Bước đột phá về đầu tư công trung hạn

Luật Đầu tư công năm 2019 quy định: “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác…”. Đầu tư công có vai trò dẫn dắt, là “vốn mồi” để kích hoạt huy động tối đa các nguồn lực đầu tư ngoài Nhà nước, đẩy mạnh hợp tác công tư nhằm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kĩ thuật, kinh tế - xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước…

Bước đột phá về đầu tư công trung hạn - 1

Chú thích ảnh

Tái cấu trúc đầu tư công 

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII về đổi mới mô hình tăng trưởng, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, Nhà nước đang quyết liệt triển khai thực hiện “Mục tiêu tổng quát là tiếp tục thực hiện cơ cấu lại đầu tư công và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, giảm tỉ trọng vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, phát huy vai trò dẫn dắt của đầu tư công, tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư từ các khu vực kinh tế ngoài Nhà nước”; đồng thời “tạo chuyển biến rõ nét trong đột phá chiến lược và phát triển hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội, góp phần quan trọng để thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025” (Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV).

Theo hướng đó, chiến lược dầu tư công tập trung vào 3 khâu đột phá chiến lược và các dự án, công trình phục vụ an sinh xã hội như phòng chống thiên tai, dịch bệnh, chăm lo các đối tượng yếu thế. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các dự án lớn, quan trọng của quốc gia có ý nghĩa liên vùng, tác động lan tỏa, tạo ra không gian phát triển mới, sức sống mới cho nền kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân. Đặc biệt, đối với hạ tầng giao thông vận tải, là đẩy mạnh triển khai các dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, Nhà đầu tư và Nhân dân.

Tái cấu trúc đầu tư công phải dứt khoát khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt, thủ tục rườm rà cũng như tâm lí trông chờ, ỷ lại ở Trung ương, nói không với cơ chế “xin – cho”, nghiêm cấm việc “chạy dự án”, chống tham nhũng, tiêu cực gắn liền với cải cách hành chính, thủ tục hành chính.

Tính đột phá còn thể hiện sự chỉ đạo quyết liệt về triển khai giải ngân của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Tập trung vào các dự án thật sự đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội

Tăng trưởng kinh tế ở nước ta chủ yếu dựa vào dòng vốn đầu tư, thông thường chiếm 40 - 42% GDP, phần vốn Nhà nước và có tính Nhà nước chiếm 30 - 32%. Nhà nước sử dụng vốn đầu tư như một công cụ tích cực để làm “cú huých” tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều tiết sự phát triển của xã hội. Trong một thời gian dài qua các nhiệm kì trước việc đầu tư công bộc lộ rõ nét tình trạng dàn trải, manh mún, chia cắt, thủ tục rườm rà; kế hoạch cứng nhắc, thiếu linh hoạt, không phân cấp mạnh; trình tự, thủ tục thẩm quyền liên quan đầu tư công còn nhiều bất cập; kỷ luật chưa nghiêm; giải ngân chậm, hiệu quả chưa cao. Có những tỉnh nghèo, quy mô GRDP (Tổng sản phẩm trên địa bàn) nhỏ, ngân sách có hạn nhưng chủ trương đầu tư hàng trăm dự án, v.v…

Minh chứng cho nhận định trên là: Giai đoạn 2010 - 2015 tổng số dự án đầu tư công là 22.000 dự án; giai đoạn 2016 - 2020 là 11.000 dự án. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, ngày 23/5/2021 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về việc kiên quyết cắt giảm các dự án chưa cần thiết, kém hiệu quả để tập trung nguồn vốn cho các dự án trọng tâm, trọng điểm, quan trọng để phục hồi, phát triển kinh tế. Trong tổng số 6.447 dự án mà các bộ, ngành, địa phương trình lên, Chính phủ rà soát kĩ lưỡng, thận trọng và kiên quyết cắt giảm chỉ còn khoảng hơn 5.000 dự án là một cuộc cách mạng của cả nhiệm kì này trong quá trình đổi mới. Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 với tổng số vốn ngân sách Nhà nước 2,87 triệu tỉ đồng (tăng gần 1,5 lần giai đoạn 2016 - 2020), trong đó 1,35 triệu tỉ đồng thuộc ngân sách Trung ương, 1,37 triệu tỉ đồng là ngân sách địa phương và một phần từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên chuyển sang. Trước mắt, phân bổ cho 340 dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư, 330 dự án Chính phủ báo cáo Quốc hội, v.v…

Đầu tư công ưu tiên cho các ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt, trong đó các lĩnh vực kinh tế chiếm 71% (hơn 68% nguồn vốn đầu tư dồn cho hạ tầng giao thông). Cụ thể là tập trung hoàn thành 1.700 km đường ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang và dồn vốn cho tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam phía đông, sân bay Long Thành, các công trình thủy lợi, hồ chứa nước ở Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long,v.v… là những dự án có tính chất “quả đấm thép” của quốc gia nhằm tạo ra động lực mới, không gian mới cho phát triển đất nước.

