi đánh rơi đôi đũa xuống nền nhà. (Ảnh minh họa)

Nói rồi, anh luồn tay vào sâu trong túi của chiếc áo khoác và lấy ra một gói nhỏ. Khi anh mở ra, tôi sửng sốt khi biết trong đó có những 3 cục vàng, trị giá là 3 cây. Không hiểu anh lấy đâu ra nhiều vàng thế?

Chồng nói:

“Bố mẹ nội ngoại của bọn mình đều không có lương hưu, năm nay ông bà cũng ngoài 70 tuổi rồi mà vẫn phải vất vả kiếm tiền mưu sinh. Mỗi lần về thăm bố mẹ, nhìn thấy cặm cụi ngoài ruộng mò cua bắt ốc và gánh lúa mà anh xót thương lắm.

Vì muốn những người sinh thành ra chúng ta có tuổi già an nhàn nên anh đặt ra kế hoạch tiết kiệm tiền để biếu ông bà nội ngoại mỗi người một khoản.

Để có số vàng này, anh đã phải tiết kiệm từ rất lâu. Mỗi khi lĩnh lương, anh bớt ra một chút ít. Những lúc làm tăng ca, anh không đưa tiền cho em mà giữ lại, khi nào đủ tiền mua một chỉ vàng là anh chốt giá liền. Nhờ thế mới có số vàng này em ạ”.

Tôi luôn ao ước có một khoản tiền biếu bố mẹ, không ngờ chồng đã thực hiện nguyện vọng đó giúp tôi. Chúng tôi dự định tháng sau về quê sẽ biếu nội ngoại mỗi người một khoản dưỡng già, mong ông bà khỏe mạnh bên con cháu.

Phương Linh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Đọc “Tiếng Khèn” của Trần Đàm

Đọc “Tiếng Khèn” của Trần Đàm

Vì tôi không biết đây là tập thơ thứ năm của Trần Đàm, nên “Tiếng Khèn” cứ đưa tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Tại sao một người rất giỏi về nhiếp ảnh lại làm thơ khá thế? Ấn tượng nhất là mảng thơ viết về miền núi. Vẫn những cảnh người ta thường bắt gặp trong thơ của các cây bút khác, nhưng trong “Tiếng Khèn”, nó hoàn toàn khác, đó là những gì rất ri

Tác phẩm hội họa “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)” của vua Hàm Nghi hồi hương

Tác phẩm hội họa “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)” của vua Hàm Nghi hồi hương

Ngày 12/11, tại Hà Nội, tiến sĩ Lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat, đại diện gia đình vua Hàm Nghi đã trao tặng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tác phẩm hội họa “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)” của vua Hàm Nghi với mong muốn công chúng Việt Nam và du khách quốc tế có cơ hội được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của vị “Hoàng đế bị lưu đày, người Nghệ sĩ ở Algiers” ngay tại