Trẻ càng thông minh càng khó dạy, 3 hành vi "phá hoại" là biểu hiện chỉ số IQ cao
Trẻ có 3 hành vi này cho thấy trí thông minh cao, bố mẹ nên cởi mở và hướng dẫn con phát triển đúng hướng.
Có người nói: “Con càng khó nuôi càng thông minh!” phản ánh một thực tế thú vị trong quá trình nuôi dạy trẻ.
Theo giáo sư tâm lý Li Meijin, trẻ nghịch ngợm chưa hẳn là điều xấu, thực ra, đó có thể là dấu hiệu cho thấy trí não đang phát triển nhanh chóng. Những hành vi tưởng chừng như ngỗ nghịch hay khó kiểm soát có thể là biểu hiện của sự tò mò, khao khát khám phá thế giới xung quanh.
Đặc biệt khi trẻ có 3 hành vi này, bố mẹ nên vui vẻ và hướng dẫn, thay vì cảm thấy bực bội, lo lắng.
Nguồn ảnh: freepik.com.
Trẻ rất tò mò và thích hỏi tại sao
Khi trẻ còn nhỏ, trẻ thể hiện sự tò mò mạnh mẽ về mọi thứ. Trẻ có thể nhìn chằm chằm vào một món đồ chơi đơn giản, con kiến... trong thời gian dài.
Hay thích lục lọi các hộp, tủ ở nhà để nhìn thấy những đồ vật mới lạ được giấu. Trẻ em rất tò mò và luôn quan sát xung quanh, nhưng đôi khi bố mẹ lo lắng con bị tổn thương. Nhưng chính sự tò mò này khiến trẻ cảm nhận được sự kỳ diệu của thế giới.
Có câu nói nói: “Mọi phát minh, sáng tạo trên thế giới đều bắt nguồn từ sự tò mò mạnh mẽ”.
Edison, “Vua phát minh”, là cậu bé khiến các thầy cô phải đau đầu từ khi còn nhỏ. Ông tò mò về mọi thứ, chẳng hạn, anh ấy luôn hỏi:
- “Tại sao một cộng một bằng hai?”
- “Tại sao cá không chết đuối?”
- “Tại sao chiếc ghế lại có bốn chân?”
- “Tại sao trứng lại nở thành gà con?”
- "Tại sao gió lại thổi"...
Trẻ rất tò mò và thích hỏi tại sao.
Đối với Edison, thế giới trước mắt ông là một cuốn phim gồm hàng trăm nghìn câu hỏi tại sao.
Trong cuộc sống, đôi khi bố mẹ mất kiên nhẫn với những câu hỏi của trẻ. Trong mắt một đứa trẻ, vầng trăng trên bầu trời là điều kỳ diệu, chiếc lốp đỡ ô tô hay một cái hố cũng chứa đầy bí ẩn.
Nhà khoa học người Anh Bacon từng nói “Sự tò mò là mầm mống trí tuệ của trẻ, việc đặt câu hỏi là dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển khát khao tìm hiểu kiến thức.”
Mọi thành công đều bắt đầu từ một ý tưởng. Tính tò mò của trẻ là bẩm sinh, nhưng cần được nuôi dỡng đúng cách.
Vì vậy, bố mẹ nên giúp trẻ duy trì sự quan tâm và khám phá. Đồng thời, tạo không gian an toàn, thú vị, đưa trẻ đến với thiên nhiên thường xuyên, kích thích trí tò mò tốt.
Trẻ luôn thắc mắc ý kiến của người lớn
Nếu trẻ liên tục đặt câu hỏi về ý kiến của người lớn, điều đó đôi khi trở thành thách thức cho những bậc phụ huynh quá nghiêm khắc. Họ thường không cho phép trẻ đặt câu hỏi, thậm chí áp đặt quan điểm lên trẻ. Trong mắt bố mẹ nghiêm khắc, việc trẻ đặt câu hỏi có thể đồng nghĩa việc tìm ra lỗi lầm của người lớn.
Tuy nhiên, thực tế trẻ dám đặt câu hỏi cho thấy sự thông minh và dũng cảm. Khổng Tử từng nói: “Nghi ngờ là khởi đầu của suy nghĩ và là kết thúc của việc học.” Câu nói này nhằm thể hiện rõ tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi, sự nghi ngờ và thắc mắc là động lực để trẻ phát triển tư duy phản biện.
Trẻ biết đặt câu hỏi, suy nghĩ và từ đó đạt được sự phát triển cao hơn. Trẻ có dũng khí để bứt phá khỏi những giới hạn đã được định sẵn, khám phá những ý tưởng mới và đổi mới cách nhìn nhận về thế giới xung quanh.
Vì vậy, bố mẹ thay vì cảm thấy khó chịu hay bực bội, hãy xem đây là cơ hội để khám phá và học hỏi cùng nhau. Khuyến khích trẻ suy nghĩ, rèn luyện thói quen sử dụng bộ não. Nhằm giúp trẻ trở nên siêng năng trong việc tư duy, sử dụng trí não hiệu quả.
Trẻ luôn thắc mắc ý kiến của người lớn.
Trẻ thích "phá nhà"
Nhiều bậc bố mẹ phàn nàn về việc trẻ phá mọi thứ. Nhìn bề ngoài, trẻ dường như sở hữu “sức mạnh hủy diệt bất khả chiến bại”, mọi đồ vật trong tầm tay đều có thể trở thành "nạn nhân" của sự tò mò. Tuy nhiên, thực chất, “hủy diệt” chính là lúc trẻ thỏa mãn nhu cầu khám phá. Đó là cách mà trẻ tìm hiểu về cấu trúc, chức năng và cách vận hành của mọi thứ.
Trên thực tế, bố mẹ nên đưa ra những hướng dẫn đúng đắn, hành vi này không hẳn là điều xấu. Một giáo sư đã dành 20 năm để nghiên cứu các nhà khoa học và kỹ sư tài năng trên khắp thế giới, ông nhận thấy rằng họ đều có một điểm chung: “Khả năng thực hành tốt.” Điều này cho thấy rằng trải nghiệm thực tế, ngay cả khi gây ra chút rắc rối, lại là nền tảng phát triển kỹ năng tư duy và sáng tạo.
Suhomlinsky cũng từng nói: “Sự khôn ngoan của một đứa trẻ nằm ở đầu ngón tay.” Điều này nhấn mạnh rằng trẻ có thể sử dụng đôi tay và trí óc một cách thông minh và tự nhiên. Thực tế cho thấy, trẻ thường thích “quậy phá” từ nhỏ. Tuy nhiên, cách mà bố mẹ hướng dẫn mới là điều quan trọng nhất.
Nhiều bậc bố mẹ phàn nàn về việc trẻ phá mọi thứ.
Bố mẹ nên dạy trẻ cách loại bỏ những điều nguy hiểm, nhận thức được giới hạn của mình. Ví dụ, hãy nói cho trẻ biết đồ vật nào có thể tháo rời và đồ vật nào không. Nhằm giúp trẻ khám phá an toàn, hình thành ý thức bảo vệ bản thân và đồ vật.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên khuyến khích trẻ trở thành những người thợ sửa chữa nhỏ, ham gia vào các hoạt động sửa chữa đồ vật đơn giản trong nhà.
Đồng thời, dạy trẻ học cách “dọn dẹp hậu quả” những rắc rối đã gây ra. Khi trẻ biết rằng mọi hành động đều có hậu quả, sẽ học cách suy nghĩ kỹ lưỡng hơn trước khi làm. Hay cùng trẻ làm đồ thủ công, mô hình hay, các dự án nhỏ trong gia đình.
Bình luận