NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam - 1

Toàn cảnh Đại hội.

Đại hội có sự tham dự của đại diện các Bộ, ngành Trung ương, địa phương; lãnh đạo Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; lãnh đạo các Hội Văn học nghệ thuật Trung ương; các tổ chức quốc tế; trường đại học; viện nghiên cứu; tổ chức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, sáng tạo, truyền thông và công nghệ; cùng đông đảo các nghệ sĩ, doanh nghiệp.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam - 2

Các đại biểu tham dự Đại hội.

Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) được thành lập theo Quyết định số 541/QĐ-BNV ngày 30/5/2025 của Bộ Nội vụ, với tư cách là tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn quốc, tập hợp các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, sáng tạo, công nghệ, giáo dục, doanh nghiệp, đầu tư... nhằm kết nối nguồn lực, xúc tiến chính sách, phát triển thị trường và hệ sinh thái công nghiệp văn hóa Việt Nam.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam - 3

Đại diện Bộ Nội vụ trao Quyết định thành lập Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam.

Phát biểu khai mạc Đại hội, NSND Vương Duy Biên, Trưởng Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam khẳng định, sự ra đời của Hiệp hội là một cột mốc lịch sử, không chỉ với những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật mà còn với toàn xã hội, khi văn hóa được đặt vào đúng vai trò trụ cột: vừa là nền tảng tinh thần của dân tộc, vừa là nguồn lực nội sinh để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam - 4

NSND Vương Duy Biên, Trưởng Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam phát biểu khai mạc Đại hội.

Theo NSND Vương Duy Biên, Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển mới với tầm nhìn đến năm 2045 – trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao. Trong tiến trình đó, phát triển công nghiệp văn hóa không chỉ là một xu thế, mà là yêu cầu cấp thiết. Công nghiệp văn hóa là nơi hội tụ giữa giá trị truyền thống – sáng tạo hiện đại – công nghệ số. Là nơi mà bản sắc Việt Nam không chỉ được bảo tồn mà còn được lan tỏa, chuyển hóa thành sản phẩm có giá trị kinh tế, văn hóa và ngoại giao mềm.

Hiện nay, cả nước có khoảng 70.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa, sử dụng hơn 3 triệu lao động, đóng góp khoảng 7% GDP. Một số địa phương như Hà Nội, TP.HCM đã ban hành nghị quyết, chính sách riêng để hỗ trợ phát triển ngành. Luật Thủ đô 2025 cũng lần đầu tiên xác lập những ưu đãi rõ ràng về thuế, đất đai, tài chính cho doanh nghiệp công nghiệp văn hóa – mở ra kỳ vọng lớn cho sự bứt phá. Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn còn phân tán, manh mún và thiếu một đầu mối tổ chức có tầm vóc quốc gia. Đó chính là lý do Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam ra đời.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam - 5

Đoàn Chủ tịch Đại hội biểu quyết thông qua Quy chế Đại hội.

“Với tầm nhìn trở thành tổ chức đầu mối quốc gia thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa một cách chuyên nghiệp – sáng tạo – hội nhập – bền vững, Hiệp hội xác lập các giá trị cốt lõi gồm: Sáng tạo – Bản sắc – Kết nối – Khởi tạo thị trường – Phát triển bền vững.

Hiệp hội sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ chiến lược như: kết nối hệ sinh thái ngành, đề xuất chính sách, xúc tiến thị trường, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực Công nghiệp Văn hóa”, Trưởng Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam nhấn mạnh.

Chia sẻ về mục tiêu của Hiệp hội, TS. Phạm Thành Trí, Phó Trưởng Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam cho biết, Hiệp hội phấn đấu sẽ trở thành tổ chức uy tín trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa, tập hợp các chuyên gia, nghệ sĩ, nhà sản xuất, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp sáng tạo và các tổ chức liên quan; Đại diện cho hội viên doanh nghiệp, cá nhân trong mối quan hệ đầu tư, kinh doanh, đối nội, đối ngoại với các tổ chức khác; Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên trong việc hoạt động văn hóa phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hiêp hội được đề ra theo quy định của pháp luật; Tham gia ý kiến và phản biện vào các văn bản pháp quy, quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động văn hóa. Có vai trò cầu nối giữa Nhà nước với cộng đồng sáng tạo để thúc đẩy chính sách phát triển bền vững ngành công nghiệp văn hóa; Được gây quỹ hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật để đảm bảo kinh phí hoạt động; Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam - 6

TS. Phạm Thành Trí, Phó Trưởng Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam phát biểu.

