Biên kịch Tết Ở Làng Địa Ngục giải thích về cái kết gây tranh cãi

Cái kết của bộ phim Tết Ở Làng Địa Ngục đang khiến nhiều khán giả tiếc nuối.

Trong buổi giao lưu mới đây tại một trường đại học, những nhân tố tạo nên Tết Ở Làng Địa Ngục như đạo diễn Trần Hữu Tấn, nhà sản xuất Hoàng Quân và nhà văn Thảo Trang đã có những chia sẻ về quá trình chuyển thể tác phẩm văn học lên màn ảnh. 

Biên kịch Tết Ở Làng Địa Ngục giải thích về cái kết gây tranh cãi - 1

Buổi giao lưu đang thu hút nhiều sự quan tâm của khán giả.

Nhà sản xuất Hoàng Quân nhận định: "Một trong những điều khó khăn khi làm phim cổ trang ở Việt Nam là chúng ta có rất ít cơ sở vật chất như quần áo, phụ kiện… hoàn toàn phải tạo nên chứ không có sẵn. Quá trình làm việc cũng giúp chúng tôi học thêm rất nhiều thứ. Khi có đủ dữ liệu, chúng tôi sẽ quyết định làm thế nào hợp lý nhất trong khả năng cho phép".

Đạo diễn Trần Hữu Tấn khẳng định chọn Hà Giang là bối cảnh chính như một suy nghĩ "ăn sâu trong đầu" dù ê kíp phải tốn kém nhiều chi phí di chuyển, bởi lẽ nơi đây đáp ứng những yêu cầu phù hợp về phong tục, khí hậu, thời tiết… 

Nội dung Tết Ở Làng Địa Ngục xoay quanh ngôi làng miền núi phía Bắc, nơi cư ngụ của hậu duệ băng cướp khét tiếng từng hoành hành ở truông nhà Hồ. Do tội ác của ông cha, dân làng luôn lo sợ ngày nào đó nghiệp báo sẽ đổ xuống đầu mình.

Là phim truyền hình kinh dị cổ trang, Tết Ở Làng Địa Ngục tạo điểm nhấn với đa dạng trang phục, đảm bảo tính truyền thống nhưng vẫn đáp ứng yếu tố mỹ thuật, sáng tạo của phim. Tuy vậy, cái kết của phim tạo ra nhiều trái chiều. Nhiều người cho rằng 11 tập phim trước đó quá lê thê, khiến tập cuối trở nên gấp rút và nhiều nút thắt chưa được tháo gỡ.

Phản diện Thập Nương (Lan Phương) được giới thiệu như một phản diện khiến các nhân vật trong phim phải e dè khi nhắc tên. Cuối cùng, nhân vật này bại trận do vô ý không phát hiện số người chết đã đúng như giao kèo với Quỷ canh rượu (Nguyễn Hoa Thiện Hoà), khác hẳn với những gì đã xảy ra trong nguyên tác văn học.

Biên kịch Tết Ở Làng Địa Ngục giải thích về cái kết gây tranh cãi - 2

Nhân vật của Lan Phương bị đánh bại tương đối "nhạt nhẽo".

Thảo Trang khẳng định mẹ mình đã ngay lập tức gọi điện thoại, đặt câu hỏi: "Vì sao Tam Quỷ lại chết?". Nhiều người xung quanh cũng đặt những câu hỏi về những chi tiết trong phim. "Lúc đó, tôi bảo rằng mọi người nên bình tĩnh. Tôi xác nhận rằng Tết Ở Làng Địa Ngục vẫn còn nhiều thứ bỏ ngỏ. Đây mới chỉ là một phần ba quãng đường thôi. Sẽ còn nhiều cái để trả lời thấu đáo.

Mọi người hãy yên tâm, Tam Quỷ và lão ăn mày què sẽ có một cái kết thật viên mãn cho những nhân vật. Tết Ở Làng Địa Ngục 2 đã được chọn xong bối cảnh. Trong phần 1, mọi người đã được ở một nơi chạng vạng sẽ không được ra ngoài. Vậy thì ở phần 2, tối các bạn mới được ra ngoài. Những luật lệ ở phần 1, sang phần hai sẽ bị đảo ngược hoàn toàn".

Biên kịch Tết Ở Làng Địa Ngục giải thích về cái kết gây tranh cãi - 3

Thảo Trang khẳng định phần 2 sẽ còn nhiều thứ đáng xem.

Tác giả Thảo Trang nói về cái kết: "Hôm nay, chị cũng đã chính thức xác nhận với các bạn, chị đã viết lại cái kết cho Tết Ở Làng Địa Ngục 1. Chị đã từng rất tiêu cực, đã từng rất buồn bã và khi còn quá trẻ chị đã từng có ý nghĩ rất cực đoan. Sau rất nhiều năm, chị hiểu ra rằng, sống mới khó chứ chết thì dễ vô cùng. Đó là lý do chị đã để ông Thập sống.

Ông ấy sẽ phải xứng đáng với những gì vợ ông đã hy sinh. Tiến lên đi ông Thập! Thế gian này còn nhiều điều đáng phải đấu tranh lắm. Ông Thập mà sống thì người yêu ổng cũng sẽ ... Như vậy được chưa nào? Nói thế thôi chứ giám đốc sản xuất, đạo diễn bên chị mắng chị vì tội spoil".

Sau Tết Ở Làng Địa Ngục, đạo diễn Trần Hữu Tấn đã nhanh chóng công bố những hình ảnh tà mị trong tác phẩm điện ảnh Kẻ Ăn Hồn.

Biên kịch Tết Ở Làng Địa Ngục giải thích về cái kết gây tranh cãi - 4

Khán giả kỳ vọng đây là phiên bản hoành tráng hơn trong khâu tạo hình, phục trang và bối cảnh.

Bình Vũ

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi