Trẻ sơ sinh tập đi, 3 hiểu lầm này dễ khiến con không có chân thẳng đẹp nhưng nhiều bố mẹ Việt thường mắc phải

Trẻ đến giai đoạn tập đi, nhiều bố mẹ sẽ dành sự quan tâm hướng dẫn và giúp đỡ để quá trình này diễn ra suôn sẻ nhất với bé, nhưng tuyệt đối đừng hiểu lầm 3 điều sau.

Trẻ sơ sinh tập đi, 3 hiểu lầm này dễ khiến con không có chân thẳng đẹp nhưng nhiều bố mẹ Việt thường mắc phải - 1

Dáng đi là vấn đề được hầu hết tất cả các bậc bố mẹ rất coi trọng, và thường xem đó là nền tảng để trẻ khỏe mạnh, thông minh và tài giỏi. Nếu con biết đi muộn hơn những đứa trẻ khác, bố mẹ sẽ hoảng sợ và tự đặt ra rất nhiều câu hỏi, tại sao con không biết đi? Đó là sự thiếu hụt canxi hay một vấn đề liên quan đến sự phát triển? Có cần đưa con đến bệnh viện để khám không?

Trên thực tế, có một sự khác biệt cá nhân trong sự phát triển của trẻ em, và thời gian biết đi tự nhiên cũng khác nhau, một số sớm hơn và một số muộn hơn, đó là điều rất bình thường. 

Hơn nữa, theo "Mẫu kiểm tra sàng lọc sự phát triển của Denver" cho thấy, nhìn chung thời gian trẻ sơ sinh có thể tự đứng vững là từ 10-13 tháng, giai đoạn giữa hơn 13 tháng; đến khoảng 14 tháng, hầu hết trẻ sơ sinh có thể thành thạo các kỹ năng đi.

Vì vậy, bố mẹ không cần quá lo lắng về thời gian tập đi của trẻ, chỉ cần thể trọng của trẻ phát triển bình thường, các cử động lớn phát triển tốt thì sẽ không có vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu sau 18 tháng mà bé vẫn chưa biết đi thì rất có thể bé đang gặp vấn đề về phát triển, bố mẹ phải đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.

Ngoài ra, bố mẹ phải quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ và tốt nhất là nên tránh xa 3 “hiểu lầm” trong quá trình tập đi của trẻ.

Bé đang tập đi, 3 hiểu lầm này "dễ hại bé" nhưng nhiều bố mẹ thường mắc phải

Trẻ sơ sinh tập đi, 3 hiểu lầm này dễ khiến con không có chân thẳng đẹp nhưng nhiều bố mẹ Việt thường mắc phải - 2

Trẻ sơ sinh tập đi, 3 hiểu lầm này dễ khiến con không có chân thẳng đẹp nhưng nhiều bố mẹ Việt thường mắc phải - 3

Bỏ qua giai đoạn tập bò để tập đi 
Khi nói đến việc cho trẻ tập đi, chắc hẳn nhiều mẹ đã từng nghe câu: “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”. Nói đến đây, hầu hết bố mẹ cũng đã có thể hình dung được quy trình phát triển tự nhiên của mỗi đứa trẻ và tầm quan trọng của việc tập bò trước khi tập đi cho trẻ.

Vậy, những đứa trẻ biết đi mà không biết bò, hoặc bắt đầu biết đi vào tháng thứ 7 hoặc tháng thứ 8 có thực sự thông minh và có năng lực? Trên thực tế, nhiều đứa trẻ thông minh và có năng lực như thế là do bị bố mẹ ép buộc.

Một số bố mẹ bắt đầu tập cho bé thói quen đứng dậy sớm, tay xách nách đi, hoặc một số bố mẹ đặt bé vào xe tập đi và bắt bé phải đứng và tập đi... Những hành vi này không chỉ khiến bé không có cơ hội trực tiếp thực hiện các động tác tập bò, mà còn vi phạm tiến trình phát triển vận động lớn ở trẻ. Quy luật mà vốn dĩ sẽ ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển lành mạnh của bé về sau này.

