Di sản âm nhạc Hoàng Vân được tái hiện trong chương trình nghệ thuật “Cho muôn đời sau”

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Cho muôn đời sau” do Cục Công tác Chính trị, Bộ Công an chỉ đạo Nhà hát Hồ Gươm tổ chức nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 – 2/9/2025), 50 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) sẽ diễn ra vào hai đêm 24 và 25/7, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội).

Chương trình giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu từ hơn 700 tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Vân - người đã gắn bó trọn vẹn sự nghiệp của mình cho âm nhạc.

Di sản âm nhạc Hoàng Vân được tái hiện trong chương trình nghệ thuật “Cho muôn đời sau” - 1

Nhạc sĩ Hoàng Vân. Ảnh: TL

Nội dung các tác phẩm tập trung vào chủ đề ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam, ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, ngợi ca những tấm gương chiến sĩ, trong đó có lực lượng Công an nhân dân, ca ngợi quê hương, đất nước và cuộc sống tươi đẹp.

Chương trình gồm 2 chương. Chương I “Hồi tưởng” gợi lại những dấu mốc lịch sử đến khát vọng tương lai được ghi bằng âm thanh cuộc đời của chính nhạc sĩ Hoàng Vân với các tiết mục như: “Giao hưởng số 2”, “Tưởng niệm” (chương 1), “Tôi là người thợ lò”, “Người chiến sĩ ấy”, “Bài ca giao thông vận tải”.

Riêng tác phẩm “Quảng Bình quê ta ơi” được làm mới với sự kết hợp giữa tiếng đàn nguyệt của NSND Cồ Huy Hùng cùng Dàn nhạc Giao hưởng.

Điểm nhấn của chương trình là bản phổ nhạc bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh do nhạc trưởng Lê Phi Phi khôi phục lại văn bản gốc.

Chương II “Cho muôn đời sau” mở ra một không gian tươi sáng và giàu sức sống, thể hiện tinh thần kiến thiết và vẻ đẹp của đất nước thanh bình qua các tác phẩm: “Hát ru trong đêm pháo hoa”, “Em yêu trường em”, “Con chim vành khuyên”, “Mùa hoa phượng nở”, “Tình ca Tây Nguyên”, “Khúc tâm tình người thủy thủ”, “Hát về cây lúa hôm nay”, “Bài ca người giáo viên nhân dân” và bản mashup “Cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau”.

Bên cạnh một số bài ca nổi tiếng đi cùng năm tháng, chương trình giới thiệu nhiều tác phẩm khí nhạc, giao hưởng, tổ khúc, hợp xướng thiếu nhi, tác phẩm cho độc tấu và dàn nhạc. Nhiều bản được phục dựng từ tư liệu gia đình, công diễn lại sau thời gian dài vắng bóng.

Di sản âm nhạc Hoàng Vân được tái hiện trong chương trình nghệ thuật “Cho muôn đời sau” - 2

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ.

Đặc biệt, trực tiếp tham gia thực hiện chương trình có 2 người con của nhạc sĩ Hoàng Vân là nhạc trưởng Lê Phi Phi – chỉ huy đêm nhạc và TS. Lê Y Linh – người viết kịch bản chương trình. 

Chương trình quy tụ hơn 200 nghệ sĩ với sự tham gia của các nghệ sĩ tên tuổi, các dàn nhạc và hợp xướng chuyên nghiệp, cùng nhiều thế hệ học trò, cộng sự của nhạc sĩ Hoàng Vân như: NSND Xuân Bình (đàn bầu), NSND Vương Hà (ngâm thơ), NSƯT Đăng Dương, Trọng Tấn, Đào Tố Loan, Thành Lê, Trần Trang, Trường Linh, nhóm Oplus cùng các nghệ sĩ Trinh Hương (piano), Thư Hương (flute), Quyền Thiện Đắc (saxophone)... Chương trình cũng có sự tham gia của nghệ sỹ violin đến từ Bắc Macedonia - Lydia Dobrevska.

Theo Ban Tổ chức, chương trình “Cho muôn đời sau” không chỉ là không gian tôn vinh âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Vân mà còn là minh chứng cho sức sống lâu bền của những tác phẩm đi cùng năm tháng, có giá trị nghệ thuật và sức lan tỏa trong lòng công chúng yêu nhạc nhiều thế hệ trong nước và ở nước ngoài. Đây cũng là hoạt động có ý nghĩa trong dịp kỷ niệm những dấu mốc trọng đại của đất nước, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí xây dựng quê hương giàu đẹp trong mỗi người Việt Nam hôm nay và mai sau.

Nhạc sĩ Hoàng Vân (1930-2015) là một trong những tên tuổi lớn của âm nhạc Việt Nam. Ông để lại hơn 700 tác phẩm đa dạng ở hình thức, thể loại và hình thức: Ca khúc, hợp xướng, nhạc phim, giao hưởng, khí nhạc, nhạc thiếu nhi... một di sản phong phú trong đó có nhiều tác phẩm trở thành biểu tượng văn hóa, song hành cùng đất nước. Với vốn kiến thức âm nhạc sâu rộng, tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc và lòng yêu nước mãnh liệt, Hoàng Vân đã tạo nên những tác phẩm có sức sống trường tồn trong lòng công chúng. Tháng 4 vừa qua, bộ sưu tập tác phẩm của ông được UNESCO ghi danh là Di sản tư liệu thế giới.

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng vì lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, Jasmine Taylor – một TikToker từng ngập trong nợ nần – đã tìm được lối thoát nhờ phương pháp "cash stuffing" và tư duy ngân sách rõ ràng. Với doanh thu hơn 2,2 triệu USD một năm từ chính phương pháp này, cô cho rằng: “Lỗi lớn nhất là không cho đồng tiền một mục đích cụ thể.”

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.