Những tình huống "đỏ mặt" dễ xảy ra trong phòng sinh, chỉ mẹ đẻ rồi mới hiểu

Trong phòng sinh có thể xảy ra nhiều tình huống khiến mẹ ngượng chín mặt không dám kể với ai.

Trải nghiệm sinh nở với bất cứ bà mẹ nào đều vô cùng đặc biệt bởi đây là khoảnh khắc được đón sinh linh bé bỏng chào đời sau 9 tháng 10 ngày mong ngóng. Tuy nhiên, bên cạnh niềm hạnh phúc vô bờ thì không ít người đã từng trải qua những tình huống đỏ mặt trong phòng sinh khiến họ chỉ muốn quên đi. Có lẽ những trường hợp này chỉ các mẹ đã từng sinh nở mới có thể hiểu được. 

Dọn dẹp vùng kín

Những tình huống "đỏ mặt" dễ xảy ra trong phòng sinh, chỉ mẹ đẻ rồi mới hiểu - 1

Dọn dẹp "vùng kín" là việc cần làm trước khi sinh nở. (Ảnh minh họa)

Dọn dẹp lông vùng kín không chỉ được thực hiện với những mẹ sinh thường mà cả những sản phụ sinh mổ để đảm bảo khu vực này sạch sẽ cho quá trình đỡ đẻ hoặc mổ đẻ, tránh nhiễm trùng cho bé.

Việc này khiến nhiều mẹ bầu không khỏi bỡ ngỡ, xấu hổ, tuy nhiên với các bác sĩ thì đây là việc rất bình thường. Dù vậy, để tránh gặp phải tình huống này, mẹ bầu những tuần cuối thai kỳ có thể tự thực hiện trước ở nhà việc dọn dẹp lông vùng kín để đến khi lên bàn đẻ không phải trải qua cảm giác “đỏ mặt” này.

Đi vệ sinh không tự chủ 

Hầu hết các sản phụ được khuyên không nên ăn uống nhiều trước giờ sinh. Tuy nhiên với những mẹ đẻ mổ có giờ sinh rõ ràng thì việc này không khó thực hiện nhưng với những bà mẹ đẻ thường, chị em vẫn phải ăn để lấy sức rặn đẻ và từ đây tình huống dở khóc dở cười cũng xảy ra.

Không ít sản phụ cho biết họ đã vô cùng xấu hổ khi bác sĩ hô rặn đẻ, bà mẹ đó không rặn ra con mà lại rặn ra… phân, khiến phòng sinh có mùi và y tá phải dọn dẹp. Đây là tình huống khiến chị em bối rối nhưng không phải là chuyện hiếm gặp và với các bác sĩ thì hoàn toàn có thể thông cảm được với sản phụ.

Những tình huống "đỏ mặt" dễ xảy ra trong phòng sinh, chỉ mẹ đẻ rồi mới hiểu - 2

Khi dùng sức để sinh nở, mẹ có thể rặn ra cả thứ "xấu hổ". (Ảnh minh họa)

Bác sĩ nam đỡ đẻ

Rất nhiều bác sĩ nam làm việc trong khoa sản nên chuyện các mẹ gặp bác sĩ nam đỡ đẻ vẫn rất thường xảy ra. Nhưng cũng vì vậy nhiều mẹ có tư tưởng truyền thống không thể chấp nhận được và cảm thấy rất khó khăn, ngại ngùng.

Trên thực tế, các bác sĩ nam xử lý tốt hơn bác sĩ nữ trong một số trường hợp khẩn cấp và các bác sĩ nam cũng có thể lực tốt hơn để trợ giúp các sản phụ khi cần dùng sức. Mặc dù bác sĩ nam đỡ đẻ thuận lợi hơn nhưng nhiều chị em vẫn hi vọng gặp bác sĩ nữ đỡ đẻ, dù áp lực tâm lý cũng không quá lớn.

Phải trần truồng

Khi sinh thường, các mẹ sẽ được bác sĩ và y tá nhắc về việc cần cởi quần áo. Nếu là sinh thường thì vẫn có thể mặc áo ở nửa trên nhưng nếu sinh mổ thì phải cởi hết quần áo và trần truồng cả cơ thể. Vì vậy, thông thường khi bước vào phòng sinh, việc đầu tiên là mẹ bầu phải cởi bỏ quần áo.

Điều này gây ra những ngại ngùng và khó chịu đối với các mẹ, cảm giác đến ngày về già cũng không thể quên được. Nhưng vì một công cuộc vượt cạn thành công, mẹ bầu đừng lo lắng quá nhiều và hãy vượt qua sự bối rối của mình.

Những tình huống "đỏ mặt" dễ xảy ra trong phòng sinh, chỉ mẹ đẻ rồi mới hiểu - 3

Việc phải trần truồng trong phòng sinh có bác sĩ, y tá nam có thể khiến các mẹ "ngượng ngùng". (Ảnh minh họa)

Khâu tầng sinh môn

Khâu tầng sinh môn là thủ thuật rất phổ biến đối với các bà mẹ sinh thường. Tuy nhiên, hầu hết sản phụ đều cảm nhận được suốt quá trình khâu và không ít người cho biết họ khá ngại ngùng. Thậm chí có những bà mẹ bị khâu sống, không sử dụng thuộc gây tê nên đã hét lên đầy đau đớn suốt quá trình bác sĩ thực hiện công đoạn này.

Bóc nhau thai bằng tay

Thông thường, sau khi em bé chào đời thì nhau thai sẽ ra theo. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tử cung của mẹ không co bóp đủ mạnh hoặc bị nhau cài răng lược sẽ khiến các bác sĩ phải sử dụng tay để đưa vào vùng kín loại bỏ nhau thai ra.

Lúc này, bác sĩ sẽ đưa toàn bộ cánh tay vào tử cung của bà mẹ và sẽ khiến chị em vô cùng đau đớn. Các bà mẹ đã trải qua tình huống này đều cho biết đây là việc vô cùng kinh khủng và ngại ngùng nhất là việc này được thực hiện bởi các nam bác sĩ.

Ngọc Linh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Phát động cuộc thi viết

Phát động cuộc thi viết "Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”

Báo Hà Nội mới vừa tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Cuộc thi nhằm tuyên truyền sâu rộng về tầm quan trọng, ý nghĩa lịch sử của ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống

Hải Phòng được chọn tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Hải Phòng được chọn tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Chiều 28/3 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Tạp chí Kinh tế Việt Namvà UBND thành phố Hải Phòng phối hợp tổ chức Họp báo Chương trình Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 (Vietnam Connect Forum). Đồng chủ trì buổi họp báo có các đại biểu: Nguyễn Như Hiếu - Cục trưởng Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao; Hoàng Minh Cường - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng; Đào Quang Bính - Tổng Thư ký T