Vừa qua giỗ đầu chồng 3 mẹ con liền bị mẹ chồng đuổi khéo, nghe câu hỏi của con thơ tôi trào nước mắt

Hóa ra từ trước tới nay chỉ là tôi ảo tưởng, còn họ không coi tôi là con trong nhà, mà ngay cả cháu ruột họ cũng nhẫn tâm đối xử như thế. 

Chồng tôi là con út trong nhà, trên anh còn có một anh trai đã lấy vợ và đang ở cùng với bố mẹ. Lúc hai đứa cưới nhau, bố mẹ liền ngỏ ý để vợ chồng tôi ở với ông bà còn vợ chồng anh trai ra ở riêng. Vậy là vợ chồng anh trai được bố mẹ cho căn nhà 4 tầng ra riêng, còn hai vợ chồng tôi chẳng suy nghĩ gì, cứ thế dọn về ở với bố mẹ. 

Suốt 8 năm làm dâu, tôi chăm lo thu vén nhà cửa, cơm nước đầy đủ cho ông bà không dám bỏ nấu bữa nào. Có đi đâu, tôi cũng nấu cơm từ trước cho bố mẹ chồng rồi mới đi. Khi ông bà ốm đau, tiền viện phí, thuốc men, đưa cơm đưa nước, túc trực ngày đêm bên giường bệnh,... một tay vợ chồng tôi lo hết. Còn vợ chồng anh trai chỉ mang hộp sữa, túi bánh ghé qua thăm một chút rồi về. 

Ngày lễ Tết, giỗ chạp một tay tôi đi chợ, nấu cơm, cúng bái, dọn dẹp, vợ chồng anh trai chỉ về ăn xong rồi đi, không phụ giúp tôi làm cơm hay rửa bát gì hết. Dẫu vậy, vợ chồng tôi vẫn vui vẻ, không so bì, tị nạnh gì cả. Tôi vẫn chu toàn mọi việc nhà cửa, coi bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ, ngược lại ông bà đi đâu cũng khen vợ chồng tôi, khen tôi là con dâu ngoan. 

Cuộc sống cứ thế êm đềm trôi qua cho tới năm ngoái chồng tôi mất vì tai nạn. Khi ấy đứa con thứ 2 của tôi còn chưa đầy 1 tuổi. 

Sự ra đi đột ngột của chồng khiến tôi đau đớn, không ngày nào là không ướt gối vì nhớ chồng, thậm chí đã có lúc tôi muốn đi theo chồng. Nhưng nhìn lại hai đứa con còn nhỏ xíu, tôi lại gồng mình lên, gạt nước mắt mà đi làm chăm con, chăm bố mẹ chồng. 

Vừa qua giỗ đầu chồng 3 mẹ con liền bị mẹ chồng đuổi khéo, nghe câu hỏi của con thơ tôi trào nước mắt - 1

Từ ngày chồng rời đi, không ngày nào là không ướt gối vì nhớ chồng. (Ảnh minh họa)

Bố mẹ chồng vẫn đối xử với con dâu rất tử tế, khen tôi với hàng xóm láng giềng. Vậy mà vừa mới qua giỗ đầu chồng được 1 tuần, bố mẹ chồng lại đuổi khéo 3 mẹ con tôi ra khỏi nhà. Hôm đó, mẹ chồng gọi tôi lại nói chuyện:

- Con về làm dâu bố mẹ, bố mẹ chưa chê trách gì con. Nay chồng con mất, con còn trẻ, hai đứa con còn nhỏ, con vẫn có thể đi thêm được bước nữa. Bố mẹ cho hai đứa cháu mỗi đứa 100 triệu, đủ cho chúng nó ăn học hết đại học. Còn nhà này, bố mẹ để lại cho vợ chồng anh về ở để lo thờ cúng.

Tôi sốc thực sự khi nghe mẹ chồng nói. Tôi toàn tâm toàn ý với nhà chồng, thậm chí với bố mẹ đẻ tôi còn chưa chăm sóc được ngày nào, tại sao bây giờ bố mẹ chồng lại nói như thế chứ? Tôi liền hỏi lại:

- Vậy theo bố mẹ, giờ con rời đi thì hai đứa con của con ở đâu, ở với ai ạ?

- Con phải theo mẹ. Hai đứa nó lại còn nhỏ nữa nên chúng nó ở với con là điều đương nhiên. Còn về nhà bố mẹ con ở hay ra ở ngoài thì cái đó tùy con. Còn cái nhà này bố mẹ đang làm thủ tục sang tên cho anh rồi, sáng tháng chúng nó về ở với bố mẹ. 

Bố chồng đáp lời. Tôi bật khóc nức nở, bao nhiêu căm phẫn, tức giận trào dâng. Hóa ra từ trước tới nay chỉ là tôi ảo tưởng, còn họ không coi tôi là con trong nhà, mà ngay cả cháu ruột họ cũng nhẫn tâm đối xử như thế. 

Vừa qua giỗ đầu chồng 3 mẹ con liền bị mẹ chồng đuổi khéo, nghe câu hỏi của con thơ tôi trào nước mắt - 2

Nghe câu hỏi của con trai, tôi ôm con mà trong lòng chua chát. (Ảnh minh họa)

Thất vọng đến cùng cực, tôi đi thuê một căn phòng để 3 mẹ con ở tạm. Tôi tự động viên mình phải nghị lực để nuôi 2 đứa con thành người, an ủi bản thân rằng không có những con người ấy thì mẹ con tôi vẫn sống tốt. 

Song, tôi sẽ không dạy các con ghét bỏ nhà nội, không nói xấu ông bà trước mặt con, vì đây là việc của người lớn. Tôi chỉ giải thích đơn giản với con là 3 mẹ con chuyển đến nhà mới thôi. Nhưng đêm trước khi rời đi, nghe đứa con lớn hỏi mà tôi chực trào nước mắt:

- Mẹ ơi, thế ông bà ở một mình có sao không mẹ? Ai nấu cơm cho ông bà ăn ạ? Ông bà có bị đói không?

Tôi im lặng, không biết nên trả lời ra sao nữa, trong lòng đầy chua chát. Lúc rời khỏi căn nhà ấy, tôi cầm theo di ảnh và bát hương của chồng nhưng bố mẹ chồng lại kéo lại, cấm tôi không được mang đi. 

- Đây là chồng con. Con là vợ anh thì con phải thờ chồng. Sau nữa là đến 2 đứa con trai của con phải thờ bố nó. Chứ bố mẹ với anh chị không phải là người thờ chồng con. Con đi đâu, anh ấy đi theo đấy. 

Nào ngờ, những người từng khen tôi nức nở với hàng xóm láng giềng là dâu hiền vợ đảm, người tôi từng chăm lo hơn cả bố mẹ ruột, bây giờ lại chửi tôi bằng những lời lẽ thô tục nhất. Tôi không muốn đôi co, dắt hai con rời khỏi căn nhà tuyệt tình ấy, tự hứa với lòng mình phải nuôi hai con thật tốt để sau này được nở mày nở mặt. 

Hạo Phi (ghi)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về