Trẻ lúc nhỏ bám mẹ nhưng càng lớn càng xa cách, chuyên gia chỉ ra sai lầm 90% mẹ Việt mắc phải

Chuyên gia tâm lý nổi tiếng đưa ra 4 nguyên nhân cụ thể khiến trẻ dần xa cách bố mẹ.

Trẻ lúc nhỏ bám mẹ nhưng càng lớn càng xa cách, chuyên gia chỉ ra sai lầm 90% mẹ Việt mắc phải - 1

Khi trẻ ở giai đoạn sơ sinh, sự phụ thuộc vào mẹ là cực kỳ quan trọng. Mẹ mang lại cho con cảm giác an toàn, và khi mẹ không có ở bên, trẻ sẽ tìm kiếm khắp nơi.

Tuy nhiên, khi thời gian trôi qua, một số trẻ bắt đầu thể hiện sự xa cách, thậm chí muốn tránh xa mẹ, điều này thực sự làm các bà mẹ phiền lòng. Bởi mỗi người mẹ đều yêu thương và sẵn lòng làm mọi điều cho con mình, vậy tại có sự xa cách khi trẻ dần lớn lên, một chuyên gia tâm lý nổi tiếng đưa ra 4 nguyên nhân cụ thể cho vấn đề này.  

Trẻ lúc nhỏ bám mẹ nhưng càng lớn càng xa cách, chuyên gia chỉ ra sai lầm 90% mẹ Việt mắc phải - 2

Trẻ lúc nhỏ bám mẹ nhưng càng lớn càng xa cách, chuyên gia chỉ ra sai lầm 90% mẹ Việt mắc phải - 3

Mẹ kiệm lời khen với con

Nhiều bà mẹ rất yêu thương con, nhưng lại không biết cách khen ngợi. Điều này lâu dần có thể ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý và phát triển của con.

Khi trẻ không nhận được sự thể hiện yêu thương hay công nhận cho những thành tựu, nỗ lực của mình, bản thân trẻ dễ có cảm giác tự ti, thậm chí giảm khả năng thử thách và phát triển bản thân. Đồng thời, trẻ cũng tìm kiếm sự chú ý và đánh giá từ nguồn khác ngoài gia đình.

Vì vậy, người mẹ yêu thương con cần nhìn nhận vai trò quan trọng của việc khen ngợi, từ đó học cách biểu đạt sự khích lệ và động viên. Việc này không chỉ tạo ra một môi trường tích cực, mà còn giúp trẻ phát triển tốt hơn về mặt tâm lý và xã hội.

Trẻ lúc nhỏ bám mẹ nhưng càng lớn càng xa cách, chuyên gia chỉ ra sai lầm 90% mẹ Việt mắc phải - 4

Dễ dàng nổi giận với con

Mỗi người có tính cách riêng, có người hiền lành như nước, có người lại nóng nảy. Tuy nhiên, một số bà mẹ có xu hướng nổi giận dễ dàng và thiếu kiểm soát cảm xúc, dẫn đến tình trạng con cái xa cách. 

Hành động này sẽ gây tổn thương cho đứa trẻ, từ mặt tâm lý sẽ tạo ra sự sợ hãi, để lại ấn tượng không tốt cho người mẹ.

Nếu đứa trẻ sống trong sự lo lắng, điều này tạo ra một môi trường không ổn định và căng thẳng, khiến trẻ cảm thấy không an toàn. Khi lớn lên, tự nhiên trẻ sẽ cố ý xa lánh gia đình. 

Trưởng thành từ môi trường này, đứa trẻ dần học theo cách xử lý cảm xúc một cách không lành mạnh. Từ đó dẫn đến việc hình thành cảm xúc tiêu cực, như tức giận, căng thẳng hoặc thích bị cô lập, ảnh hưởng đến quan hệ và phát triển tính cách trong tương lai.

Trẻ lúc nhỏ bám mẹ nhưng càng lớn càng xa cách, chuyên gia chỉ ra sai lầm 90% mẹ Việt mắc phải - 5

Một số bà mẹ có xu hướng nổi giận dễ dàng và thiếu kiểm soát cảm xúc, dẫn đến tình trạng con cái xa cách. 

