Những hạt sạn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1

(Arttimes) - Với mong muốn ở lần tái bản tới cuốn sách sẽ được chỉnh sửa tốt nhất để con em chúng ta được học những điều đúng đắn, chuẩn mực nhất, chúng tôi xin được trao đổi cùng nhóm tác giả biên soạn sách Tiếng Việt 5 tập một một số chi tiết cần phải bàn bạc, xem xét lại

Năm 2020, báo điện tử Thể thao & Văn hóa (ngày 30/9/2020) đăng một bài viết ca ngợi nhà văn Hà Đình Cẩn có nhiều tác phẩm ký và truyện được chọn trích đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt 3, 4, 5. Bài báo cho biết, tập truyện Vùng rừng âm vang (1980) của nhà văn Hà Đình Cẩn được chọn trích làm bài tập đọc Buôn Chư Lênh đón cô giáo sách Tiếng Việt 5 là “một chuyện lạ đường rừng” hấp dẫn, khiến tôi phải chú ý.

Nay, nhân có cô bé cạnh nhà học lớp 5, nhớ lại bài báo đã đọc năm trước, tôi sang mượn cuốn sách Tiếng Việt 5, tập một (NXB Giáo dục Việt Nam, Nguyễn Minh Thuyết chủ biên) về đọc, cũng chỉ để tìm hiểu cái hay, cái đẹp của bài tập đọc.

Những hạt sạn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1 - 1

Quả thật, nếu chỉ xét dưới góc độ truyện ngắn - một tác phẩm văn chương - thì khá hấp dẫn. Lời văn trong sáng, giàu chất thơ. Đoạn văn ngắn mà có nhiều chi tiết lạ, nhiều tình huống như trong tác phẩm kịch... Nhưng xét về mục đích truyền thụ kiến thức văn hóa, xã hội, từ ngữ cho học sinh thì có nhiều chi tiết của bài tập đọc theo chúng tôi - các nhà làm sách giáo khoa cần phải bàn bạc, xem xét lại.

Đoạn bài tập đọc Buôn Chư Lênh đón cô giáo (trang 144) có nhiều chi tiết mà tôi (một người đã ở Tây Nguyên gần 40 năm) và nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Tây Nguyên có chung nhận định: tác giả hư cấu theo dạng “chuyện lạ đường rừng” để tác phẩm thêm hấp dẫn; khi nó nằm trong tập truyện ngắn, thì người đọc có thể “thông cảm”, bởi văn chương cho tác giả “cái quyền” hư cấu, lạ hóa chi tiết... nhưng khi đưa vào sách giáo khoa để dạy cho học sinh tiểu học thì nhất định phải đúng đắn, chuẩn mực.

Bối cảnh của đoạn văn xảy ra ở Buôn Chư Lênh, tức là xảy ra ở một làng của người Ê đê, thuộc tỉnh Đắk Lắk. Bởi, ở Tây Nguyên chỉ có người Ê đê mới gọi làng là “buôn” (các dân tộc khác có cách gọi khác, ví dụ người M’nông gọi là “bon”, người Gia rai, Ba na, Xê đăng... ở Gia Lai, Kon Tum gọi là “plei”, một số dân tộc ở Kon Tum gọi là “kon”). Đắk Lắk cũng là nơi sinh sống chủ yếu của người Ê đê (các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên có người Ê đê sinh sống nhưng rất ít).

Nội dung của đoạn văn kể việc buôn Chư Lênh đón tiếp cô giáo Y Hoa “đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý”. Có hai chi tiết được xem là “lạ”, “hấp dẫn”. Chi tiết thứ nhất là “mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn” để đón khách quý là cô giáo Y Hoa. Chi tiết thứ hai là khi cô giáo Y Hoa đã vào nhà thì già Rok, trưởng buôn trao cô giáo con dao, cô giáo “nhằm vào cây cột nóc chém một nhát thật sâu vào cột. Đó là lời thề của người lạ đến buôn”. Cả hai chi tiết “lạ”, “hấp dẫn” này nhà nghiên cứu văn hóa dân gian TS. Lương Thanh Sơn (Nguyên Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk) và nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Linh Nga Niê Kđăm đều khẳng định là không có trong văn hóa nghi lễ của người Ê đê, càng không có trong thời hiện đại (thời đã có cô giáo đi mở trường học), chỉ có thể có trong các chuyện cổ, sử thi mà thôi. Chi tiết “nhằm vào cây cột nóc chém một nhát thật sâu” cũng thể hiện căn nhà đón khách không phải căn nhà của người Ê đê. Người Ê đê ở nhà dài, không có cột nóc. Chỉ có các tộc người khác, như Gia rai, Ba na, Xê đăng, Giẻ triêng... ở Gia Lai, Kon Tum mới có nhà có cột nóc, đó là nhà rông. Rõ ràng ở đây đã có sự hư cấu và lẫn lộn về văn hóa sinh hoạt, văn hóa kiến trúc giữa các tộc người Tây Nguyên. Cả tên gọi của cô giáo Y Hoa cũng là cách gọi của các tộc người ở Kon Tum, Gia Lai. Người Ê đê không gọi phái nữ là “Y” mà là “H” (ví dụ H’Linh, H’Xíu); tuy vậy, chi tiết này có thể chấp nhận được (bởi cô giáo là người dân tộc này vẫn có thể đi dạy học ở vùng dân tộc khác).

