Nhà nghèo đến mấy cũng nên thay 4 loại giày dép này càng sớm càng tốt, đó không phải mê tín
Nếu giày quá to hoặc quá nhỏ so với chân, tốt nhất bạn không nên mang chúng. Bởi vì dù chúng ta đi bộ hay chạy, nhảy thì đôi giày đều rất quan trọng.
Trong cuộc sống hàng ngày, giày, dép là “người bạn đồng hành” không thể thiếu của chúng ta. Chúng không chỉ liên quan đến sự thoải mái, vẻ bề ngoài của chúng ta mà còn liên quan mật thiết đến sức khỏe của con người.
Nhiều bạn đề cao đức tính cần cù, tiết kiệm, luôn ngại vứt giày đi. Họ cho rằng chỉ cần còn mang được thì sẽ không nỡ vứt. Nhưng 4 loại giày, dép sau đây nên được thay thế càng sớm càng tốt bất kể tình hình tài chính của gia đình như thế nào. Đây không phải là mê tín mà có cơ sở khoa học cả.
1. Giày quá mòn
Những đôi giày hiện nay thường có đế chống trượt, nhưng khi chúng ta mang càng lâu thì đế sẽ bị mòn dẫn đến chức năng chống trượt của giày bị giảm sút, thậm chí còn có tình trạng gãy đế. Vì vậy, đối với những đôi giày như vậy, dù phần trên có tốt đến đâu thì chúng ta cũng không nên tiếp tục mang chúng.
Vì đế giày không có chức năng chống trơn trượt thì chúng ta rất dễ bị trượt chân khi đi trên đường nhiều nước. Nếu đế giày bị nứt, nước và hơi ẩm trên mặt đất sẽ thấm vào bên trong giày từ các vết nứt, làm ướt tất và gây ra cảm giác khó chịu. Vì vậy, chúng ta nên thay những đôi giày bị mòn đế quá mức và không nên tiếp tục mang nữa.
2. Đôi giày không vừa chân
Nếu giày quá to hoặc quá nhỏ so với chân, tốt nhất bạn không nên mang chúng. Bởi vì dù chúng ta đi bộ hay chạy, nhảy thì đôi giày đều rất quan trọng.
Trên bàn chân có rất nhiều huyệt đạo, nếu đôi giày quá nhỏ và chật sẽ gây áp lực lên bàn chân, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, dễ gây đau, tê, sưng tấy và các vấn đề khác ở bàn chân. Không những vậy, việc đi những đôi giày bó sát chân còn có thể khiến mọi người cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến tâm trạng cũng như hiệu quả công việc.
Nếu đôi giày quá lớn, bạn có thể vô tình làm rơi giày hoặc thậm chí bị ngã. Vì vậy, chúng ta không nên đi những đôi giày không vừa chân. Chỉ có những đôi giày vừa vặn với bàn chân mới có thể giúp việc đi lại hàng ngày của chúng ta trở nên thuận tiện hơn.
3. Giày có chất liệu kém
Chất lượng giày trên thị trường rất đa dạng, để giảm giá thành, một số doanh nghiệp sử dụng chất liệu kém chất lượng, thường có độ thoáng khí kém, dễ biến dạng, có mùi hôi nồng nặc, thậm chí còn chứa các chất độc hại.
Tuy có giá thành rẻ nhưng việc đi những đôi giày như vậy trong thời gian dài không chỉ khiến chân phải tiếp xúc với môi trường nóng ẩm mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh, do vi khuẩn phát triển cũng có thể gây kích ứng da, gây dị ứng hoặc nhiễm trùng.
Vì vậy, nếu trong nhà bạn có những đôi giày làm bằng chất liệu kém chất lượng như vậy thì tốt nhất nên vứt đi, tránh mang vào chân và tránh mua lại. Khi mua giày, bạn nên cố gắng chọn những thương hiệu phổ biến và chú ý đến chất liệu cũng như độ thoáng khí của giày để đảm bảo sự thoải mái và an toàn.
4. Giày độn
Giày độn là sự lựa chọn của nhiều người không tự tin về chiều cao của mình, cho rằng chúng có thể giúp tăng chiều cao. Nhưng trên thực tế, giày độn không phù hợp để mang lâu dài. Vì đế giày tương đối cao nên vùng hỗ trợ của bàn chân bị giảm khi đi lại, dễ dẫn đến bong gân mắt cá chân.
Đồng thời, phần đế cao hơn sẽ làm thay đổi dáng đi của một người, tăng áp lực lên cột sống, có thể gây đau thắt lưng và các vấn đề khác. Ngoài ra, việc đi giày độn trong thời gian dài dễ gây ra các triệu chứng như mỏi, đau nhức ở bàn chân, đồng thời có thể làm tăng áp lực lên lòng bàn chân, dẫn đến các bệnh ở chân.
Bình luận