Truyện cổ tích: Người bạn ít nói

Câu chuyện khuyên răn chúng ta chớ nên coi thường những người bạn bé nhỏ, yếu ớt và hiền lành. 

Truyện cổ tích: Người bạn ít nói - 1

Truyện cổ tích: Người bạn ít nói - 2

Nội dung truyện cổ tích người bạn ít nói

Suốt đời mình, Ốc Sên không hề nói một câu. Ốc Sên sống một mình một nhà. Khi đi đâu, nó lại khiêng theo cả mái nhà trên lưng. Ốc Sên yếu lắm.

Chẳng vậy mà ai cũng ví “Yếu như Sên”. Do ít nói và yếu, Ốc Sên hay bị khinh thường. Nhưng rồi một hôm, một sự việc xảy ra khiến ai cũng phải ngạc nhiên.

Số là lâu nay, tại khu vườn này có nạn Rết. Mụ Rết tinh quái này sống lâu và hung dữ hết chỗ nói. To mập như bác Trâu, khi bị Rết cắn vào bụng cũng phải ngã lăn đùng ra.

Rết chỉ sợ có chú Gà Trống. Vô phúc gặp Gà, Rết chỉ có tan thây. Nhưng Rết khôn lắm. Đợi lúc chập choạng tối, Gà đã lên chuồng, nó mới mò ra tung hoành.

Đêm hôm ấy, Nghé và Bê than thở với nhau. Bê nói:

– Mình sợ Rết lắm!

Nghé lo lắng:

– Mình cũng sợ Rết lắm! Trời tối như thế này thì không còn ai trị [6] được Rết nữa đâu.

Bê ao ước:

– Giá có ai trị được Rết giúp anh em ta nhỉ!

Truyện cổ tích: Người bạn ít nói - 3

Ảnh minh họa.

Nghé nhìn xung quanh, thất vọng:

– Chẳng có ai hết cả.

Bỗng, một tiếng nói rất nhỏ cất lên như hơi gió thoảng:

– Có chứ!

Nghé và Bê đầu ngơ ngác hỏi:

– Ai, ai đó?

– Tôi, tôi là Ốc Sên đây!

– Liệu anh làm gì được Rết?

– Được chứ! Rồi các anh chờ coi.

Nửa đêm, Rết bò ra. Nó ngoe nguẩy đuôi râu và hàng trăm cái chân. Nó dừng lại đánh hơi. Nghé và Bê sợ xanh mắt. Nhưng Ốc Sên đã có mặt đấy rồi.

Nó từ từ bò tới. Nghé và Bê tưởng Ốc Sên sẽ xông vào cắn chết Rết. Nhưng không, chú ta chỉ bò xung quanh Rết thôi. Hết vòng nọ đến vòng kia. Cái vòng xoắn ốc cứ nhỏ dần.

Rết đã nhìn thấy Ốc Sên. Mụ ta rùng mình, hàng trăm chân dựng lên trông tua tủa. Nghé và Bê lo lắng, sợ là Ốc Sên sẽ bị Rết cắn chết. Đúng lúc đó, Ốc Sên đã bò sát vào Rết rồi từ từ quay ra.

Rết lồng lộn giữa vòng vây do Ốc Sên vẽ bằng nước dãi của mình. Sau cùng, Rết liều lĩnh vượt qua vòng vây. Lập tức nó quằn quại, rụng rời. Trăm chân của nó vừa chạm tới vết dãi của Ốc Sên đã rơi ra như bị vặn gãy.

Mụ Rết hết đời. Ốc Sên đã bò đi xa. Nghé và Bê thì đứng ngây ra mà nhìn xác Rết, không còn nhớ là phải cảm ơn anh Ốc Sên nữa. Thật là một sự lạ kì!

Truyện cổ tích: Người bạn ít nói - 4

Bài học hay từ truyện cổ tích

Truyện cổ tích: Người bạn ít nói - 5

Câu chuyện khuyên răn chúng ta chớ nên coi thường những người bạn bé nhỏ, yếu ớt và hiền lành. 

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Triển lãm Sách chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô giới thiệu hơn 500 tư liệu quý hiếm

Triển lãm Sách chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô giới thiệu hơn 500 tư liệu quý hiếm

Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10//2024), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm Sách Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Tôn vinh những tình yêu lớn dành cho Thủ đô Hà Nội

Tôn vinh những tình yêu lớn dành cho Thủ đô Hà Nội

Chiều 8/10, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Lễ trao giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội. Giải thưởng năm nay diễn ra vào dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), do đó chương trình trao giải được tổ chức kết hợp với hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống và triển lãm những tác phẩm xuất sắc nhất được đề cử.

Những địa danh sông nước - biểu tượng của Thăng Long - Hà Nội qua ca dao, tục ngữ

Những địa danh sông nước - biểu tượng của Thăng Long - Hà Nội qua ca dao, tục ngữ

Thăng Long với nghĩa Rồng bay lên là biểu tượng văn hoá tuyệt đẹp đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam và người Hà Nội từ hơn 1000 năm nay. Biểu tượng này gắn liền với sông nước, trời xanh của Thăng Long – Hà Nội xưa và nay. "Đại Việt sử ký toàn thư" đã ghi rõ rồng bay lên trong khung cảnh có sông nước, có thuyền ngự của vua: “Mùa thu, tháng Bảy năm Canh Tuất (1010) vua từ th