Mẹ sinh đôi long phụng, bố vui mừng tột độ nhưng bác sĩ lắc đầu: "Đây không phải là cặp song sinh bình thường"
Khi biết tin là cặp song sinh long phụng 1 bé trai và 1 bé gái, cả gia đình đứng chờ ngoài phòng sinh không ngừng reo hò, hạnh phúc đến rơi nước mắt.
Chào đón một sinh linh mới là niềm vui lớn lao, mang ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi gia đình. Đối với những bậc ông bà, đó là niềm hạnh phúc khi gia đình có thêm thành viên. Còn với cặp vợ chồng trẻ, đó là minh chứng cho tình yêu đơm hoa kết trái. Sự ra đời của một em bé không chỉ mang đến những tiếng cười hạnh phúc mà còn là khởi đầu của những kỳ vọng tươi sáng cho tương lai.
Tuy nhiên, không phải niềm vui nào cũng trọn vẹn. Đôi khi, những tình huống bất ngờ xảy ra khiến mọi người không khỏi ngỡ ngàng, như câu chuyện của gia đình ông Lý ở An Huy (Trung Quốc) dưới đây.
Năm nay, gia đình ông Lý đón nhận một tin vui lớn khi con dâu hạ sinh 2 em bé. Đây là lần đầu tiên gia đình chào đón thành viên mới, khiến cả nhà ai nấy đều tất bật chuẩn bị. Ông bà nội vội từ quê lên thành phố để chăm sóc con dâu và cháu, còn gia đình bên ngoại cũng nhiệt tình hỗ trợ, tạo nên một bầu không khí rộn ràng, tràn ngập niềm vui.
Con dâu ông Lý mang thai song sinh.
Khi biết tin là cặp song sinh long phụng 1 bé trai và 1 bé gái, cả gia đình đứng chờ ngoài phòng sinh không ngừng reo hò, hạnh phúc đến rơi nước mắt. Người cha trẻ vui mừng đến mức không ngừng cảm tạ trời đất. Tuy nhiên, niềm vui ấy nhanh chóng bị dập tắt bởi lời nói bất ngờ từ bác sĩ:
- “Hai bé này không phải là cặp song sinh thông thường”.
Trước sự ngỡ ngàng của gia đình, bác sĩ giải thích: “2 em bé này không phải song sinh cùng trứng. Đây là hiện tượng rất hiếm gặp, gọi là bội thụ tinh khác kỳ".
Bác sĩ cho rằng đây là cặp song sinh đặc biệt.
Theo lời bác sĩ, điều này xảy ra là khi người mẹ đang mang bầu mà vẫn rụng trứng và quả trứng đó gặp tinh trùng tạo thành thai nhi sau vài tuần khi hợp tử đầu tiên đã được hình thành. Nó cũng giải thích cho lý do tại sao khi chào đời, một bé song sinh sẽ lớn hơn và trưởng thành hơn so với bé kia.
Hiện tượng này vô cùng hiếm, với tỷ lệ xảy ra chỉ khoảng một phần triệu. Trong trường hợp này, 2 thai nhi có thể mang các bộ gen khác biệt hoàn toàn và không phải là anh chị em sinh đôi theo nghĩa thông thường.
Điều không thể giải thích của y học: Người mẹ vẫn có thể có thai trong khi đang có thai
Bác sĩ Sherry A. Ross, một bác sĩ khoa sản, bác sĩ phụ khoa, tác giả của cuốn sách She-ology nói về hoạt động sinh học của phụ nữ giải thích rằng: “Khi một người phụ nữ rụng trứng, cô ấy có thai, cô ấy tạo ra một phôi thai, rồi vài ngày hay thập chí một tuần sau cô lại rụng trứng, cô lại tiếp tục có thai và tạo ra một phôi thai khác”.
Nghe rất giống sinh đôi, nhưng bác sĩ Sherry khẳng định rằng về mặt sinh học, hai thứ này hoàn toàn khác nhau bởi trứng của phụ nữ trong trường hợp này không thụ thai cùng lúc. Thai phôi thai sẽ có các giai đoạn phát triển cách xa nhau, có thể là từ 5 tới 10 ngày mà cũng có thể lên tới vài tuần, bởi lẽ 2 phôi thao này tới từ hai đợt rụng trứng khác nhau.
Những lưu ý khi mang thai đôi.
Thực tế, cơ thể người phụ nữ thông thường sẽ không để chuyện này xảy ra, vì thế việc bội thụ tinh khác kỳ là một sự kiện khoa học kì lạ và cực kì hiếm gặp, vẫn khiến các nhà khoa học đau đầu từ nhiều năm nay. Theo như bác sĩ Sherry, thì đây là một “sự kiện bí ẩn trong giới y học”.
Theo bà, khi một người phụ nữ có thai, một vài quá trình sinh học trong cơ thể họ được kích hoạt và tạo ra hiện tượng kì lạ và độc nhất này. Đầu tiên, “nếu bạn mang thai vào khoảng thời gian mình rụng trứng, buồng trứng của bạn sẽ ngưng hoạt động và đáng lẽ chúng sẽ không thể rụng trứng được nữa ... Bạn có thai, trứng đã được thụ tinh và buồng trứng dừng việc sản xuất nang”.
Một lý do khác để ngăn việc có thai trong khi có thai xảy ra, đó là sau khi việc thụ tinh diễn ra, cơ thể phụ nữ sẽ tạo ra một “màng nhầy” chắn cổ tử cung của mình, “ngăn tinh trùng đi vào tử cung khiến trứng thứ hai được thụ tinh”.
Dù vậy, trong quá khứ, các nhà nghiên cứu vẫn ghi lại được nhiều trường hợp hiếm có khi người phụ nữ “có thai trong khi đang có thai”.
Và bác sĩ Sherry cũng xác nhận rằng đứa con thứ hai hoàn toàn có thể - chỉ là có thể, theo lý thuyết mà nói thôi nhé – là của một người đàn ông khác. Đây cũng là một trường hợp cực kì hiếm gặp, xảy ra khi hai trứng gặp hai loại tinh trùng từ hai người cha khác nhau, tạo ra hai phôi thai. Về cơ bản chúng giống nhau và chỉ khác tên thôi: Một tinh trùng hai trứng sẽ là “homeopaternal superfetation”, còn hai tinh trùng hai trứng sẽ là “heteropaternal superfetation”.
Tuy nhiên, đừng để chuyện này ảnh hưởng tới kế hoạch sinh con của bạn, vì trường hợp này cực kì hiếm xảy ra, và nếu như nó có xảy ra thì cũng đừng lo sợ, bởi bác sĩ Sherry khẳng định nó chẳng khác gì một ca sinh đôi thông thường.
Vẫn chẳng ai giải thích được chính xác tại sao chuyện này lại có thể xảy ra. “Một số kì quan y học chẳng có lời giải thích xác đáng nào, và đó là chuyện bình thường”, bác sĩ Sherry kết luận.
Bình luận