Thấy con có 4 “ưu điểm” này đừng vội khoe khoang, biểu hiện trẻ đang mắc chứng mặc cảm tự ti nghiêm trọng

Trẻ dường như tự đặt ra một quy tắc nghiêm ngặt rằng phải cố gắng hết sức và dễ bỏ cuộc nếu mắc phải một lỗi nhỏ.

Như nhà tâm lý học Adler đã nói: "Mọi người đều ít nhiều có mặc cảm tự ti", nhưng nếu trẻ kìm nén hoặc bóp méo cách thể hiện trong một thời gian dài, sẽ dễ hình thành nên một khuôn mẫu tâm lý có hại, bất lợi cho cuộc sống tương lai.

Vì vậy, bố mẹ nên chú ý nếu trẻ bộc lộ 3 “lợi thế” này có thể là biểu hiện của mặc cảm tự ti.

Thấy con có 4 “ưu điểm” này đừng vội khoe khoang, biểu hiện trẻ đang mắc chứng mặc cảm tự ti nghiêm trọng - 1

Thấy con có 4 “ưu điểm” này đừng vội khoe khoang, biểu hiện trẻ đang mắc chứng mặc cảm tự ti nghiêm trọng - 2

Quá khiêm tốn và lý trí

Trẻ quá khiêm tốn và lý trí, đôi khi đang kìm nén nhu cầu thực sự của mình để chiều theo kỳ vọng của người lớn. Đằng sau vẻ “lý trí” có vẻ dễ chịu này là sự thận trọng gượng ép, đặc biệt ở các bé trai. Trẻ này thường cảm thấy áp lực từ những định kiến xã hội và mong đợi của bố mẹ, dẫn đến việc họ không dám bộc lộ bản thân một cách chân thực.

Thấy con có 4 “ưu điểm” này đừng vội khoe khoang, biểu hiện trẻ đang mắc chứng mặc cảm tự ti nghiêm trọng - 3

Chẳng hạn, giống như một cậu bé rất thích hoa hướng dương nhưng lại khăng khăng nói "Con không thích chúng". Sự khiêm tốn này phản ánh một sự mâu thuẫn nội tâm giữa cảm xúc thật và những gì trẻ cảm thấy được phép thể hiện. Khi trẻ phải chịu đựng những kỳ vọng không phù hợp, có thể cảm thấy mình không xứng đáng, dẫn tới cảm giác tự ti sâu sắc.

Trong những tình huống “ép buộc” này, trẻ thường phải chiều theo định kiến của người lớn, cảm giác vô giá trị và sự thiếu tự tin sẽ ngày càng tăng lên. Hệ quả là, trẻ chọn cách chịu đựng và ngăn chặn những cảm xúc chân thật của mình, điều này có thể dẫn đến sự phát triển không lành mạnh về mặt tâm lý.

Thấy con có 4 “ưu điểm” này đừng vội khoe khoang, biểu hiện trẻ đang mắc chứng mặc cảm tự ti nghiêm trọng - 4

Luôn tuân theo người khác trong mọi việc

Khi trẻ lớn lên, sẽ phát triển được ý thức độc lập và muốn tự đưa ra quyết định.

Nhưng nếu luôn nghe lời người lớn trong mọi việc và không dám phản kháng, điều đó chứng tỏ trẻ không chấp nhận bản thân mình trong thâm tâm, và nghĩ rằng mình không có khả năng đưa ra quyết định đúng đắn. Câu thần chú "Mình chỉ có thể nghe lời bố mẹ".

Một người mẹ kể rằng, cậu con trai 7 tuổi luôn phải chờ bà dặn dò xem sáng mai mặc gì, làm bài tập nào trước sau khi tan học, và thậm chí là chơi với ai vào cuối tuần.

Mẹ hỏi "Hôm nay con muốn ăn trứng chiên cà chua hay thịt heo chua ngọt?"

Cậu bé sững sờ hồi lâu, rồi quay sang hỏi mẹ: "Mẹ ơi, mẹ nghĩ con nên ăn cái nào?"

Người mẹ cho biết ''Con trai tôi rất nghe lời, nếu tôi bảo nó đi về hướng đông, nó sẽ không bao giờ dám đi về hướng tây nữa" Nhưng đằng sau sự an tâm đó là việc trẻ không đủ tự tin để đưa ra quyết định.

Thấy con có 4 “ưu điểm” này đừng vội khoe khoang, biểu hiện trẻ đang mắc chứng mặc cảm tự ti nghiêm trọng - 5

Khi trẻ lớn lên, sẽ phát triển được ý thức độc lập và muốn tự đưa ra quyết định.

Thấy con có 4 “ưu điểm” này đừng vội khoe khoang, biểu hiện trẻ đang mắc chứng mặc cảm tự ti nghiêm trọng - 6

Tiết kiệm quá mức

Tiết kiệm là một đức tính tốt, nhưng quá tiết kiệm có thể tạo ra hệ lụy. Một số trẻ không dám xin bố mẹ những món đồ chơi hay đồ ăn vặt, thậm chí chỉ mua những món đồ rẻ tiền mỗi khi đi siêu thị. Dù có vẻ như trẻ biết cách tiết kiệm tiền, thực tế có thể cho thấy trẻ đó đang chịu đựng những vấn đề về lòng tự trọng.

