Người mẹ thông minh sẽ không dễ dàng tiết lộ 3 bí mật về con trong dịp Tết
Bố mẹ nên tôn trọng không gian riêng tư, hạn chế tiết lộ thông tin riêng tư của trẻ ra bên ngoài.
Khi Tết đang ngày càng đến gần, không khí rộn ràng của mùa xuân bao trùm khắp nơi, họ hàng, bạn bè và gia đình quây quần bên nhau. Những câu chuyện và tiếng cười vang lên trong không gian ấm áp, nhưng hầu hết cuộc trò chuyện dễ dàng tập trung vào con cái.
Đây là lúc mà mọi người chia sẻ về thành tích học tập, sở thích, và những bước tiến mới của trẻ. Tuy nhiên, thời điểm này cũng thường là giai đoạn mang đến những thử thách lớn cho cả trẻ em và bố mẹ.
Trẻ em, trong sự háo hức của mùa Tết, có thể phải đối mặt với áp lực từ việc thể hiện bản thân trước sự chú ý của người lớn và những đòi hỏi từ phía gia đình.
Vì vậy, người không nên dễ dàng tiết lộ 3 thông tin cá nhân về con mình trong dịp Tết.
Hạn chế nói về điểm số của con
Trong dịp lễ hội mùa xuân, không khí Tết luôn rộn ràng với sự chào đón của những người bạn, họ hàng. Mọi người cùng nhau quây quần, chia sẻ những câu chuyện và niềm vui, tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ. Tuy nhiên, giữa những tiếng cười và lời chúc tụng, có một điều quan trọng mà các bậc phụ huynh cần lưu ý: Không nên đề cập đến điểm số của trẻ, bất kể kết quả tốt hay xấu.
Nếu trẻ làm bài thi không tốt, việc nhận những câu hỏi từ họ hàng về thành tích học tập có thể tạo ra áp lực tâm lý không đáng có.
Hạn chế nói về điểm số của con.
Những câu hỏi như "Tại sao con không đạt điểm cao hơn?" hay "Con có đang học hành chăm chỉ không?" khiến trẻ cảm thấy bị dồn vào thế phòng ngự, buộc phải biện minh cho những kết quả không như mong đợi. Loại áp lực này không phù hợp trong không khí như ngày Tết, nơi mà mọi người nên tận hưởng niềm vui và sự sum họp.
Hơn nữa, việc đề cập đến điểm số có thể tạo ra những cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là khi trẻ cảm thấy mình không đạt yêu cầu hoặc mong đợi từ người lớn.
Trẻ em cần không gian để thư giãn, vui chơi và tận hưởng những khoảnh khắc bên gia đình mà không phải lo lắng về những phán xét hay áp lực học tập.
Điều quan trọng hơn, việc tập trung vào điểm số có thể làm suy giảm sự tự tin của trẻ. Nếu trẻ chỉ được đo đếm qua điểm số, dễ cảm thấy rằng giá trị bản thân của mình phụ thuộc vào những con số đó.
Ít đề cập đến khuyết điểm, lỗi lầm của trẻ
Nhiều phụ huynh có thói quen nhắc đến khuyết điểm, lỗi lầm của con trước mặt người thân. Họ thường nghĩ rằng việc chia sẻ những câu chuyện như vậy có thể giúp trẻ nhận ra sai sót và cải thiện bản thân. Tuy nhiên, khi bố mẹ kể chi tiết những lỗi lầm và vấn đề của con trước họ hàng, điều này giống như một phiên tòa công khai đối với trẻ. Những lời nhận xét từ người lớn, dù là ý tốt, có thể khiến trẻ cảm thấy như mình đang bị chỉ trích, đánh giá và không được tôn trọng.
Cảm giác bất lực và bối rối khi sự tự tin bị đẩy xuống chắc chắn không phải là điều mà trẻ có thể chịu đựng được. Trẻ em rất nhạy cảm với các phản ứng từ người lớn, và những lời nhận xét tiêu cực có thể để lại những vết thương tâm lý lâu dài.
Khi bị phơi bày trước ánh nhìn của người khác, trẻ có thể cảm thấy xấu hổ và tự ti, dẫn đến việc không dám thể hiện bản thân hay tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.
Ít đề cập đến khuyết điểm, lỗi lầm của trẻ
Sự tự tin của trẻ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và điều này không chỉ cản trở sự phát triển cá nhân mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ ới bố mẹ và các thành viên trong gia đình. Thay vì cảm thấy được hỗ trợ và yêu thương, trẻ có thể cảm thấy rằng mình là gánh nặng, là nguồn cơn của những lo lắng và thất vọng cho người lớn.
Khi trẻ gặp lỗi lầm, hãy hướng dẫn trẻ thật tốt, bao dung và chấp nhận. Việc xây dựng một môi trường an toàn và ấm áp, nơi mà trẻ có thể thảo luận về sai lầm mà không sợ bị chỉ trích, là vô cùng quan trọng.
Phụ huynh nên khuyến khích trẻ xem những sai sót như là cơ hội học hỏi thay vì nỗi xấu hổ. Hãy cùng trẻ phân tích vấn đề một cách nhẹ nhàng, hiểu nguyên nhân của lỗi lầm và cách khắc phục.
Không kể bí mật riêng tư, chuyện thầm kín
Mỗi đứa trẻ đều có những bí mật riêng trong thời niên thiếu và xây dựng nên “bức tường tâm lý” để bảo vệ mình. Đây là những khoảng không gian riêng tư mà trẻ coi là nơi trú ẩn, trải lòng mà không sợ bị phán xét hay chỉ trích.
Tuy nhiên, nhiều bố mẹ thường muốn vượt qua hàng rào phòng thủ này với danh nghĩa “có lợi cho con mình”. Họ nghĩ rằng việc tìm hiểu sâu về cuộc sống riêng tư sẽ giúp chúng trưởng thành tốt hơn.
Trẻ em, trong giai đoạn phát triển, cần có sự độc lập nhất định và những thứ cần bảo vệ. Việc để trẻ giữ một số điều riêng tư là điều bình thường. Một khi bố mẹ vượt qua ranh giới, kết quả có thể là sự hỗn loạn trong thế giới của trẻ. Những câu hỏi quá sâu sắc hay những lời nhận xét không cần thiết có thể khiến trẻ cảm thấy bị rối loạn, không biết cách bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc
Không kể bí mật riêng tư, chuyện thầm kín
Trong dịp lễ hội mùa xuân, mỗi bậc bố mẹ có thể có nhiều điều để chia sẻ với người thân, bạn bè. Với mong muốn khoe khoang về thành tích học tập, kỷ niệm đáng nhớ hay điều tốt đẹp về con . Nhưng dù thế nào đi nữa, trẻ cũng không nên trở thành nhân vật chính trong những “cơn bão hội thoại” thông thường.
Khi trẻ bị đưa vào tình huống như vậy, cảm thấy như mình bị biến thành một món hàng để người lớn bàn tán, và điều này dễ làm tổn thương lòng tự trọng.
Vì vậy, bố mẹ nên tôn trọng không gian riêng tư, tạo điều kiện cho trẻ được tự do bày tỏ suy nghĩ mà không sợ bị đánh giá. Thay vì chỉ trích hay đặt trẻ vào thế phải biện minh, hãy khuyến khích trẻ chia sẻ những điều mình cảm thấy thoải mái.
Bình luận