Vào ngày cưới của em gái chồng, tôi bỏ phong bì 10 triệu nhưng chú rể lại đưa cho tôi 200 triệu

Thời gian trôi qua, cũng đến ngày em gái chồng kết hôn. Em rể là một người chu đáo, xuất thân trong một gia đình khá giả. Thấy em tìm được bến đỗ tốt, tôi cũng mừng.

Khi tôi lấy chồng, bố chồng đã qua đời, trong nhà chỉ còn lại mẹ chồng và một cô em chồng còn nhỏ. Mặc dù gia đình chồng không khá giả, tôi vẫn quyết tâm kết hôn với anh vì chúng tôi thật lòng yêu nhau. Khi đó, cô em chồng còn nhỏ và sức khỏe của mẹ chồng cũng không tốt nên sau cưới, chúng tôi sống cùng nhà với mẹ chồng và em chồng để tiện chăm sóc họ.

Cuộc sống sau kết hôn thật không dễ dàng. Chúng tôi làm việc chăm chỉ, nhưng tất cả tiền kiếm được đều phải chi cho việc chữa bệnh của mẹ chồng và học phí của cô em chồng. Mỗi khoản chi đều tốn kém, nhưng tôi vẫn luôn cố gắng để hỗ trợ gia đình chồng.

Tuy nhiên, khi toàn bộ số tiền trong nhà đã tiêu sạch, bệnh tình của mẹ chồng vẫn không thuyên giảm. Sau khi bà qua đời, gia đình tôi còn phải gánh thêm một khoản nợ khiến cuộc sống càng trở nên chật vật.

Vào ngày cưới của em gái chồng, tôi bỏ phong bì 10 triệu nhưng chú rể lại đưa cho tôi 200 triệu - 1

Nhà nghèo, mẹ chồng ốm đau quanh năm, đã vậy còn phải lo cho em gái chồng học hành khiến vợ chồng tôi sống rất chật vật. (Ảnh minh họa)

Khi đó, em gái chồng tôi mới học cấp 2, còn con gái tôi vừa tròn 2 tuổi. Hai vợ chồng tôi đã làm việc cật lực từ sáng đến tối để kiếm tiền trả nợ, nuôi sống gia đình, lo cho con gái và em ăn học. Dù khoản nợ dần vơi, nhưng thật không may, trả hết nợ chưa bao lâu thì chồng tôi lại gặp tai nạn lao động và qua đời.

Đó là một cú sốc lớn với gia đình tôi, nhưng người mất đã mất, người sống vẫn phải sống. Tôi phải cố gắng để nuôi con gái và lo cho em gái chồng.

Không lâu sau khi chồng qua đời, bố mẹ tôi thúc giục tôi tái hôn, giới thiệu không ít đối tượng cho gặp mặt. Tuy nhiên, tôi từ chối tất cả vì tôi không màng tới chuyện yêu đương nữa. Hơn nữa, nếu tôi mang theo con gái đi tái hôn thì em gái chồng còn nhỏ như vậy biết xoay sở như thế nào.

Những ngày sau đó, tôi cố gắng làm việc kiếm tiền. Ngày thường em gái chồng cũng giúp tôi làm một số việc nhà, trông con cho tôi.

Em học rất giỏi, quyết tâm học hành và cuối cùng đã thi đỗ vào một trường đại học danh tiếng. Ngày em thông báo đỗ đại học, tôi vừa mừng vừa lo, bởi khoản tiền học phí không hề nhỏ. Nhưng tôi quyết tâm, dù thế nào đi chăng nữa cũng phải lo cho em học xong đại học.

Vào ngày cưới của em gái chồng, tôi bỏ phong bì 10 triệu nhưng chú rể lại đưa cho tôi 200 triệu - 2

Ngày em gái chồng thông báo trúng tuyển đại học, tôi vừa mừng vừa lo. (Ảnh minh họa)

Cuộc sống vất vả khiến tôi già hơn so với tuổi tật, nhưng nhìn con lớn lên khỏe mạnh ngoan ngoãn, em gái chồng tốt nghiệp đại học và có công việc tốt, tôi thấy mọi nỗ lực đều xứng đáng.