Khi còn nhỏ, trẻ em có bản năng tự nhiên muốn sở hữu những món đồ đẹp khi thấy bạn bè xung quanh mua sắm. Tuy nhiên, trẻ quá tiết kiệm thường đã nhận được tín hiệu từ gia đình rằng việc tiêu tiền là điều không nên, hoặc có thể đã từng bị từ chối nhiều lần khi bày tỏ mong muốn của mình.

Thấy con có 4 “ưu điểm” này đừng vội khoe khoang, biểu hiện trẻ đang mắc chứng mặc cảm tự ti nghiêm trọng - 7

Một số trẻ không dám xin bố mẹ những món đồ chơi hay đồ ăn vặt.

Điều này khiến trẻ dần xem việc không tiêu tiền như một cách để bảo vệ bản thân, như thể sẽ không tạo thêm gánh nặng cho gia đình và sẽ không bị bố mẹ ghét bỏ.

Tuy nhiên, sâu thẳm bên trong, trẻ ại cảm thấy mình không xứng đáng với những điều tốt đẹp, dẫn đến cảm giác thấp kém và tự ti. Trẻ có thể cho rằng việc không dám bày tỏ mong muốn hay nhu cầu của bản thân là cách để tránh xung đột hoặc thất vọng, nhưng trên thực tế, điều này chỉ làm tăng thêm áp lực tâm lý và sự thiếu tự tin.

Thấy con có 4 “ưu điểm” này đừng vội khoe khoang, biểu hiện trẻ đang mắc chứng mặc cảm tự ti nghiêm trọng - 8

Theo đuổi sự hoàn hảo

Có động lực phát triển bản thân điều tốt, nhưng nếu trẻ không chấp nhận bất kỳ khuyết điểm hay luôn trong tình trạng phải cảnh giác, dễ sinh ra mặc cảm tự ti sâu sắc.

Trẻ dường như tự đặt ra một quy tắc nghiêm ngặt rằng phải cố gắng hết sức và dễ bỏ cuộc nếu mắc phải một lỗi nhỏ. Điều này đa phần xuất phát từ việc bố mẹ đặt kỳ vọng quá cao.

Điều đáng lo ngại là trẻ sợ thử những điều mới, vì không thể làm tốt và để lộ những điểm không hoàn hảo. Trẻ dễ bị suy sụp khi gặp phải thất bại và mặc cảm tự ti.

Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu trên, bố mẹ đừng vội vàng sửa đổi hành vi của con. Trước tiên, bố mẹ nên giúp con dần loại bỏ mặc cảm tự ti tiềm ẩn.

Trước hết, hãy dạy trẻ dám nói “Con muốn”. Tất nhiên, điều này đòi hỏi phải khuyến khích trẻ nhiều lần trước khi trẻ có thể làm được.

Thấy con có 4 “ưu điểm” này đừng vội khoe khoang, biểu hiện trẻ đang mắc chứng mặc cảm tự ti nghiêm trọng - 9

Điều đáng lo ngại là trẻ sợ thử những điều mới.

Bố mẹ nên thường nói “Không sao đâu nếu con muốn”. Dần dần, trẻ học cách trở nên tự tin và dũng cảm hơn, không còn kìm nén bản thân để làm hài lòng người khác.

Thứ hai, hãy cho phép trẻ nói “Không”. Ví dụ, nếu trẻ lớn luôn nhường đồ ăn vặt cho em, bố mẹ không nên vội khen con ngoan mà hãy hỏi con trước: "Đây là đồ của con, nếu không muốn nhường con có thể từ chối?"

Ngoài ra, việc để trẻ mắc lỗi trong những việc nhỏ để trưởng thành sẽ hữu ích hơn nhiều so với việc chỉ bảo "Hãy dũng cảm". Điều quan trọng là bố mẹ không nên nhắc đến "sự khôn ngoan" như một tấm huy chương.

Khi trẻ từ bỏ một món đồ chơi, đừng vội nói: "Nhìn xem con tôi khiêm tốn thế nào kìa".

Khi trẻ tin rằng "Mình không cần phải làm hài lòng bất kỳ ai để được yêu thương", trẻ sẽ ngày càng tự tin và có đủ can đảm để là chính mình. Khi có năng lượng, trẻ học cách chia sẻ, khiêm tốn và tiết kiệm đúng cách.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ Bành Phương Lan - cây bút nữ tinh tế của Thủ đô

Nhà thơ Bành Phương Lan - cây bút nữ tinh tế của Thủ đô

Bành Phương Lan - người phụ nữ đa tài, Chủ nhiệm Câu lạc bộ thơ Trung Phụng, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Bành Phương Lan đã sáng tác hai tập thơ “Vườn Thu” - Nxb Hội Nhà văn (2015) và “Bản tình ca bỏ lửng” - Nxb Hội Nhà văn (2021), gần đây nhất là tập thơ “Người đàn bà đến muộn”.