Để đạt được những mục tiêu đó, Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ: Tập hợp, đoàn kết hội viên; Phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn cho hội viên về các xu hướng phát triển công nghiệp văn hóa; Tham gia tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các sự kiện chuyên ngành như: hội nghị, hội thảo, diễn đàn, triển lãm, liên hoan văn hóa – nghệ thuật...; Xây dựng mạng lưới kết nối, xúc tiến thương mại, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và thương hiệu sản phẩm văn hóa; Hỗ trợ hội viên về đào tạo, chuyển đổi số, tiếp cận công nghệ mới, bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ; Quản lý, sử dụng nguồn tài chính đúng pháp luật, minh bạch, hiệu quả…

Tại Đại hội thành lập, Hiệp hội đã chính thức thông qua Điều lệ hoạt động và bầu Ban chấp hành, Ban Thường vụ. Đồng thời, đại hội cũng bầu ra các chức danh lãnh đạo chủ chốt trong nhiệm kỳ 2025–2030.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam - 7

Ra mắt Ban Chấp hành Hiệp hội nhiệm kỳ 2025-2030.

Theo đó, NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Chủ tịch Chuyên trách Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam giữ chức Chủ tịch Hiệp hội.

Các Phó Chủ tịch gồm: Ông Phạm Thành Trí, Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số; Ông Đoàn Thanh Nô, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Châu Linh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hành trình Kim cương; Ông Kiều Công Thược, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển quỹ Đổi mới sáng tạo Việt Nam; Ông Nguyễn Xuân Khánh, Giám đốc điều hành Viện Ứng dụng KHCN và Pháp luật, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Truyền thông đối ngoại Việt Nam; Ông Trần Viết Điệp, Chánh Văn phòng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; Ông Nguyễn Đức Tài, Giám đốc điều hành Viện Ứng dụng KHCN và Pháp luật; Bà Nguyễn Thị Châm, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Vietstar; Ông Nguyễn Đô Sơn, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Say mê trực tuyến; Bà Hoàng Thị Liên, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch F5 Việt Nam; Ông Phạm Gia Hậu, Chủ tịch Hội văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Séc.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam - 8

Chủ tịch Vương Duy Biên và các Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam.

Trong nhiệm kỳ 2025–2030, Hiệp hội xác định 5 trọng tâm hành động: Phát triển nhân lực văn hóa – nghệ thuật – sáng tạo: phối hợp với các trường, viện và doanh nghiệp để đào tạo hàng ngàn giáo viên, nghệ sĩ, nhà thiết kế, nhà tổ chức, lập trình viên, kỹ sư văn hóa số...; Thành lập các Trung tâm công nghiệp văn hóa địa phương, đặc biệt tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Huế, Ninh Bình, Lâm Đồng – nơi có tiềm năng di sản, nghệ thuật truyền thống và không gian sáng tạo mạnh mẽ; Xây dựng “Bản đồ dữ liệu văn hóa Việt Nam”: kết nối bảo tàng, thư viện, xuất bản, di sản… thành nguồn dữ liệu mở phục vụ sản xuất phim, game, âm nhạc; Tổ chức các sự kiện giao lưu quốc tế quy mô lớn: Liên hoan phim, âm nhạc, thời trang, thiết kế, mỹ thuật; đưa nghệ sĩ Việt ra thế giới, đón nghệ sĩ quốc tế đến Việt Nam; Xây dựng quỹ đầu tư cho công nghiệp văn hóa, phối hợp cùng các quỹ sáng tạo, nhà tài trợ, doanh nghiệp công nghệ và nhà nước.

Huyền Thương - Viết Điệp

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng vì lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, Jasmine Taylor – một TikToker từng ngập trong nợ nần – đã tìm được lối thoát nhờ phương pháp "cash stuffing" và tư duy ngân sách rõ ràng. Với doanh thu hơn 2,2 triệu USD một năm từ chính phương pháp này, cô cho rằng: “Lỗi lớn nhất là không cho đồng tiền một mục đích cụ thể.”

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.