Trẻ sinh ra không tự nhiên giỏi mà cần được khai sáng, 4 đặc điểm chung của bố mẹ dạy con thành đạt
Những phụ huynh dạy con giỏi giang thường có một số đặc điểm chung.
Mới đây, trên diễn đàn về giáo dục tại Trung Quốc, một giáo viên với hơn 20 năm kinh nghiệm đã chia sẻ rằng, qua nhiều năm làm việc, ông đã chứng kiến sự trưởng thành và thay đổi của vô số trẻ em.
Những trải nghiệm này giúp ông hiểu sâu sắc về sự phát triển của trẻ, cũng như mở ra những góc nhìn mới về vai trò của bố mẹ trong quá trình này.
Ông nhận thấy rằng, phụ huynh có một số đặc điểm chung sau đây thường nuôi dạy nên những đứa trẻ lớn lên thành đạt.
Bố mẹ xem trọng giáo dục nhưng không tập trung vào điểm số
Kiểu bố mẹ này nhận thức rõ tầm quan trọng của kiến thức và sẽ chủ động tạo ra môi trường học tập tốt cho con, khuyến khích học tập chăm chỉ.
Bố mẹ tạo ra không gian học tập thoải mái và yên tĩnh, nơi trẻ có thể tập trung vào việc học mà không bị phân tâm. Đồng thời, cũng thường xuyên tham gia vào quá trình học, cùng con làm bài tập, thảo luận về những chủ đề thú vị. Mục tiêu giúp con đạt điểm cao, khơi gợi niềm đam mê học hỏi trong trẻ.
Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, bố mẹ sẽ không xem điểm số là tiêu chí duy nhất để đánh giá trẻ em. Thay vào đó, tập trung nhiều hơn vào việc bồi dưỡng phẩm chất như đạo đức, khả năng tư duy và tinh thần sáng tạo.
Những bậc phụ huynh này thường khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, nghệ thuật và thể thao, nhằm phát triển các kỹ năng xã hội và khả năng làm việc nhóm.
Một phụ huynh cũng chia sẻ câu chuyện của mình. Khi con thi trượt, anh không la mắng. Thay vào đó, anh phân tích lý do cùng con, khuyến khích con học hỏi từ thất bại và vun đắp khả năng phục hồi.
Anh đã dành thời gian để cùng con xem xét lại các bài thi, tìm hiểu những chỗ con chưa hiểu rõ và cùng đưa ra những giải pháp để cải thiện.
Nêu gương bằng cách đi đầu
Bố mẹ là người thầy đầu tiên, nên lời nói cũng như hành động sẽ tác động đến sự hình thành nhân cách và thói quen của trẻ. Không chỉ đơn thuần là người nuôi dưỡng, bố mẹ còn là những tấm gương phản chiếu những giá trị mà mình muốn truyền đạt đến con. Những đức tính như trung thực, chăm chỉ, lạc quan... đều được hình thành từ những trải nghiệm hàng ngày và cách bố mẹ thể hiện bản thân.
Bố mẹ của những đứa trẻ triển vọng thường có những thói quen và đức tính tốt, trẻ nhìn thấy và học hỏi từ đó. Dưới sự hướng dẫn và làm gương như vậy, trẻ sẽ tự nhiên phát triển những phẩm chất tuyệt vời.
Chẳng hạn, nếu bố mẹ thể hiện sự trung thực trong cuộc sống hàng ngày, trẻ sẽ học được rằng sự thật là điều quan trọng và không nên bị đánh đổi.
Ví dụ, nếu bố mẹ thích đọc sách, trẻ cũng sẽ phát triển thói quen đọc sách tốt và có kho kiến thức phong phú, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.
Khi bố mẹ thường xuyên chia sẻ những câu chuyện từ sách, thảo luận về ý nghĩa và bài học trong đó, trẻ học được kiến thức, phát triển tư duy phản biện và khả năng giao tiếp.
Biết lắng nghe và tôn trọng trẻ
Bố mẹ sẽ biết cách lắng nghe suy nghĩ, cảm xúc, tôn trọng sự lựa chọn cũng như quyết định của con. Bố mẹ hiểu rằng mỗi đứa trẻ đều có những ước mơ và nguyện vọng riêng, việc khuyến khích trẻ theo đuổi đam mê sẽ góp phần hình thành nhân cách tự tin và độc lập.
Khi trẻ gặp vấn đề, không đưa ra câu trả lời trực tiếp mà thay vào đó, hướng dẫn tự suy nghĩ và tìm ra giải pháp. Cách tiếp cận này bồi dưỡng tư duy độc lập, giúp trẻ phát triển khả năng giải quyết vấn đề.
Chẳng hạn, trẻ muốn tham gia câu lạc bộ cờ vua. Mặc dù bố mẹ lo lắng việc này có thể ảnh hưởng đến học tập, nhưng vẫn tôn trọng sự lựa chọn, thỏa thuận rõ ràng về quản lý thời gian, nhận thức được trách nhiệm của bản thân.
Bố mẹ cũng có thể theo dõi quá trình học tập của con khéo léo, đặt câu hỏi mở để trẻ tự suy nghĩ về những gì mình đã học được từ câu lạc bộ. Ví dụ, có thể hỏi: "Con đã học được gì từ các bạn trong câu lạc bộ?" hoặc "Có điều gì khó khăn con phải vượt qua không?" nhằm kích thích tư duy trẻ, tạo cơ hội tự phản ánh về quá trình trải nghiệm của mình.
Dành cho trẻ đủ sự bầu bạn và chăm sóc
Sự phát triển của trẻ cần có đồng hành của bố mẹ. Bố mẹ của những đứa con triển vọng thường dành thời gian bên con dù bận rộn với công việc, để con cảm nhận được sự ấm áp và chăm sóc của gia đình.
Sự đồng hành này là nỗ lực thực sự để hiểu được nhu cầu và tâm lý của trẻ, đồng thời hỗ trợ và động viên khi trẻ gặp khó khăn.
Ví dụ, bố mẹ đi cùng trong buổi tập luyện trước khi trẻ tham gia một cuộc thi, hỗ trợ về mặt tinh thần để trẻ tự tin đối mặt với thử thách.
Vậy bố mẹ nên làm thế nào để trở thành bố mẹ tốt cho con noi theo?
Trước hết, bố mẹ thiết lập quan niệm giáo dục đúng đắn, từ bỏ tư tưởng chỉ chú trọng vào thành tích, chú ý đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Thứ hai, hãy chú ý đến lời nói và hành động của mình, không ngừng hoàn thiện bản thân và làm gương tốt cho con.
Hơn nữa, hãy học cách suy nghĩ từ góc nhìn của người khác, thực sự bước vào thế giới nội tâm và lắng nghe tiếng nói của trẻ.
Cuối cùng, hãy sắp xếp thời gian hợp lý, xem việc đồng hành là nhiệm vụ quan trọng và để trẻ được lớn lên trong sự nuôi dưỡng của tình yêu thương.
Vì vậy, nếu bố mẹ có thể nắm được 4 điểm chung trên và áp dụng đúng vào thực tế, trẻ sẽ có tương lai tươi sáng và cuộc sống tuyệt vời.
Bình luận