Cảnh phim em gái bị cưỡng bức ngay tại hôn lễ của chị ruột gây tranh cãi dữ dội

Phía đoàn phim cùng diễn viên đã lên tiếng làm rõ vấn đề này.

Bộ phim truyền hình "Hạnh phúc đến vạn gia" do Triệu Lệ Dĩnh đóng chính đã chính thức ra mắt vào hôm qua (29/6). Phim xoay quanh cuộc sống vùng nông thôn, phản ánh quá trình trưởng thành của phụ nữ trong thời đại mới.

Ngay từ những tình tiết đầu tiên, "Hạnh phúc đến vạn gia" đã nhanh chóng thu hút khán giả nhờ tính chân thực và hấp dẫn. Trong đó, cảnh em ruột bị cưỡng bức ngay trong đám cưới của chị gái liền gây sốt trên mạng xã hội, vì đã phản ánh ảnh hưởng tiêu cực, góc khuất của tục "náo hôn" (náo hôn là một hủ tục ở Trung Quốc, nhà trai hoặc nhà gái sẽ bày những trò trêu đùa, "chơi khăm" dành cho cô dâu/chú rể và dàn dâu phụ/rể phụ). Nhiều cô dâu, phù dâu bị trêu ghẹo tới mức trầm cảm, có trường hợp nạn nhân đã bị làm nhục nhưng không lên tiếng vì gia đình, nhà chồng đều cho rằng đây chỉ là hành vi vui đùa, làm hôn lễ thêm vui.

Cảnh phim em gái bị cưỡng bức ngay tại hôn lễ của chị ruột gây tranh cãi dữ dội - 1

Thấy em gái bị cưỡng bức ngay trong hôn lễ của mình, Hà Hạnh Phúc đánh kẻ đồi bại cứu em gái

Theo đó, trong ngày cưới của Hà Hạnh Phúc (Triệu Lệ Dĩnh đóng), con trai của bí thư thôn Vạn Truyền Gia (Tào Chinh) có hành vi đùa giỡn (theo tục náo hôn) với em gái cô là Hà Hạnh Vận (Trương Khả Doanh). Tuy nhiên, Vạn Truyền Gia đã lợi dụng tục lệ này cùng 5 gã đàn ông khác cưỡng bức Hà Hạnh Vận, mặc cô ra sức kêu cứu. Để bảo vệ em gái, Hạnh Phúc dùng ghế đập vào đầu Vạn Truyền Gia. 

Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến khen ngợi cách làm phim bám sát thực tế cùng diễn xuất chân thật của dàn diễn viên chính, thì cũng có không ít khán giả tinh ý nhận ra chi tiết tay Vạn Truyền Gia đụng chạm vòng 1 Hà Hạnh Vận, liên tục có những hành động táo bạo. "Có giống thật quá không", "Có cần làm đến mức như vậy không"... nhiều người xem lên tiếng.

Thậm chí, có nhiều khán giả đã quay lại cảnh phim và tung lên mạng bày tỏ sự thắc mắc: "Quay cảnh cưỡng ép thì không sao, nhưng diễn viên có nhất thiết phải chạm tay vào vòng 1 thế không? Cảnh quay này quả thực là hơi quá, đôi khi những chi tiết này không thực sự cần thiết lại dễ gây hiểu lầm". Một số cư dân mạng cho biết, những cảnh quay như vậy thường phải quay nhiều lần, và họ không thể tưởng tượng được các nữ diễn viên đã bị dày vò như thế nào.

Cảnh phim em gái bị cưỡng bức ngay tại hôn lễ của chị ruột gây tranh cãi dữ dội - 2

Cảnh quay nảy sinh nhiều tranh cãi

Những ý kiến tranh cãi liên tục nổ ra, ngay sau đó, đoàn làm phim đã tung ra những cảnh quay có liên quan, nhằm bác bỏ thông tin nêu trên. Theo đó, phía ê-kíp nhận xét Tào Chinh rất nghiêm túc khi quay phim. Khi cảnh quay bắt đầu, anh ấy có đưa tay vào cổ áo của nữ diễn viên nhưng tay chỉ đang chạm vào quần áo chứ không đụng vào vòng 1. Ngoài ra trước, trong và sau cảnh quay, các diễn viên cũng đã trao đổi ý kiến, thống nhất ​​với nhau. Tào Chinh cũng sợ bị hiểu lầm nên đã chủ động giải thích, Trương Khả Doanh ngay lập tức xác nhận thông tin và khẳng định tay của Tào Chinh không hề chạm vào cô. 

Cảnh phim em gái bị cưỡng bức ngay tại hôn lễ của chị ruột gây tranh cãi dữ dội - 3

Phía đoàn phim đăng bài giải thích và hai diễn viên cũng lên tiếng làm rõ vấn đề

Sau khi thông tin này được đăng tải, "nỗi oan" của Tào Chinh cũng được sáng tỏ. Hơn nữa, trong quá trình quay vì rất chuyên tâm nên bàn tay của nam diễn viên đã bị thương bởi một cây trâm của Khả Doanh. 

"Hạnh phúc đến vạn gia" tuy mới phát sóng nhưng lượng thảo luận và rating liên tục tăng vọt, bên cạnh nữ diễn viên chính Triệu Lệ Dĩnh, các vai phụ khác cũng đều thể hiện rất tốt. Trước đó, "Hạnh phúc đến vạn gia" cũng đạt được 3,5 triệu lượt hẹn xem trước. 

"Hạnh phúc đến vạn gia" kể về cuộc sống làm dâu của Hà Hạnh Phúc, cô được gả vào nhà họ Vương, nhưng ngay trong ngày thành hôn vì bảo vệ em gái đã xô xát với con trai bí thư thôn. Vì vậy, Hà Hạnh Phúc và chồng phải từ bỏ quê nhà, lên thành phố làm thêm. Tuy nhiên, cô không chịu thua số phận, học luật, học làm kinh tế, sau đó trở về giúp đỡ quê hương. 

Minh Hà (Theo Sina)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi