Cuộc đời Nam Phương hoàng hậu lên màn ảnh rộng

Phim do đạo diễn Bảo Nhân và Nam Cito thực hiện, bối cảnh chính ở Huế.

Đơn vị phát hành, đạo diễn Bảo Nhân và Nam Cito vừa công bố dự án “Hoàng hậu cuối cùng”, kịch bản được lấy cảm hứng từ “Tình sử Nam Phương hoàng hậu” - tiểu thuyết nhà văn Trần Thị Hảo, và “Nam Phương hoàng hậu” - tác phẩm nghiên cứu lịch sử của Lê Lan Khanh.

Cuộc đời Nam Phương hoàng hậu lên màn ảnh rộng - 1

Phim “Hoàng hậu cuối cùng” được lấy ý tưởng từ cuộc đời của Nam Phương hoàng hậu.

Bảo Nhân và Nam Cito cho biết, họ ấp ủ bộ phim này từ 5 năm trước, dành thời gian để nghiên cứu, thu thập dữ liệu. Dự án được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế hỗ trợ, tạo điều kiện quay phần lớn thời lượng ở quần thể di tích Huế. Điện Kiến Trung - nơi ăn ở, làm việc của vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương cùng các hoàng tử, công chúa - được chọn làm bối cảnh chính.

Đại diện ê-kíp phim cho hay, lãnh đạo Sở, ban ngành của thành phố Huế đã góp ý về hướng khai thác nhân vật, nhằm tôn vinh chân dung, cuộc đời của Nam Phương hoàng hậu trong lòng công chúng.

Theo đó, phim sẽ tập trung kể về quãng thời gian hơn 10 năm sống trong cấm thành của Nam Phương hoàng hậu với cuộc sống hôn nhân trải qua đủ các cung bậc, từ hạnh phúc đến buồn đau cùng hoàng đế Bảo Đại, cho đến ngày rời khỏi Đại Nội để bắt đầu sống một cuộc đời lặng lẽ.

"Phim sẽ không chú trọng vào tính 'cung đấu' mà thông qua hình ảnh của Nam Phương hoàng hậu, Đức thái hậu Từ Cung để thể hiện phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam", đạo diễn Bảo Nhân chia sẻ.

Cuộc đời Nam Phương hoàng hậu lên màn ảnh rộng - 2

Bảo Nhân và Nam Cito được lãnh đạo Sở, ban ngành của thành phố Huế góp ý, hỗ trợ thực hiện bộ phim.

Phim dự kiến khởi quay năm 2025 tại Huế, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, TP.HCM. Ngoài các địa danh trong nước, vùng Chabrignac (Pháp), nơi hoàng hậu Nam Phương sống những ngày cuối đời, cũng được ghi hình. Ê-kíp đang lên kế hoạch casting, sẽ công bố lịch tuyển diễn viên thời gian tới.

Nam Phương hoàng hậu (1913-1963) tên thật Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh tại TP.HCM, con ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bính, thuộc một gia đình điền chủ giàu có. Năm 18 tuổi, bà và vua Bảo Đại gặp nhau lần đầu tại Đà Lạt. Ông chọn bà là người sát cánh trên cương vị "Đại Nam thiên tử" vì bà vốn dung mạo hơn người, tính hạnh thuần hậu, thuộc gia đình trâm anh, có học thức.

HỒNG TRANG

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi