Chuẩn bị mâm cỗ cúng Tất niên Tết Ất Tỵ 2025 như thế nào? Gợi ý những món hấp dẫn cho mâm cỗ đầy đủ nhất

Lễ Tất niên thường được tổ chức vào chiều ngày 30 Tết. Vào thời khắc này, các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau để tổ chức tiệc, ôn lại những kỷ niệm, thành tựu trong năm qua và cùng chuẩn bị đón giao thừa.

Lễ Tất niên, hay còn được gọi là tiệc Tất niên, là dịp để đánh dấu sự khép lại của một năm cũ và chào đón năm mới sắp đến. Đây là nét đẹp truyền thống, gắn liền với văn hóa lâu đời của người Việt Nam, thể hiện tinh thần sum họp và ý nghĩa thiêng liêng.

Lễ Tất niên thường được tổ chức vào chiều ngày 30 Tết. Vào thời khắc này, các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau để tổ chức tiệc, ôn lại những kỷ niệm, thành tựu trong năm qua và cùng chuẩn bị đón giao thừa. Đó là khoảnh khắc ấm áp và tràn đầy hạnh phúc, nơi mọi người cùng nhau sẻ chia niềm vui và tận hưởng sự an yên sau một năm làm việc, học tập đầy bận rộn.

Chuẩn bị mâm cỗ cúng Tất niên Tết Ất Tỵ 2025 như thế nào? Gợi ý những món hấp dẫn cho mâm cỗ đầy đủ nhất - 1

Bữa cơm Tất niên là khoảnh khắc ấm áp và tràn đầy hạnh phúc, nơi mọi người cùng nhau sẻ chia niềm vui và tận hưởng sự an yên sau một năm làm việc, học tập đầy bận rộn.

Thời gian tổ chức lễ Tất niên có thể khác nhau tùy thuộc vào phong tục của từng vùng miền và gia đình. Thông thường, lễ cúng Tất niên được tiến hành vào những ngày cuối năm âm lịch. Trong năm 2025, lễ cúng Tất niên sẽ diễn ra vào các ngày 26, 27, 28 hoặc 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn, tương ứng với các ngày 25/1, 26/1, 27/1 và 28/1/2025 theo dương lịch.

Theo chuyên gia phong thuỷ Nguyễn Song Hà, mâm cơm cúng Tất niên có thể là món chay hoặc mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết. Các món ăn được chế biến thơm ngon, tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

Chuyên gia Song Hà cho biết, mâm cúng Tất niên thường gồm:

Lễ vật cúng:

- Trái cây, hoa, nhang, đèn cầy, bình hoa, lư nhang.

- Gạo, muối, trà, rượu, nước lọc, giấy tiền vàng mã.

- Bánh kẹo, trầu cau, chè, xôi, cháo trắng, chả lụa.

Mâm cỗ cúng:

- Tam sên.

- Gà ta.

- Heo sữa quay.

- Bánh bao.

- Bánh chưng/bánh tét.

Tuy nhiên, các món ăn cũng cần phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và sở thích của gia chủ, vùng miền, chỉ cần đảm bảo được sự thành kính và trang nghiêm, ý nghĩa trong ngày Tết là được. Dưới đây là một số nét đặc trưng trong mâm cỗ của 3 miền, các bạn có thể tham khảo.

Mâm cỗ cúng tất niên của người miền Bắc

Người miền Bắc rất coi trọng lễ nghi, và điều này thể hiện rõ qua việc chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên. Trước đây, mâm cỗ thường tuân theo quy tắc 4 bát 4 đĩa, 6 bát 6 đĩa, hoặc 8 bát 8 đĩa, tùy thuộc vào từng gia đình. Tuy nhiên, ngày nay, mâm cỗ đã được giản lược đáng kể, số lượng món ăn linh hoạt hơn, tùy thuộc vào điều kiện của từng nhà.

Một mâm cỗ cúng tất niên miền Bắc thường bao gồm các món: Bánh chưng - Hành muối - Nem rán - Canh măng ninh xương - Cơm trắng - Rau xào hoặc luộ - Miến - Giò lụa hoặc giò thủ - Thịt gà luộc.

Chuẩn bị mâm cỗ cúng Tất niên Tết Ất Tỵ 2025 như thế nào? Gợi ý những món hấp dẫn cho mâm cỗ đầy đủ nhất - 2

Mâm cỗ cúng tất niên của người miền Trung

Không quá câu nệ về số lượng bát đĩa như miền Bắc, mâm cỗ của người miền Trung mang nét giản dị nhưng vẫn đầy đủ và chỉn chu. Các món ăn thường là những món quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày, được chuẩn bị chu đáo để dâng lên tổ tiên.

Mâm cỗ tất niên miền Trung thường bao gồm: Thịt gà luộc - Bánh chưng hoặc bánh tét - Củ kiệu muối - Giò lụa - Gỏi gà - Nem rán hoặc ram - Canh măng ninh xương - Cơm trắng.

Mâm cỗ cúng tất niên của người miền Nam

Người miền Nam thường chuẩn bị mâm cỗ phù hợp với khí hậu nắng nóng, ưu tiên các món ăn nguội và dễ bảo quản hơn so với miền Bắc.

Trên mâm cỗ cúng tất niên của người miền Nam, các món phổ biến thường gồm:

Bánh tét - Củ cải ngâm chua hoặc dưa món - Canh măng tươi - Khổ qua nhồi thịt (mướp đắng nhồi thịt) - Thịt kho tàu - Thịt lợn luộc - Gỏi tôm thịt - Chả giò - Củ kiệu muối.

Chuẩn bị mâm cỗ cúng Tất niên Tết Ất Tỵ 2025 như thế nào? Gợi ý những món hấp dẫn cho mâm cỗ đầy đủ nhất - 3

Điểm chung của mâm cỗ ba miền

Dù là ở miền Bắc, miền Trung hay miền Nam, mâm cỗ cúng tất niên đều không thể thiếu mâm ngũ quả và hoa tươi, thường là cúc, ly, hoặc thược dược. Mâm ngũ quả được đặt trang trọng trên bàn thờ chính, còn mâm cỗ mặn hoặc chay thường được bày ngay trên bàn nhỏ bên dưới bàn thờ, thể hiện lòng thành kính của gia đình đối với tổ tiên.

Mâm cỗ cúng Tất niên không chỉ là nét đẹp truyền thống trong văn hóa của người Việt mà còn là cách để mỗi gia đình thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và gắn kết tình thân trong dịp cuối năm. Dù ở miền Bắc, miền Trung hay miền Nam, mỗi mâm cỗ lại mang những đặc trưng riêng, phù hợp với điều kiện và thói quen sinh hoạt của từng vùng, nhưng đều chứa đựng ý nghĩa thiêng liêng và sâu sắc. Những món ăn trên mâm cỗ không chỉ đơn thuần là thực phẩm, mà còn là biểu tượng của sự sum họp, yêu thương và trân trọng giá trị gia đình. Qua đó, mâm cỗ Tất niên trở thành cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, nhắc nhở thế hệ sau gìn giữ những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc.

Văn khấn cúng tất niên cộng đồng gia tiên chư vị tiên linh thường cúng ở ban án thờ trong nhà:

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần ) .

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con Kính lạy Đức đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

Con Kính lạy Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.

Con Kính lạy Ngài đương niên Giáp Thìn Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan Con Kính lạy Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương.

Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ đế, Ngũ nhạc thánh đế, Nhị thập tứ khí phần quan, Địa mạch thần quan, Ngũ phương long mạch linh thần Trung Ương linh thần, Thanh Long linh thần, Chu tước linh thần, Huyền Vũ linh thần Bạch Hổ linh thần cai quản. Con kính lạy Ngũ phúc gia thần Phúc Thần, Lộc Thần, Thọ thần, Khang Thần, Ninh thần.

Con Kính lạy Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa.  Con kính lạy các ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.

Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại dòng họ: ……… nguyên quán tại...

Hôm nay là ngày... tháng Chạp năm:....Tín chủ (chúng) con là .... Ngụ tại:….

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Hôm nay là ngày Tất niên chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.

Nam mô a di Đà Phật! (cúi lậy)

Nam mô a di Đà Phật! (cúi lậy)

Nam mô a di Đà Phật! (cúi lậy)

(Chuyên gia phong thuỷ Nguyễn Song Hà).

Minh Ngọc

Tin liên quan

Tin mới nhất

Màn lấy may đầu năm bằng đồng xu giấu trong miếng bánh

Màn lấy may đầu năm bằng đồng xu giấu trong miếng bánh

Không có tục lì xì đầu năm như một số nước phương Đông, quốc gia vùng Balkan này có một phong tục kỳ lạ liên quan đến tiền là cắt bánh có giấu đồng xu "may mắn" bọc giấy bạc. Người dân nơi đây cho rằng ai ăn miếng bánh có đồng xu sẽ may mắn cả năm. Nguồn gốc của phong tục này khá thú vị.

Tát vua đến khóc để mừng năm mới

Tát vua đến khóc để mừng năm mới

Không ai có thể ngờ một vị vua quyền uy lại bị tát rơi nước mắt để được tiếp tục cai trị hay một người dân thường có thể trở thành “hoàng đế” trong vài ngày. Đó là những nghi lễ dịp năm mới thú vị và có thật trong lịch sử nhân loại.