Trẻ thích cãi lại mẹ đừng vội quát mắng, dùng 4 câu "thần thánh" này hiệu quả hơn nhiều
Cách bố mẹ giao tiếp có thể dạy dỗ đứa trẻ hay cãi lời trở nên ngoan hơn.
Khi trẻ cãi lại, nhiều phụ huynh cảm thấy rằng con đã học được điều xấu, trở nên "bất tuân".
Nhưng thực tế, hành vi cãi lại của trẻ là một quá trình cần thiết trong quá trình phát triển và là hiện tượng phổ biến. Bố mẹ không nên lo lắng nhưng cần chú ý xử lý đúng đắn hành vi này.
Kiểu hành vi này khiến bố mẹ cảm thấy trẻ đang ở trạng thái “không thể kiểm soát”, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi dạy. Nếu trẻ không được giáo dục, có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về sau.
Tại sao trẻ hay cãi lại? Chủ yếu là vì những lý do này
Ảnh hưởng của bố mẹ
Khi trẻ cãi lại, thực ra có liên quannhiều đến bố mẹ. Ví dụ, bố mẹ thường rất bận rộn với công việc và không nhận ra tầm quan trọng giao tiếp và đồng hành cùng con. Điều này có thể khiến trẻ phát triển tính cách thích tách biệt mọi thứ cho cuộc sống của mình.
Trong bối cảnh này, nếu bố mẹ can thiệp vào các quyết định, thói quen, hành vi,... có thể khiến trẻ không hài lòng và dẫn đến cãi vã.
Nói cách khác, bố mẹ dành quá ít thời gian và thiếu đầu tư về mặt tình cảm, nên mối quan hệ nên yếu ớt, dẫn đến việc bố mẹ không có uy tín trong lòng trẻ và trẻ tự nhiên không nghe lời.
Ngoài ra, sự thiếu tôn trọng, bỏ bê và thờ ơ của bố mẹ có thể kích thích hành vi cãi lời ở trẻ.
Hiện tượng bình thường khi phát triển đến một độ tuổi nhất định
Khi trẻ đạt đến một giai đoạn phát triển nhất định, sẽ có xu hướng nói lại nhiều hơn. Ví dụ, khi ý thức cá nhân mới được hình thành, tức là trẻ được 2 hoặc 3 tuổi, có thể nói lại.
Trẻ cũng cãi lời khi bước vào giai đoạn đầu của trường tiểu học, khoảng 6 hoặc 7 tuổi. Nguyên nhân là do trẻ đã thành thạo quá nhiều kỹ năng cá nhân ở giai đoạn này và cảm thấy mình "có năng lực" hơn.
Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, khoảng 12 tuổi, có xu hướng cãi lời thường xuyên hơn.
Bởi lúc này cơ thể trẻ sẽ trải qua những thay đổi, trình độ văn hóa đạt đến một tầm cao mới, hiểu biết về xã hội và thế giới trở nên sâu sắc hơn, vì vậy mong muốn bộc lộ bản thân.
Nói cách khác, trẻ cãi lời khi đạt đến giai đoạn phát triển "phản kháng".
Yếu tố tâm lý
Nếu trẻ gặp một số vấn đề tâm lý, có thể trở nên nóng tính và cãi lại. Những vấn đề này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm căng thẳng trong gia đình, áp lực từ bạn bè, hoặc thậm chí những thay đổi trong môi trường sống.
Khi trẻ không biết cách diễn đạt cảm xúc hoặc giải quyết những cảm giác tiêu cực, thường phản ứng bằng cách nổi giận hoặc cãi lại.
Ngoài ra, tình trạng sức khỏe không được cải thiện, hoặc trẻ bị kích thích theo cách nào đó, cũng dẫn đến hành vi này.
Ví dụ, trẻ đang mắc một bệnh lý, hoặc có những triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, vì vậy dễ trở nên cáu kỉnh và dễ nổi nóng.
Khi trẻ bắt đầu cãi lại, bố mẹ nên học cách nói 4 câu này thường xuyên hơn
Quy trình 4 bước: Nói ra sự thật - nói về cảm xúc - bày tỏ ý kiến riêng - thương lượng.
Nói “sự thật”: "Mẹ thấy tóc bẩn rồi!"
Nhiều bậc phụ huynh thường thích “trách móc” con ngay, khiến trẻ khó nghe lời.
Trong trường hợp này, bố mẹ hãy áp dụng bước nói ra "sự thật" và để trẻ tự đánh giá xem sự thật đó là tốt hay xấu và quyết định phải làm gì.
Ví dụ tình huống, nếu tóc của trẻ rất bẩn nhưng mãi không chịu gội đầu, mẹ có thể nói, "Mẹ thấy tóc con rất bẩn, buổi chìu chúng ta gội cùng nhau nhé!", khi nhận ra vấn đề từ bản thân, trẻ sẽ ít có khả năng cãi lại.
Nói về “cảm xúc”: Tóc con bẩn và điều đó khiến mọi người cảm thấy không thoải mái.”
Khi giải quyết một số câu hỏi của trẻ, bố mẹ nên bày tỏ cảm xúc và cho trẻ hiểu những điều này sẽ khiến mọi người cảm thấy thế nào.
Ví dụ, sau khi nói sự thật ở trên, trẻ vẫn không chịu gội đầu, mẹ có thể nói, “Tóc con bẩn và điều đó khiến mọi người cảm thấy không thoải mái.” Bằng cách này, trẻ cũng nhận ra rằng “bẩn” sẽ ảnh hưởng đến giao tiếp.
Bày tỏ ý kiến của riêng từ bố mẹ: "Mẹ nghĩ tóc con sẽ sạch và thơm hơn sau khi gội"
Sau đó, bố mẹ có thể đưa ra ý kiến riêng, và mong muốn trẻ lắng nghe.
Tuy nhiên, bố mẹ nên cẩn thận khi diễn đạt theo "ý kiến riêng", chẳng hạn như "Mẹ nghĩ tóc con sẽ sạch sau khi gội" thay vì "Con nên gội đầu nhanh".
Bởi câu đầu tiên chỉ là ý kiến, và trẻ có quyền chủ động nghe hoặc không nghe, trong khi câu thứ hai lại là “mệnh lệnh”, thiếu sự tôn trọng và khiến trẻ khi nghe thấy sẽ muốn cãi lại.
Sử dụng ngôn ngữ “đàm phán”: “Nếu gội đầu bây giờ, mẹ sẽ cho con 10 phút chơi đồ chơi sau đó. Con thấy sao?”
Khi bố mẹ mong đợi trẻ làm điều gì đó, nên sử dụng ngôn ngữ "thương lượng".
Ví dụ, nếu trẻ vẫn từ chối gội đầu sau khi chúng ta đã bày tỏ ý kiến, hãy "thương lượng" thay vì ép buộc.
Khi trẻ được tôn trọng và quan tâm đúng mức, sẽ nghe lời bố mẹ và ít cãi lại hơn.
Lời khuyên từ chuyên gia: Khi trẻ cãi lại, bố mẹ không nên vội vàng quát mắng,. Thay vào đó, hãy cố gắng bình tĩnh, tìm hiểu lý do tại sao trẻ cãi lại và sử dụng các phương pháp phù hợp để giao tiếp, nhằm giảm khả năng trẻ phát triển những tính cách không tích cực.
Bình luận