Bò có rất nhiều lợi ích mà đứng và đi không thể thay thế được, chẳng hạn như tăng cường cơ bắp, thúc đẩy sự phát triển phối hợp của các chi, tạo nền tảng tốt cho việc tập đi (nói chung, trẻ đã biết bò sẽ đi trơn tru và uyển chuyển hơn); ham muốn khám phá, để trẻ chủ động tiếp nhận cái mới, thúc đẩy phát triển khả năng nhận thức (khi trẻ biết bò, khả năng ngôn ngữ tương đối phát triển).

Bò cũng có thể thúc đẩy liên kết thần kinh giữa não lớn và não nhỏ, để các sợi thần kinh đan xen vào nhau thành mạng lưới, cải thiện cấu trúc của hệ thần kinh não bộ; rèn luyện khả năng cân bằng và tốc độ phản ứng của tiểu não, thúc đẩy sự phát triển của các cử động tinh, kích thích sự phát triển cân đối của não trái và não phải, đồng thời để bé có được 3 khả năng của con người (trí thông minh, hiểu biết, trí nhớ) song hành cùng nhau và phát triển nhanh chóng.

Trẻ sơ sinh tập đi, 3 hiểu lầm này dễ khiến con không có chân thẳng đẹp nhưng nhiều bố mẹ Việt thường mắc phải - 4

Tập bò trước khi tập đi, sẽ giúp cho kỹ năng vận động của trẻ phát triển, giúp việc tập đi sau này dễ dàng hơn.

Trẻ sơ sinh tập đi, 3 hiểu lầm này dễ khiến con không có chân thẳng đẹp nhưng nhiều bố mẹ Việt thường mắc phải - 5

Cho bé sử dụng xe tập đi sớm

Từ trước đến nay, xe tập đi thường được ca ngợi là “trợ thủ đắc lực của trẻ nhỏ”. Nhiều bậc bố mẹ đã cho con mình sở hữu một chiếc, điều này giúp bố mẹ có thể rảnh tay, để bé ngồi trong xe tập đi, tự di chuyển và chơi đùa. Tuy nhiên, xe tập đi không phải là thứ đồ hoàn toàn tốt, đôi khi sẽ rất có hại cho bé.

Xe tập đi cố định bé trong một không gian nhỏ, khiến bé chỉ có thể đứng, cử động và di chuyển ở một phạm vi giới hạn, khiến bé mất cơ hội thực hiện các động tác lớn như ngồi xổm, đứng dậy, bò, cúi người,... là các bài tập để rèn luyện sức mạnh cơ bắp. Các động tác nâng cao khả năng phối hợp, phát triển chậm nếu không tập luyện đầy đủ, thì ngay cả khi em bé bắt đầu biết đi sớm, cũng sẽ có thể khó đi được trơn tru.

Sử dụng xe tập đi sớm và lâu dài có thể gây biến dạng xương. Điều này là do xương của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, cơ chân còn yếu không thể nâng đỡ toàn bộ cơ thể, nếu tập đứng và đi quá sớm chắc chắn sẽ làm tăng áp lực lên chân, ảnh hưởng đến sự phát triển của chân.

Hơn nữa, xương của bé rất giàu canxi, khối lượng nhẹ hơn và tương đối mềm nên xe tập đi của bé trượt nhanh hơn. Để hợp tác với xe tập đi, bé phải rặn thật mạnh để di chuyển về phía trước, sau một thời gian dài như thế, rất dễ khiến xương chân bị uốn cong, tạo thành chân vòng kiềng.

Khi sử dụng xe tập đi, nếu bé hơi thấp (ngắn hơn khung tập đi) thì thường bị trượt kiễng chân. Lâu dần, bé cũng sẽ hình thành tư thế đi vô cùng xấu. Xe tập đi nguy hiểm hơn và thường mang lại một số nguy hiểm không ngờ cho trẻ. Theo thống kê của Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 8.800 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 15 tháng tuổi bị thương do sử dụng xe tập đi.