Một chi tiết nữa không chính xác trong cách dùng từ của bài tập đọc này là “Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy”. Ở đây tác giả đã dùng từ “trang” không đúng. “Trang”“Mỗi mặt của từng tờ giấy trong sách, báo, vở” (Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, 2000). Vậy thì làm sao để cô giáo Y Hoa có thể lấy ra được “một trang giấy”(?). Từ dùng đúng ở đây phải là “tờ”, “lấy trong gùi ra một tờ giấy”.

Đấy là những điều chúng tôi xin được trao đổi cùng nhóm tác giả biên soạn sách Tiếng Việt 5 tập một với mong muốn: ở lần tái bản tới cuốn sách sẽ được chỉnh sửa tốt nhất để con em chúng ta được học những điều đúng đắn, chuẩn mực nhất.

Theo Thời báo Văn học nghệ thuật số 21/2021

None

Đặng Bá Tiến

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hải Phòng: Điểm đến chiến lược của các nhà đầu tư trong kỷ nguyên mới

Hải Phòng: Điểm đến chiến lược của các nhà đầu tư trong kỷ nguyên mới

Chiều ngày 15/7, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 3 - 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III) tại thành phố Hải Phòng, TP Hải Phòng đã phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với chủ đề "Hải Phòng - Điểm đến chiến lược của kỷ nguyên mới".

Vóc hình đất nước và hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thơ Phạm Hồng Điệp

Vóc hình đất nước và hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thơ Phạm Hồng Điệp

Cầm nặng trĩu tay ba tập thơ “Biển gọi em về”, “Miền đất Việt”, “Cánh đồng tuổi thơ” của Phạm Hồng Điệp, tôi bỗng nảy ra ý đem cân xem thế nào và thật ấn tượng: Những ba cân rưỡi! Xưa có câu “trước tác đẳng thân” nói về viết nhiều tới mức sách xếp cao bằng người thì việc đem sách đi cân dù có lẩm cẩm và dớ dẩn chăng nữa, thiết nghĩ cũng là một cách đo sức vi

“Hành trình 6” ra mắt người yêu mỹ thuật Thủ đô

“Hành trình 6” ra mắt người yêu mỹ thuật Thủ đô

Ngày 13/7, tại Hà Nội, “Hành trình 6”, triển lãm tranh của 8 hoạ sĩ thân thiết đồng hành cùng nhau gần 1 thập kỷ gồm Cao Thanh Sơn, Nguyễn Ngần, Lê Văn Lương, Thuỳ Nga, Bích Ngà, Hoàng Trung Dũng, Phạm Xuân Hồng, Trần Thị Thanh Hoà đã ra mắt và thu hút sự quan tâm người yêu mỹ thuật Thủ đô.

Thăng Long “ngũ trấn”

Thăng Long “ngũ trấn”

Ai cũng biết thành Thăng Long xưa có tứ trấn, tức 4 ngôi đền thờ 4 vị thần hộ vệ kinh thành ở 4 mặt.

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Ngôi nhà cũ của gia đình nằm trong diện giải tỏa và được đền bù hơn 3,4 tỷ đồng. Vì biết rõ ngôi nhà đó là tài sản của bố dượng từ trước khi mẹ tôi tái hôn, nên tôi hoàn toàn không có ý định đụng đến khoản tiền này. Chồng tôi cũng rất hiểu chuyện, chưa từng một lần gợi ý tôi phải tranh giành gì.