Thời gian trôi qua, cũng đến ngày em gái chồng kết hôn. Em rể là một người chu đáo, xuất thân trong một gia đình khá giả. Thấy em tìm được bến đỗ tốt, tôi cũng mừng.

Khi hai gia đình bàn bạc chuyện cưới xin, nhà trai đề nghị đưa khoản sính lễ 100 triệu nhưng tôi từ chối. Tôi chỉ mong em chồng có một cuộc sống hạnh phúc sau khi kết hôn.

Còn tôi, vì không khá giả gì nên chỉ có thể cho em được 10 triệu. Nhưng thật không ngờ, trong đám cưới, chú rể lại tặng tôi những 200 triệu. Trước mặt mọi người, em rể nói:

- Em cảm ơn chị. Cảm ơn chị đã chăm sóc cho vợ em những năm qua. Nếu không có chị bảo ban, chăm sóc, em đã không có một người vợ tốt như thế này. Chút quà này là vợ chồng em gửi chị, chỉ mong chị và cháu sau này sẽ có cuộc sống tốt hơn.

Món quà này khiến tôi bối rối, xúc động. Những người dân trong làng cũng kinh ngạc không kém, nhưng họ đều nói tôi xứng đáng được nhận số tiền này vì đã chăm sóc em chồng suốt nhiều năm qua. Nhưng tôi vẫn băn khoăn lắm, không biết có nên giữ số tiền đó hay không.

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tôi vẽ “sư phụ” Tề Bạch Thạch

Tôi vẽ “sư phụ” Tề Bạch Thạch

Hai họa sỹ cự phách có tầm ảnh hưởng lớn đến cuộc đời cầm cọ của tôi, một là người Việt – Nam Sơn Hoạ gia - Nguyễn Vạn Thọ (1890 - 1973) và hai là Tề Bạch Thạch (1864 - 1957), tên thật là Tề Thuần Chi, một Danh họa, triện khắc gia nổi tiếng và kiệt xuất người Trung Quốc. Ông còn có biệt hiệu là Tề Hoàng và Tề Vị Thanh. Ông nổi tiếng với bút pháp đại tả ý, nét vẽ thâm hậu,

Người lĩnh xướng “Tổ quốc gọi tên mình” trong dàn đồng ca Hoa hậu Việt Nam

Người lĩnh xướng “Tổ quốc gọi tên mình” trong dàn đồng ca Hoa hậu Việt Nam

Những ngày ở Vinpearl Phú Quốc tham gia tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014, tôi thường cùng nhà báo Hồng Vĩnh dậy sớm đón minh ló rạng từ phía biển xa, nhấp nhô trên những con sóng xanh vỗ về đảo ngọc. Các thí sinh sẽ cùng ca sĩ Tạ Minh Tâm lên tàu ra đảo Đồi Mồi, một hòn nhỏ gần Phú Quốc để thực hiện cảnh quay trong MV “Tổ quốc gọi tên mình”. Đã nhiều ngày qua, ca sĩ Tạ Minh T

Bảo vật quốc gia Tháp đất nung và Bệ thờ đất nung Đền An Xá

Bảo vật quốc gia Tháp đất nung và Bệ thờ đất nung Đền An Xá

Nằm trên mảnh đất hình đầu rồng ở thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ (tỉnh Hưng Yên), được bao bọc bởi hồ nước trong xanh in bóng những cây nhãn lồng cổ thụ, Đền An Xá - ngôi đền cổ thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và các vị thần tiên - như một chốn yên bình để du khách tìm về với lịch sử Đạo giáo, Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, nơi đây còn là nơi bảo tồn và gìn giữ hoàn ch