Mẹ đổi suy nghĩ ép con, dùng những cách này trẻ biếng ăn mấy cũng uống sữa thun thút

Mỗi bữa ăn có thể trở thành một trải nghiệm thú vị, nơi trẻ được thưởng thức món ăn, khám phá hương vị mới...

Việc cho con ăn uống là một trong những thử thách lớn nhất đối với bố mẹ. Nhiều mẹ thường ép trẻ ăn hoặc uống sữa, dẫn đến những cuộc chiến không cần thiết.

Thay vì tiếp cận theo cách này, bố mẹ có thể xem sữa, thức ăn ngon như là một phần thưởng sau những cuộc chơi, nhằm tạo ra không khí tích cực, giúp trẻ hào hứng với việc ăn uống.

Theo đó, một số cách mẹ dễ dàng chuyển đổi suy nghĩ, thay đổi biếng ăn thành thói quen ăn uống chủ động cho trẻ.

Mẹ đổi suy nghĩ ép con, dùng những cách này trẻ biếng ăn mấy cũng uống sữa thun thút - 1

Mẹ đổi suy nghĩ ép con, dùng những cách này trẻ biếng ăn mấy cũng uống sữa thun thút - 2

Xem ăn uống như là cuộc phiêu lưu

Trẻ nhỏ thường có tâm hồn đơn giản và nhìn nhận thế giới trong sáng. Khi mẹ áp đặt yêu cầu ăn uống, trẻ cảm thấy bị kiểm soát và phản kháng. Thay vào đó, mẹ nên xem việc ăn uống như một phần của những cuộc phiêu lưu hàng ngày. Mỗi bữa ăn có thể trở thành một trải nghiệm thú vị, nơi trẻ được thưởng thức món ăn, khám phá hương vị mới, màu sắc và hình dáng của thực phẩm.

Để làm cho bữa ăn trở nên hấp dẫn hơn, mẹ có thể sáng tạo với các món ăn bằng cách thêm vào những nguyên liệu thú vị như sữa chuối hay dâu tây. Ví dụ, mẹ chế biến một ly sinh tố sữa chuối dâu tây thơm ngon.

Mẹ cũng có thể kể cho trẻ nghe về nguồn gốc của các nguyên liệu, như dâu tây được trồng từ đâu, hay chuối có lợi ích gì cho sức khỏe, từ đó kích thích trí tò mò của trẻ. Khi trẻ hiểu được giá trị dinh dưỡng và nguồn gốc của thực phẩm, sẽ cảm thấy tự hào khi được ăn những món ngon miệng mà mẹ đã chuẩn bị.

Mẹ đổi suy nghĩ ép con, dùng những cách này trẻ biếng ăn mấy cũng uống sữa thun thút - 3

Xem ăn uống như là cuộc phiêu lưu.

Mẹ đổi suy nghĩ ép con, dùng những cách này trẻ biếng ăn mấy cũng uống sữa thun thút - 4

Thay đổi cốc, chén, chọn món ăn màu sắc

Mẹ có thể biến không gian ăn uống thành một nơi thú vị và hấp dẫn bằng cách trang trí bàn ăn với những món ăn nhiều màu sắc, hoặc tổ chức các hoạt động vui nhộn trong khi ăn. Một bàn ăn được bày biện bắt mắt thu hút sự chú ý, tạo cảm giác háo hức, khích lệ trẻ đến gần hơn với bữa ăn.

Mẹ có thể sử dụng những nguyên liệu tươi ngon và đa dạng để tạo ra những món ăn đầy màu sắc. Ví dụ, một đĩa srau có thể trở nên hấp dẫn hơn khi được trang trí bằng những lát cà chua đỏ tươi, dưa chuột xanh mát, và cà rốt vàng cam. Một cốc sữa cũng có thể thêm ngon miệng nếu có hương vị trái cây thơm, mát. 

Mẹ cũng có thể tạo hình các món ăn thành những hình thù thú vị, như một chiếc mặt cười từ trái cây hoặc rau củ, kích thích thị giác, khiến trẻ cảm thấy vui vẻ hơn khi ăn.

Mẹ đổi suy nghĩ ép con, dùng những cách này trẻ biếng ăn mấy cũng uống sữa thun thút - 5

Thay đổi cốc, chén, chọn món ăn màu sắc.

Mẹ đổi suy nghĩ ép con, dùng những cách này trẻ biếng ăn mấy cũng uống sữa thun thút - 6

Thưởng sữa, trái cây sau khi vui chơi, hoạt động

Thay vì ép trẻ uống sữa, hãy xem sữa như một phần thưởng sau những cuộc chơi hoặc các hoạt động thể chất. Việc thưởng một ly sữa sẽ khiến trẻ cảm thấy thành công và được công nhận. Sữa chuối và dâu tây là một lựa chọn tuyệt vời. Mẹ có thể cùng trẻ chế biến một ly sinh tố sữa chuối dâu tây mát lạnh, ngon miệng và bổ dưỡng.

