Mẹ làm 3 điều cho con ở tuổi dậy thì, trẻ lớn lên sống hạnh phúc, thầm cảm ơn bố mẹ

Theo chuyên gia, khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì, bố mẹ nên chú ý dạy con ở những khía cạnh sau đây.

Mẹ làm 3 điều cho con ở tuổi dậy thì, trẻ lớn lên sống hạnh phúc, thầm cảm ơn bố mẹ - 1

Mới đây, trong một cuộc hội thảo về gia đình, giáo sư Li Meijin, một chuyên gia tâm lý nổi tiếng tại Trung Quốc đã thẳng thắn chia sẻ, có một thực tế trong xã hội ngày nay là nhiều người chưa thực sự sống vì bản thân.

Hầu hết, họ dành thời gian để học tập chăm chỉ, sống theo mong ước của của gia đình, mà chưa thực sự sống theo phong cách riêng của mình. Quan trọng hơn, điều này lại đang dần lặp lại, bố mẹ chuyển mong ước của mình sang con cái.

Giáo sư Li Meijin đã chia sẻ quan điểm của mình về tuổi thiếu niên của trẻ, khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên, bố mẹ cần thay đổi cách đối xử bình đẳng với con hơn, không nên đặt quá nhiều kỳ vọng, hay trách nhiệm tương lai của cả gia đình lên đứa trẻ, điều này rất khó để trẻ phát triển tư duy độc lập, hay có điều kiện thấu hiểu và phát triển bản thân. 

Trong quá trình này, có những vấn đề quan trọng quyết định tương lai của đứa trẻ, nhằm giúp con trải qua tuổi thiếu niên một cách suôn sẻ, giải quyết những rắc rối của tuổi thiếu niên, rút ngắn khoảng cách trực tiếp giữa bố mẹ và con cái. 

Cũng theo giáo sư Li Meijin, đối với trẻ ở tuổi dậy thì, bố mẹ nên chú ý dạy con ở những khía cạnh sau đây.

Mẹ làm 3 điều cho con ở tuổi dậy thì, trẻ lớn lên sống hạnh phúc, thầm cảm ơn bố mẹ - 2

Mẹ làm 3 điều cho con ở tuổi dậy thì, trẻ lớn lên sống hạnh phúc, thầm cảm ơn bố mẹ - 3

Vấn đề giáo dục giới tính

Đối với những nước văn hóa truyền thống Á đông như Việt Nam hay Trunh Quốc, đây là vấn đề quan trọng nhất nhưng cũng khó nói nhất với nhiều bậc phụ huynh, đôi khi bố mẹ bối rối, không biết nên giáo dục con thế nào cho phù hợp. 

Đối mặt với vấn đề này, chuyên gia Li Meijin cho rằng, bố mẹ không nên lo lắng, có thể giúp con mình giải tỏa phần nào thắc mắc thông qua cách giáo dục cởi mở, hãy tạo cơ hội cho trẻ cảm thấy thoải mái để nói về các vấn đề liên quan đến giới tính. Sau đó, lắng nghe, tôn trọng quan điểm của trẻ, trả lời các câu hỏi của trẻ một cách chân thành và thẳng thắn.

Chú ý sử dụng từ ngữ phù hợp và chính xác khi nói về các thuật ngữ giới tính, giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu về sự khác biệt giữa nam và nữ, cơ quan sinh dục và quá trình tăng trưởng khi dậy thì.

Bố mẹ cũng có thể dùng sách, phim hoạt hình, hoặc tài liệu giáo dục có chủ đề giới tính phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tài liệu này có thể giúp trẻ hiểu rõ hơn về quá trình dậy thì, sự thay đổi cơ thể và các khía cạnh khác liên quan đến giới tính.

Mẹ làm 3 điều cho con ở tuổi dậy thì, trẻ lớn lên sống hạnh phúc, thầm cảm ơn bố mẹ - 4

Hãy tạo cơ hội cho trẻ cảm thấy thoải mái để nói về các vấn đề liên quan đến giới tính.

Mẹ làm 3 điều cho con ở tuổi dậy thì, trẻ lớn lên sống hạnh phúc, thầm cảm ơn bố mẹ - 5

Giúp trẻ tìm ra thế mạnh riêng của bản thân

Hiện nay vẫn còn nhiều phụ huynh quan tâm đến thành tích học tập, mà vô tình bỏ qua những ưu điểm cá nhân của trẻ, điều này khiến trẻ khó phát huy hết tiềm năng.

Thực tế, mỗi đứa trẻ là duy nhất và khác biệt, con có những đặc điểm và tính cách riêng, điều bố mẹ cần là giúp con tìm ra điểm mạnh của mình và rèn luyện chúng.

Bố mẹ có thể quan sát xem con có sở thích và phẩm chất nào đặc biệt, từ đó khám phá những điểm độc đáo mà con có, giúp con thực hiện ước mơ của mình dựa trên những giá trị riêng, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai.

Việc khám phá và phát triển các ưu điểm riêng của con là một quá trình dài và đòi hỏi sự đồng hành, hỗ trợ từ bố mẹ. Hãy tạo môi trường ủng hộ và khuyến khích con để tự tin phát triển tài năng của mình.

Mẹ làm 3 điều cho con ở tuổi dậy thì, trẻ lớn lên sống hạnh phúc, thầm cảm ơn bố mẹ - 6

Bố mẹ có thể quan sát xem con có sở thích và phẩm chất nào đặc biệt, từ đó khám phá những điểm độc đáo mà con có.

Mẹ làm 3 điều cho con ở tuổi dậy thì, trẻ lớn lên sống hạnh phúc, thầm cảm ơn bố mẹ - 7

Trò chuyện với con như những người bạn

Một điều mà bố mẹ phải đối mặt là khi trẻ ở độ tuổi dậy thì là suy nghĩ có thể nổi loạn, trẻ có ý kiến riêng và đôi khi sẽ đối đầu với bố mẹ để bảo vệ quan điểm của mình. 

Theo chuyên gia Li Meijin, trong trường hợp này bố mẹ tức giận, quát mắng chỉ làm cho trẻ thêm chán ghét, điều này vô tình tạo khoảng cách trong mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái.

Thay vào đó, hãy trò chuyện với trẻ như những người để xây dựng mối quan hệ gần gũi, tạo ra một môi trường thoải mái cho con cảm thấy tự do chia sẻ và trò chuyện với bố mẹ.

Những cuộc trò chuyện đơn giản, nhưng là cơ hội để trẻ chia sẻ cảm xúc, lo lắng và những trăn trở của mình. Bố mẹ có thể giúp trẻ hiểu và quản lý cảm xúc một cách khéo léo, khuyến khích con tìm cách giải quyết vấn đề và xử lý khó khăn trong cuộc sống.

Mẹ làm 3 điều cho con ở tuổi dậy thì, trẻ lớn lên sống hạnh phúc, thầm cảm ơn bố mẹ - 8

Những cuộc trò chuyện đơn giản, nhưng là cơ hội để trẻ chia sẻ cảm xúc, lo lắng và những trăn trở của mình.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Cách đây 42 năm, vào ngày 30/8/1983, Tỉnh ủy tỉnh Cửu Long ban hành Nghị quyết số 177/NQ -TU về việc thành lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cửu Long. Nghị quyết nêu rõ trong khi chưa tiến hành đại hội để bầu cử Ban chấp hành và các cơ quan của hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định Ban chấp hành lâm thời và Ban biên tập Báo Văn nghệ Cửu Long. Đồng chí Huỳnh Anh Kiệt (nhạc sĩ Xuân Điề

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Cuộc thi ảnh báo chí với chủ đề “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phát động, hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu tiên (11/3/1951 - 11/3/2026) là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tuyển chọn những tác phẩm ảnh báo chí có giá trị tư liệu, nghệ thuật và thông tin ghi dấu hành trình đổi mới của đất nước, ph

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Nhà văn Nguyễn Trường là người sáng tác. Tuy nhiên, do công việc, nhà văn còn làm “người điểm sách”, “bình sách” (chữ trong Lời giới thiệu của Nhà xuất bản). Tác giả khiêm tốn gọi những bài viết của mình là “cảm nhận văn học” chứ không ghi là tiểu luận, phê bình như những người làm phê bình chuyên nghiệp. Song đọc 41 bài viết được tập hợp trong cuốn sách “Gặp gỡ những v