Trước hết, xe tập đi có ròng rọc và rất nhanh, bé ngồi trong xe tập đi có thể di chuyển được quãng đường 1m/giây. Khi phía trước có nguy hiểm bất ngờ, bé hoàn toàn không thể dừng xe, dẫn đến việc mất thăng bằng, dễ khiến đứa trẻ bị văng ra ngoài (nếu đường không bằng phẳng, hoặc vươn tay lấy đồ rất dễ bị lật).

Cuối cùng là do trẻ nhỏ rất tò mò, thiếu ý thức về an toàn nên bé có thể "cưỡi" xe tập đi đến những khu vực nguy hiểm, chạm vào những đồ vật nguy hiểm và khiến bản thân bị thương.

Trẻ sơ sinh tập đi, 3 hiểu lầm này dễ khiến con không có chân thẳng đẹp nhưng nhiều bố mẹ Việt thường mắc phải - 6

Lạm dụng xe tập đi nhiều sẽ làm cản trở quá trình phát triển tự nhiên của trẻ.

Trẻ sơ sinh tập đi, 3 hiểu lầm này dễ khiến con không có chân thẳng đẹp nhưng nhiều bố mẹ Việt thường mắc phải - 7

Thường xuyên đi giày cho bé tập đi

Khi bé tập đi nên đi giày hay đi chân trần? Nói chung, hầu hết bố mẹ sẽ chuẩn bị giày cho trẻ mới biết đi, điều này có thể bảo vệ đôi chân nhỏ bé của trẻ khỏi bị lạnh và bị thương. Nhưng đối với một đứa trẻ mới tập đi và chưa biết đi, chân trần tốt hơn là đi giày.

Khi đi chân trần, để đứng vững, bé sẽ dùng ngón chân bám vào mặt đất, tìm kiếm cảm giác thăng bằng và phối hợp. Nếu được mang giày, bé sẽ khó tìm được cảm giác thăng bằng và phối hợp thông qua đôi chân của mình. Ngón chân dưới sự cản trở của giày sẽ khiến cho hiệu quả luyện tập không tốt bằng chân trần.

Khi đi chân trần, các dây thần kinh bàn chân của bé có thể trực tiếp cảm nhận được áp lực từ mặt đất, có thể cảm nhận rõ hơn sự thay đổi độ cao của mặt đất, rèn luyện các cơ và dây chằng của lòng bàn chân, đồng thời thúc đẩy quá trình hình thành vòm bàn chân. Điều này cũng rất tốt cho sự phát triển của đôi chân trẻ.

Vì vậy, khi mới tập đi, bố mẹ có thể cho bé tập đi chân trần, không cần lo lắng về việc phải xỏ giày cho bé. Nếu nhiệt độ thấp và mặt đất hơi lạnh, bố mẹ hoàn toàn có thể đi tất khó tuột và có dải chống trượt lót trên sàn nhà, để tạo sự thoải mái và ôm sát đôi chân trần của trẻ.

Trẻ sơ sinh tập đi, 3 hiểu lầm này dễ khiến con không có chân thẳng đẹp nhưng nhiều bố mẹ Việt thường mắc phải - 8

Tập đi chân trần sẽ giúp đôi chân của trẻ nhạy bén và linh hoạt hơn, so với mang giày để tập đi.

Kiều Trang

Tin liên quan

Tin mới nhất

Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật

Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật

“Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật” là một hội thảo ý nghĩa được tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), giúp lan tỏa những giá trị của Điện Biên Phủ trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Đồng thời, thúc đẩy sự thăng hoa, bền bỉ, nuôi dưỡng cảm xúc sáng tạo cho các văn ng

(Ảnh) “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Thăm và phát động cuộc thi vẽ tranh tại Trường Tiểu học Him Lam

(Ảnh) “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Thăm và phát động cuộc thi vẽ tranh tại Trường Tiểu học Him Lam

Trong khuôn khổ chương trình “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”, đoàn đại biểu là các văn nghệ sĩ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã có dịp đến thăm và tặng quà cho học sinh Trường Tiểu học Him Lam, đồng thời phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Hoan Hô chiến sỹ Điện Biên”. Sự kiện do Thời báo Văn học nghệ thuật, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Điệ