Trẻ sẽ rất hào hứng khi được tham gia vào quá trình chọn trái cây tươi ngon, hay nhìn thấy màu sắc rực rỡ của sinh tố khi được xay nhuyễn.

Mẹ đổi suy nghĩ ép con, dùng những cách này trẻ biếng ăn mấy cũng uống sữa thun thút - 7

Mẹ có thể cùng trẻ chế biến các món ăn ngon miệng.

Mẹ đổi suy nghĩ ép con, dùng những cách này trẻ biếng ăn mấy cũng uống sữa thun thút - 8

Lồng ghép các món mới vào bữa ăn

Mẹ khuyến khích trẻ xây dựng thói quen ăn uống tích cực bằng cách giới thiệu những món ăn lành mạnh một cách tự nhiên. Một cách hiệu quả là kết hợp những món ăn mà trẻ yêu thích với các thực phẩm khác.

Mẹ sáng tạo trong việc chế biến món ăn bằng cách kết hợp sữa với các nguyên liệu khác để tạo ra những món đồ uống hấp dẫn.

Chẳng hạn, mẹ làm sinh tố trái cây với sữa, tạo nên một loại đồ uống vừa ngon miệng lại giàu dinh dưỡng. 

Thay vì chỉ đưa ra thực đơn, mẹ khuyến khích trẻ tham gia vào việc lựa chọn món ăn. Điều này giúp trẻ cảm thấy rằng ý kiến của mình được tôn trọng và tạo ra một cảm giác kiểm soát trong việc ăn uống.

Mẹ đổi suy nghĩ ép con, dùng những cách này trẻ biếng ăn mấy cũng uống sữa thun thút - 9

Lồng ghép các món mới vào bữa ăn.

Khi mẹ ngừng ép trẻ ăn, thay vào đó là khuyến khích và tạo động lực, mối quan hệ cũng trở nên êm đẹp hơn. Trẻ sẽ không còn cảm thấy áp lực trong mỗi bữa ăn, điều này giúp xây dựng lòng tin và sự gắn kết giữa mẹ con.

Mỗi bữa ăn có thể trở thành một cơ hội để gia đình quây quần bên nhau. Mẹ kể câu chuyện thú vị, hoặc hỏi về những gì trẻ đã làm trong ngày để tạo ra không khí thoải mái.

Việc đổi suy nghĩ từ việc ép trẻ uống sữa sang xem sữa như một phần thưởng sau những cuộc chơi, mang lại lợi ích về sức khỏe.

Thay vì những cuộc chiến, giờ uống sữa sẽ trở thành một khoảnh khắc vui vẻ và ý nghĩa, giúp trẻ phát triển thể chất lẫn tinh thần. Điều quan trọng là tạo ra một môi trường hỗ trợ, nơi trẻ cảm thấy yêu thích và hào hứng với việc uống sữa, từ đó hình thành thói quen tốt.

Nutifood GrowPLUS+ Vị Dâu Sữa
Nutifood GrowPLUS+ Vị Dâu Sữa là sự hòa quyện giữa sữa uống dinh dưỡng và vị dâu ngọt thanh, dễ uống, giúp bé thích thú mỗi lần thưởng thức.
Công thức FDI từ chuyên gia Thụy Điển chứa HMO & FOS, bổ sung Lysine, kết hợp Arginin và Kẽm – hỗ trợ trẻ ăn ngon miệng và tăng cân hiệu quả.
Dinh dưỡng thêm vị, bé thêm vui!

Mẹ đổi suy nghĩ ép con, dùng những cách này trẻ biếng ăn mấy cũng uống sữa thun thút - 10

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Văn học Nghệ An từ năm 1975 đến nay từ  một  góc nhìn

Văn học Nghệ An từ năm 1975 đến nay từ một góc nhìn

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, để đánh giá thành tựu văn học của tỉnh miền Trung quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau 50 năm (từ 1975 đến nay), Thời báo Văn học nghệ thuật giới thiệu tới bạn đọc bài viết của nhà báo Nguyễn Đình Anh - Trưởng ban Lý luận Phê bình Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Nghệ An - Biên tập viên phụ trách miền Trung của Thời báo Văn h

“Hương”: Thiên tình sử trong chiến tranh

“Hương”: Thiên tình sử trong chiến tranh

Ai đó thích thú câu: “Khi đại bác gầm thì họa mi ngừng hót” (ngụ ý khi chiến tranh nổ ra thì không còn cơ hội cho tình yêu và nghệ thuật), sẽ phải tự đính chính nếu đọc tiểu thuyết “Hương” (Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, 2022) của Nguyễn Thụy Kha, một nhà văn mặc áo lính cả trong nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ này.