Đột phá về giải ngân vốn đầu tư công   

Vấn đề lớn trong nhiều năm qua của sự nghiệp đầu tư công là tình trạng giải ngân rất chậm. Điển hình như năm 2021 cả nước giải ngân đầu tư công binh quân chỉ đạt 60, 86% kế hoạch; trong đó vốn trong nước đạt 83,66%, vốn nước ngoài đạt 26,77%. Tại một cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Vương Đình Huệ nói: “Năm 2020 giải ngân đầu tư công đạt kỉ lục nhưng 10 tháng đầu năm 2021 tỉ lệ giải ngân đầu tư công chưa đạt được 50 %. Cùng môi trường, thể chế như nhau nhưng có đơn vị giải ngân cao, đơn vụi giải ngân thấp, thậm chí tiền phân bổ cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia đến nay chưa phân bổ được, trong khi tiền có còn chưa tiêu hết…”. Giải ngân vốn đầu tư công rất thấp tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long chỉ đạt 50,3% (Cần Thơ 30,1%; Kiên Giang 45,2%;  Long An 58,6%; Sóc Tràng 54,2%; cao nhất là Hậu Giang cũng chỉ 74,4%). Tại nhiều bộ, ngành cũng đạt tỉ lệ giải ngân thấp (Bộ Công an 70%; Bộ Tư pháp 65%;  Bộ Quốc phòng 51%, v.v… Chỉ Văn phòng Chính phủ đạt 100%) ảnh hưởng đến GDP năm 2021 chỉ đạt 2,58%. Nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19; song còn có nguyên nhân chủ quan trì trệ của trình tự thủ tục chuẩn bị đầu tư, tiến hành tổ chức đấu thầu triển khai dự án, năng lực chủ đầu tư, năng lực nhà thầu, tư vấn, giám sát, giải phóng mặt bằng, tác động của thị trường nguyên vật liệu, vướng mắc của các dự án ODA, v.v…

Năm 2022 có vị trí quan trọng đặc biệt của kế hoạch 5 năm (2021-2025), để phấn đấu đạt mức tăng trưởng 6 - 6,5% thì vấn đề giải ngân vốn đầu tư công là một nhân tố quyết định. Giải pháp là xử lí tình trạng giải ngân chậm và thấp, tác động tiêu cực tới tăng trưởng. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân để phát huy vai trò kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng và dẫn dắt đầu tư tư nhân. Một mặt, tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc do thể chế như các quy định chồng chéo, mâu thuẫn của pháp luật. Mặt khác, thực hiện nghiêm các giải pháp, biện pháp, kiểm tra, giám sát chặt chẽ như các Nghị quyết của Chính phủ đề ra. Bộ, ngành nào, địa phương nào giải ngân chậm, không thực hiện được thì phải chịu trách nhiệm nhất là người dứng đầu, cần thiết phải thay cán bộ. Hạn chế tối đa các dự án hạ tầng của năm nay ì ạch để năm sau, nhằm ngăn chặn tình trạng khủng hoảng, ảnh hưởng đến khôi phục, phát triển kinh tế.

None

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Tin mới nhất

Đạt Võ – Kim Ryna: Cặp đôi song ca “Triệu View”

Đạt Võ – Kim Ryna: Cặp đôi song ca “Triệu View”

Tôi biết đôi song ca Đạt Võ – Kim Ryna qua kênh YouTube Giọng ca để đời. Ai thường nghe bolero qua các trang mạng ít nhất cũng đã từng nhấn vào kênh YouTube Giọng ca để đời để nghe những bản bolero đặc sắc. Và Giọng ca để đời ngoài đời thực là một góc không gian ấm cúng (Tôn Thất Tùng, Q1, TP.HCM), vừa đủ cho một nhóm bạn trên dưới 30 người đến cùng nhau ca hát 1-2 tháng một lần. Hiệ