Trẻ lúc nhỏ bám mẹ nhưng càng lớn càng xa cách, chuyên gia chỉ ra sai lầm 90% mẹ Việt mắc phải - 6

Mối quan hệ của bố mẹ căng thẳng

Trong mỗi gia đình, không thể tránh khỏi mâu thuẫn như giữa vợ chồng. Tuy nhiên, chuyên gia khuyên rằng bố mẹ nên có cách giải quyết mâu thuẫn tinh tế. Không nên kéo con cái vào cuộc tranh cãi, hay phải chịu đựng những căng thẳng của bố mẹ.

Những cuộc tranh cãi của bố mẹ tạo ra môi trường căng thẳng và không ổn định, làm cho trẻ cảm thấy lo lắng, bất an. Trẻ có thể không biết chính xác nguyên nhân của những cuộc cãi nhau nhưng cảm nhận được sự căng thẳng và xung đột trong không khí gia đình.

Nhiều đứa trẻ dần xa cách với bố mẹ khi chứng kiến những cuộc cãi nhau thường xuyên. Trẻ cảm thấy bị bỏ rơi, không được quan tâm đến trong tình huống này. Từ đó dẫn đến một cảm giác cô đơn và tách biệt.

Môi trường gia đình không ổn định gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm lý của trẻ, trở nên thiếu tự tin và khó khăn trong việc tạo ra mối liên kết với người khác.

Để giảm thiểu tác động này, bố mẹ tìm cách giải quyết và giảm căng thẳng trong mối quan hệ của mình. Nếu tình hình không thay đổi, có thể hỗ trợ tư vấn từ các chuyên gia tâm lý, để xử lý các mâu thuẫn nhằm tạo ra môi trường gia đình lành mạnh cho con.

Trẻ lúc nhỏ bám mẹ nhưng càng lớn càng xa cách, chuyên gia chỉ ra sai lầm 90% mẹ Việt mắc phải - 7

Những cuộc tranh cãi của bố mẹ tạo ra môi trường căng thẳng và không ổn định.

Trẻ lúc nhỏ bám mẹ nhưng càng lớn càng xa cách, chuyên gia chỉ ra sai lầm 90% mẹ Việt mắc phải - 8

Yêu công việc quá mức, ít dành thời gian cho con

Ngày nay, với cuộc sống bận rộn và áp lực công việc, các bậc bố mẹ trẻ thường dành ít thời gian cho con cái. Đặc biệt đối với các bà mẹ, thời gian nghỉ thai sản khoảng 6 tháng tuổi, sau đó phải trở lại công việc.

Khi bố mẹ không dành đủ thời gian cho con, có thể gây ra sự thiếu kết nối và gắn bó trong gia đình. Trẻ dần cảm thấy bị bỏ rơi, không có sự ủng hộ hay quan tâm từ phía bố mẹ. Điều này dẫn đến mối quan hệ trong gia đình dần xa cách. Đứa trẻ thiếu sự quan tâm và tương tác của bố mẹ cũng dễ gặp phải các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm, hay tự ti.

Từ những vấn đề trên, đứa trẻ dần cảm thấy xa lạ, thiếu gắn bó với mẹ. Do đó, trong quá trình nuôi dưỡng, bố mẹ nên tạo ra thời gian và sự quan tâm đặc biệt cho con.

Hãy giảm bớt sự căng thẳng và chỉ trích, thay vào đó nên tập trung vào việc xây dựng một mối quan hệ mẹ con tình cảm và tốt đẹp. Thông qua việc này, trẻ sẽ cảm nhận được không khí gia đình ấm áp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lành mạnh về sau.

Trẻ lúc nhỏ bám mẹ nhưng càng lớn càng xa cách, chuyên gia chỉ ra sai lầm 90% mẹ Việt mắc phải - 9

Khi bố mẹ không dành đủ thời gian cho con, có thể gây ra sự thiếu kết nối và gắn bó trong gia đình.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Phát động Cuộc thi ảnh

Phát động Cuộc thi ảnh "Đất nước ngàn hoa"

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và 50 năm Ngày Báo Sài Gòn Giải Phóng xuất bản số đầu tiên (5/5/1975 - 5/5/2025) Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Cuộc thi ảnh “Đất nước ngàn hoa”.